So sánh điểm tƣơng đồng và khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế thị trường ở nước cộng hoà hồi giáo iran từ năm 1989 tới 2019 (Trang 128 - 130)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

4.2. So sánh điểm tƣơng đồng và khác biệt

4.2.1. Điểm tƣơng đồng

Iran và Việt Nam có những điểm tương đồng nhất định trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. Hai quốc gia sau khi giành độc lập đều áp dụng mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung và từng trải qua sự tàn phá nặng nề của chiến tranh. Chính quyền hai quốc gia đều nhận thức được sự hạn chế và tính thiếu hiệu quả của mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, do đều, đều dần chuyển đổi mơ hình sang một mơ hình mang tính thị trường tự do, cởi mở hơn. Thời điểm hai quốc gia bắt đầu thực hiện hoạt động cải cách theo hướng thị trường khá gần nhau, đều diễn ra vào những năm cuối của thập niên 1980. Việt Nam tiến hành công cuộc ―Đổi mới‖ từ năm 1986 còn Iran thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1989.

Bảng 4.3: Tƣơng đồng trong nội dung phát triển kinh tế thị trƣờng tại Iran và Việt Nam

Nội dung Điểm tƣơng đồng

Tự do hóa kinh tế

Đều thực hiện chính sách, định hướng tự do hóa trên ba lĩnh vực chính là thương mại, đầu tư và tài chính.

Cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nƣớc

Đều có mơ thức chung cho lộ trình cổ phần hóa, q trình cổ phần hóa được chia làm ba giai đoạn: thí điểm, đẩy mạnh và tái cơ cấu. Đều đặt mục tiêu chung là hướng tới việc giảm bớt ảnh hưởng của khu vực kinh tế nhà nước.

Hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ban đầu đều khơng được ủng hộ hoàn toàn.

Phát triển kinh tế tƣ nhân

Vai trò của tư nhân thay đổi qua từng giai đoạn và từng chính sách; ban đầu khơng được cơng nhận, sau đó được thừa nhận và được nhà nước tạo không gian phát triển.

Khu vực kinh tế tư nhân tạo ra nhiều việc làm hơn so với khu vực kinh tế nhà nước, nhưng lại nhận được ít ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp nhà nước.

Có thể thấy, điểm tương đồng cơ bản trong các nội dung phát triển kinh tế thị trường tại Iran và Việt Nam chính là lộ trình phát triển. Hai quốc gia đều có lộ trình thực hiện các nội dung phát triển tương đối giống nhau. Hoạt động tự do hóa kinh tế tập trung vào thương mại tự do, tự do tài chính và tự do đầu tư. Lộ trình cổ phần hóa tương tự gồm các giai đoạn chính là thí điểm, đẩy mạnh và tái cơ cấu. Với khu vực kinh tế tư nhân, hai quốc gia đều cho thấy những hạn chế trong không gian phát triển cho khu vực tư nhân.

4.2.2. Điểm khác biệt

Khác biệt trong quá trình phát triển kinh tế thị trường tại Iran và Việt Nam chính là kết quả thực hiện và thành tựu đạt được sau khi thực hiện các nội dung phát triển. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến những khác biệt trong kết quả thực hiện chính là sự khác biệt về thể chế và điều kiện ngoại cảnh (chính là hoạt động cấm vận kinh tế đối với Iran). Trong khi Iran gặp khó khăn trong việc mở rộng thương mại do các lệnh cấm vận, Việt Nam lại có được điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận với các hiệp định tự do thương mại trên phạm vị toàn cầu và tại khu vực châu Á.

Bảng 4.4: Khác biệt trong nội dung phát triển kinh tế thị trƣờng tại Iran và Việt Nam

Nội dung Iran Việt Nam

Tự do hóa kinh tế

1) Iran gặp hạn chế trong tiến trình tự do hóa thương mại do các lệnh cấm vận.

2) Iran cố gắng thay đổi mô thức thương mại để thích ứng với hoạt động cấm vận kinh tế từ phương Tây.

3) Thị trường tài chính Iran gặp nhiều hạn chế, nguyên nhân bao gồm cả chính sách phát triển và ảnh hưởng của cấm vận. Hoạt động của hệ thống ngân hàng bị

1) Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn Iran trong việc tiếp cận các hiệp định tự do thương mại. 2) Việt Nam thay đổi mô thức thương mại để tận dụng tối đa những lợi thế, cơ hội từ hoạt động tự do.

3) Thị trường tài chính Việt Nam phát triển đầy đủ hơn, đáp ứng nhiều tiêu chí của quốc tế, các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của thị

giới hạn, chưa thể hiện được vai trò kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, thị trường chứng khốn vẫn cịn nhiều hạn chế chưa cho phép nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng.

trường. Khu vực ngân hàng phát triển, là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, bên cạnh vai trò đang lên của thị trường chứng khốn.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc

1) Số lượng doanh nghiệp được cổ phần tại Iran ít hơn so với Việt Nam.

2) Có sự chuyển giao cổ phần giữa các doanh nghiệp nhà nước sang các tập đoàn kinh tế trực thuộc lực lượng quân sự

3) Ảnh hưởng chính trị đến tiến trình và kết quả cổ phần hóa lớn

1) Số lượng doanh nghiệp được cổ phần nhiều hơn Iran.

2) Quá trình cổ phần hóa diễn ra có phần minh bạch hơn so với Iran

Phát triển kinh tế tƣ nhân

1) Chính phủ Iran hiện vẫn dè dặt trong việc tạo không gian phát triển cho kinh tế tư nhân.

2) Không gian cho tư nhân bị hạn chế, về cả quy mô và lĩnh vực hoạt động.

1) Chính phủ Việt Nam tạo nhiều điều kiện thuận lợi và không gian phát triển cho kinh tế tư nhân. 2) Hệ thống luật và khung pháp lý tại Việt Nam đầy đủ và rõ ràng hơn so với Iran.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2022

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế thị trường ở nước cộng hoà hồi giáo iran từ năm 1989 tới 2019 (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)