Tổng quan về kinh tế Iran

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế thị trường ở nước cộng hoà hồi giáo iran từ năm 1989 tới 2019 (Trang 69)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về kinh tế Iran và bối cảnh phát triển kinh tế thị

3.1.1. Tổng quan về kinh tế Iran

Tính đến năm 2019, Iran tiếp tục giữ vị trí là nền kinh tế lớn thứ 2 tại khu vực Bắc Phi Trung Đông (MENA), chỉ đứng sau Saudi Arabia. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iran năm 2019 đạt 440 tỷ USD (World Bank, 2019). Iran tiếp tục là quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người tương đối cao tại khu vực. GDP bình quân đầu người của Iran đạt 7.818 USD năm 2011, mức cao nhất giai đoạn 1989-2019. Lạm phát của Iran giảm từ mức đỉnh 39,3% nằm 2012 xuống còn 17,2% năm 2014 nhờ hoạt động cắt giảm cấm vận và thắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Iran. Lạm phát giai đoạn 2011-2020 của Iran luôn ở mức hai con số, tỷ lệ lạm phát thấp nhất là 10.1% năm 2010. (Bijan Khajehpour, 2020)

Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông nghiệp của Iran chiếm 10,2% GDP, công nghiệp chiếm 44,5% GDP và dịch vụ đóng góp tới 45,3% GDP (World Bank, 2017). Cơ cấu kinh tế của Iran có sự tương đồng với cơ cấu kinh tế của Algeria (nông nghiệp chiếm 10% GDP, công nghiệp chiếm 47,1% GDP và dịch vụ chiếm 42,9%). Algeria và Iran là hai quốc gia giàu tài nguyên và có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ. Hai quốc gia này cùng có quy mô khu vực nông nghiệp tương đối lớn so với các quốc gia khác trong khu vực.

Trong khu vực kinh tế phi dầu mỏ của Iran, nơng nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng. Iran là quốc gia cung cấp trứng cá muối, hồ trăn và nghệ lớn trên thế giới. Sản lượng nghệ của Iran hiện đang đứng đầu thế giới. Trong khi đó, Iran

chiếm đến 50% thị trường toàn cầu đối với hồ trăn, đây cũng là nông phẩm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Iran. Trong năm 2018, Iran đã xuất khẩu hơn 200 nghìn tấn hồ trăn và thu về 840 triệu USD. Khí hậu và đất đai của Iran phù hợp với trồng chè, lúa mỳ, lúa mạch và một số nông sản khác. Tuy nhiên, khu vực nông nghiệp của Iran còn lạc hậu, sản lượng vẫn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Do điều kiện thổ nhưỡng khơng thuận lợi, chỉ có khoảng 12% diện tích đất của Iran được sử dụng để trồng trọt. Lúa mỳ là cây lương thực chủ yếu của Iran. Giai đoạn 2011-2020, sản lượng lúa mỳ được giữ ổn định ở mức 14-15 triệu tấn/năm. Tính đến năm 2020, khu vực nơng nghiệp của Iran thu hút 20% lực lượng lao động và cung cấp hơn 80% lượng lương thực tiêu dùng nội địa. Khu vực nông nghiệp của Iran được sự hậu thuẫn từ chính phủ thơng qua các hoạt động hỗ trợ, tiêu biểu là việc thu mua nông sản theo giá cam kết, điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các trang trại lớn và cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp.

Khu vực công nghiệp của Iran bao gồm các ngành quan trọng như hóa dầu, chế tạo ơ tơ, thiết bị điện tử, chế biến thực phẩm, thép…trong đó hóa dầu, chế tạo ơ tơ và sản xuất thép là các ngành cơng nghiệp chủ chốt. Cơng nghiệp hóa dầu đóng vai trị quan trọng đối với kinh tế Iran, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, trong xuất khẩu và là nguồn đóng góp quan trọng cho ngân sách quốc gia. Mặc dù dầu mỏ và khí đốt là những cấu phần quan trọng trong GDP, tỷ trọng của khu vực này là nhỏ hơn so với các quốc gia vùng vịnh khác: chỉ chiếm khoảng 23% so với 33-60% GDP của các quốc gia khác. Mặc dù khu vực dầu khí của Iran có tỷ trọng đóng góp vào GDP thấp hơn so với tỷ lệ này tại các quốc gia xuất khẩu dầu mở ở Trung Đông, dầu khí vẫn là động lực của tăng trưởng kinh tế. Một phân tích thống kê và quan hệ giữa sản xuất dầu mỏ và GDP cho thấy 10% thay đổi trong sản xuất dầu mỏ sẽ dẫn tới 2,7% thay đổi trong GDP (Bijan Khajehpour, 2020)

Iran là nhà sản xuất thép lớn nhất khu vực Trung Đông, năm 2011, Iran xếp thứ 20 tồn cầu về sản xuất thép thơ (Trần Văn Tùng, 2011). Tuy nhiên, hiện nay Iran vẫn là quốc gia nhập khẩu thép. Dựa trên số liệu của International Iron and Steel Institute, Iran là nhà nhập khẩu thép lớn thứ 14 trong năm 2013, lượng thép ròng nhập khẩu đạt 6,9 triệu m3. Điều này cho thấy, công nghệ sản xuất thép của

Iran vẫn chưa cao, sản lượng thép đầu ra vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của nội địa và hàm lượng xuất khẩu chủ yếu vẫn là thép thô.

Iran là quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ 15 trên thế giới và là nhà sản xuất ô tô hàng đầu Trung Đông. Hai nhà sản xuất lớn của Iran là Khodro và Sapia. Nhà máy ơ tơ của Iran có cơng nghệ khơng hiện đại và thường phải nhập khẩu công nghệ qua nước thứ ba (Trần Văn Tùng, 2011). Mặc dù Iran có mức sản xuất ô tô lớn, nhưng cầu nội địa lại vượt quá cung. Iran phải nhập khẩu một số phương tiện như các dòng xe sang trọng, các xe phục vụ cho xây dựng và đào mỏ. Gần đây, Iran bắt đầu liên kết với các công ty nước ngồi để sản xuất ơ tô, như Peugeot và Citroen (Pháp), Volkswagen (Đức), Nissan và Toyota (nhật bản), Kia motors (Hàn quốc), Proton (Malaysia) và Chery (Trung quốc) Tuy nhiên hoạt động liên kết diễn ra khá thận trọng vì các cơng ty nước ngồi quan ngại về phải ứng của Mỹ và rủi ro danh tiếng

Du lịch là một trong các hoạt động kinh tế quan trọng tại Iran. Cùng với những tác động trực tiếp, khu vực này cũng tạo ra nhiều tác động và ảnh hưởng gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội của Iran. Năm 2017, khu vực du lịch đã đóng góp trực tiếp 11,8 tỷ USD (tương đương với 2% GDP) cho nền kinh tế. Đóng góp này đến từ doanh thu của các hoạt động như khách sạn, hàng không, đại lý du lịch và các dịch vụ chuyên chở hành khách. Đóng góp tổng thể (bao gồm trực tiếp và gián tiếp) của ngành du lịch lên tới 30,7 tỷ USD (tương đương với 7,3% GDP), ít hơn so với mức trung bình của thế giới là 10,3% (ILIA, 2019). Có thể thấy, đặc trưng chính trị của Iran đã tạo ra những giới hạn nhất định và đã khoanh vùng phạm vi khách du lịch. Du khách quốc tế đến Iran chủ yếu là từ các quốc gia tại khu vực Trung Đông, do khoảng cách địa lý gần gũi và tương đồng văn hóa tơn giáo. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai, đặc biệt là khi tình hình quan hệ quốc tế của Iran với nhiều quốc gia khác trên thế giới chưa có những cải thiện đáng kể. Do đó, du lịch Iran, trong ngắn hạn, chắc chắn sẽ tiếp tục tập trung khai thác nguồn khách hàng từ các quốc gia láng giềng.

Cùng với tiến trình quốc hữu hóa kinh tế, sau cách mạng, hệ thống các tổ chức được gọi là Bonyads cũng được thiết lập với mục tiêu tái phân phối của cải cho người nghèo và dân chúng ở nông thôn (Trần Văn Tùng, 2011). Bonyads được

chính phủ giao cho các tài sản lấy được từ các gia đình quý tộc, từ các quý tộc bỏ trốn và tài sản được quốc hữu hóa. Các bonyads này hoạt động như các tập đoàn bán nhà nước. Bonyads hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và công nghiệp. Bonyads khơng phải báo cáo tình hình tài chính tới chính phủ nhưng lại được nhiều hỗ trợ từ chính phủ như các doanh nghiệp nhà nước. Dưới thời tổng thống Rouhani, một số thay đổi chính sách kinh tế đã được đưa ra để tạo sân chơi công bằng hơn cho doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù khoản trợ các yếu tố đầu vào cho bonyads được cắt giảm, bonyads vẫn được ưu tiên trong việc tiếp cận các nguồn vốn.

Khu vực kinh tế tư nhân của Iran bao gồm 3 nhóm (Shayerah Ilias, 2002). Bazaaris là các doanh nhân và các gia đình tham gia vào các hoạt động bán bn, bán lẻ và vận tải. Một số bazaaris có quan hệ gần gũi với các lãnh đạo tơn giáo. Nhóm thứ hai là các nhà tư bản công nghiệp, bao gồm các doanh nhân hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tài chính. Họ khác với bazaaris chủ yếu ở lĩnh vực họ hoạt động. Nhóm thứ 3 là các doanh nghiệp nhỏ. Hầu hết lực lượng lao động của Iran hoạt động trong các doanh nghiệp nhỏ và và doanh nghiệp cá thể. So với 2 nhóm cịn lại, nhóm doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh cá thể của Iran thiếu đi sự liên kết chính trị và khơng thể có được những ưu đãi từ chính phủ, việc tiếp cận vốn cũng khó khăn hơn rất nhiều. Họ cũng chịu nhiều thiệt thòi từ vấn nạn tham nhũng và hệ thống luật pháp phức tạp của Iran

Trung bình, để mở một doanh nghiệp ở Iran mất 72,5 ngày và 10 thủ tục, và chi phí 1,2% GNI trên đầu người. Trong báo cáo ―Mức độ dễ dàng kinh doanh‖ năm 2019 của Ngân hàng Thế giới, Iran được chấm 67,79 trên 100 điểm cho hạng mục ―khởi sự kinh doanh‖, xếp thứ 173/190 quốc gia. Những thách thức chính đối với tổ chức thị trường ở Iran là sự bảo vệ yếu kém của các nhà đầu tư thiểu số và thị trường tài chính kém phát triển. Tỷ trọng của khu vực phi chính thức chiếm khoảng 19% GDP. Trong khi đó, khu vực tư nhân bất lực trước sự cạnh tranh không lành mạnh này, đặc biệt là chống lại các công ty nhà nước và bán quốc doanh đang chi phối nền kinh tế. Bonyads và các doanh nghiệp thương mại được IRGC thành lập

sau cuộc cách mạng, được hưởng nhiều đặc quyền, chẳng hạn như miễn thuế và độc quyền tiếp cận các hợp đồng sinh lợi của chính phủ.

Trong báo cáo Index of Economic Freedom của Heritage Foudation‘s 2017, Iran xếp thứ 174/181. Trong chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2018, Iran xếp thứ 89/140 quốc gia. Tất cả các chỉ số đều cho thấy, thể chế của Iran đang là rào cản kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Iran có ban hành luật chống độc quyền, tuy nhiên luật này chưa phát huy tác dụng. Ủy ban cạnh tranh Iran Competition Council chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp chống độc quyền và hoạt động tư nhân hóa. Tuy nhiên, tính độc lập của Ủy ban này phụ thuộc vào ảnh hưởng của các thành viên thuộc chính phủ và thuộc khu vực tư nhân. Đặc biệt, sự thiếu hụt những chuyên gia độc lập, thốt khỏi các giáo lý chính trị và tơn giáo, là hạn chế lớn nhất của Ủy ban.

3.1.2. Bối cảnh phát triển kinh tế thị trƣờng tại Iran Nền chính trị thần quyền độc tài

Trước năm 1979, Iran đi theo chế độ quân chủ dưới sự trị vì của vua Mohammad Reza Pahlavi. Sau khi cách mạng Hồi giáo thành cơng, Iran chuyển sang chế độ cộng hịa Hồi giáo, lấy đạo Hồi làm quốc giáo. Lãnh tụ tối cao của Iran, hiện nay là Ayatollah Ali Khamenei, là người đứng đầu hệ thống chính trị. Theo điều 113 hiến pháp Iran, lãnh tụ tối cao có quyền hành cao nhất, là tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang và có tiếng nói quyết định trong mọi chính sách của quốc gia. Lãnh tụ tối cao có trách nhiệm ban hành và giám sát việc thực hiện các chính sách của nhà nước Iran, kiểm soát hoạt động quân sự và có quyền tuyên bố chiến tranh. Những người đứng đầu cơ quan tư pháp, mạng lưới phát thanh truyền hình, lực lượng an ninh quân đội đều là các thành viên chủ chốt của Hội đồng cách mạng do lãnh tụ tối cao chỉ định. Lãnh tụ tối cao do Hội đồng chuyên gia bầu ra dựa vào sự đánh giá và tín nhiệm của dân chúng. Hội đồng chuyên gia chịu trách nhiệm giám sát lãnh tụ tối cao.

Tại Iran, Lãnh tụ tối cao là người chịu trách nhiệm xây dựng và giám sát các chính sách tổng thể của đất nước, là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, kiểm sốt tình báo qn đội và các hoạt động an ninh. Lãnh tụ tối cao là người duy nhất có quyền tuyên bố phát động chiến tranh. Lãnh tụ tối cao chỉ định các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, từ hành pháp đến tư pháp, mạng lưới phát thanh, truyền

hình trong nước, chỉ huy cảnh sát, các tướng tư lệnh vệ binh cách mạng và các lực lượng quân đội. Đây cũng là người chỉ định 6/12 thành viên của Hội đồng bảo vệ Cách mạng.

Hội đồng bảo vệ Cách mạng gồm 12 người, 6 trong số đó do Lãnh tụ tối cao chỉ định. Nhánh tư pháp chịu trách nhiệm giới thiệu 6 thành viên còn lại và các ứng viên phải được Quốc hội thông qua. Hội đồng bảo vệ Cách mạng có trách nhiệm giải thích Hiến pháp và có quyền phủ quyết Quốc hội. Bên cạnh Hội đồng Cách mạng là Hội đồng chuyên gia, họp định kỳ 1 lẫn mỗi năm, gồm 86 giáo sỹ được bầu ra với nhiệm kỳ 8 năm. Tương tự các cuộc bầu cử tổng thống và Quốc hội, Hội đồng bảo vệ Cách mạng là cơ quan quyết định tư cách của ứng cử viên tham gia vào Hội đồng chuyên gia. Hội đồng chuyên gia bầu ra Lãnh tụ tối cao và có quyền (theo hiến pháp) cách chức Lãnh tụ tối cao ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, việc bãi miễn lãnh tụ tối cao chưa từng xảy ra trong lịch sử. Hội đồng này cũng chưa từng phản đối bất cứ quyết định nào của lãnh tụ tối cao. Ngồi ra Iran cịn có Hội đồng lợi ích có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp giữa Quốc hội và Hội đồng bảo vệ Cách mạng, và cũng là cơ quan tư vấn của lãnh tụ tối cao, đây là một trong những cơ quan nắm nhiều quyền lực chính phủ nhất trong nước.

Hiến pháp Iran quy định Tổng thống là người nắm quyền cao nhất quốc gia sau Lãnh tụ tối cao. Tổng thống được bầu theo hình thức phổ thơng đầu phiếu với nhiệm kỳ 4 năm và không tại vị quá 2 nhiệm kỳ. Các ứng cử viên tổng thống phải được Hội đồng bảo vệ cách mạng phê chuẩn trước khi được ra tranh cử. Tổng thống chịu trách nhiệm thực hiện các quyền hành pháp, trừ những việc liên quan trực tiếp tới Lãnh tụ tối cao. Tổng thống, với sự hỗ trợ của 8 phó tổng thống chỉ định và giám sát nội các, phối hợp các quyết định của Chính phủ và lựa chọn các chính sách để đưa ra Quốc hội phê duyệt. Nội các bao gồm 21 Bộ trưởng, tất cả các quan chức này đều phải được Quốc hội thông qua. Nhánh hành pháp ở Iran quản lý Bộ Quốc phòng, còn các lực lượng vũ trang khác trực thuộc sự quản lý của Lãnh tụ tối cao. Vị trí Phó Tổng thống thứ nhất đóng vai trị tương tự như vai trò của Thủ tướng. Trong thực tế, quyền hạn của Tổng thống bị chi phối bởi Lãnh tụ tối cao.

Quốc hội là cơ quan lập pháp hiện nay của Iran, được gọi là Majlis. Trước khi cách mạng Hồi giáo thành công, cơ quan này bao gồm 2 viện nhưng Thượng viện sau đó bị giải tán theo quy định của hiến pháp mới. Quốc hội gồm 290 đại biểu và được bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội chịu trách nhiệm soạn thảo hiến pháp, ban hành luật, phê chuẩn các hiệp định quốc tế và thông qua ngân sách quốc gia. Mọi ứng cử viên của Quốc hội phải được Hội đồng cách mạng phê chuẩn.

Về tư pháp, lãnh tụ tối cao có quyền chỉ định người đứng đầu nhánh tư pháp. Người đứng đầu hệ thống tư pháp tiếp đó sẽ chỉ định các thẩm phán của các tòa án tối cao và các trưởng công tố. Các cơ quan chính hoạt động trong nhánh tư pháp bao gồm: tịa cơng chúng giải quyết án dân sự, tòa án cách mạng xét xử các vụ liên quan đến hoạt động chống phá an ninh quốc gia. Các quyết định của toà án cách mạng là tối cao, khơng được phúc thẩm. Tịa án tăng lữ chịu trách nhiệm các vụ do tăng lữ gây ra hay liên quan đến người thế tục. Tòa án tăng lữ độc lập với các cơ quan tịa án thơng thường và chỉ tuân theo lãnh tụ tối cao. Những phán xét của tịa án này cũng là tối cao, khơng được phúc thẩm.

Có thể nói, cách mạng năm 1979 đã đưa Iran từ một nền quân chủ do vua

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế thị trường ở nước cộng hoà hồi giáo iran từ năm 1989 tới 2019 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)