Hàm ý cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế thị trường ở nước cộng hoà hồi giáo iran từ năm 1989 tới 2019 (Trang 130 - 151)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

4.3. Hàm ý cho Việt Nam

Giống như Iran, Việt Nam cũng trong giai đoạn tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế, do đó, tiến trình cải cách thể chế, hỗ trợ cho việc củng cố và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng. Giải pháp quan trọng hàng đầu được nhắc đến trong Đề án tái cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2013-2020 chính là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh quốc gia. Theo Đề án, một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo cơ sở cho đổi mới thể chế kinh tế, đáp ứng những yêu cầu của quá trình tái cơ cấu kinh tế là phải tiếp tục

đổi mới tư duy, phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và của thị trường theo hướng giảm thiểu các rào cản, tạo động lực khuyến khích chuyển dịch, phân bổ và sử dụng các yếu tố sản xuất, nhất là vốn và nguồn nhân lực lao động theo tín hiệu của thị trường. Nghiên cứu quá trình cải cách kinh tế, điều chỉnh thể chế theo hướng phục vụ phát triển kinh tế thị trường của Iran, có thể rút ra một số hàm ý chính sách, có thể là khơng mới, nhưng vẫn ý nghĩa đối với quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam.

Thứ nhất, tư duy và quan điểm đổi mới đóng vai trị quan trọng đối với tiến trình thay đổi thể chế và cải cách kinh tế. Quá trình phát triển kinh tế thị trường tại Iran gặp nhiều khó khăn, trở ngại ngay từ trong ―trứng nước‖, khi nhiều bộ phận trong giai cấp lãnh đạo vẫn giữ tư duy bài xích đối với phát triển kinh tế thị trường, vẫn mong muốn duy trì một mơ hình kinh tế kế hoạch tập trung hơn. Chính tư duy này đã trở thành rào cản lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế thị trường tại Iran. Cho đến nay, sau hơn 30 năm thực hiện những cải cách kinh tế theo hướng thị trường, một bộ phận lãnh đạo bảo thủ của Iran vẫn giữ quan niệm bài xích kinh tế thị trường. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi trong tương lai khi tầng lớp lãnh đạo sau này của Iran đã và đang tiếp thu những quan niệm cởi mở đổi mới hơn. Tại Việt Nam, chính phủ và giới lãnh đạo đã nhận thức được vai trò quan trọng của thị trường mở, do đó, tư duy bài xích kinh tế thị trường ít hơn. Đây là một trong những điểm khác biệt đáng kể giữa Việt Nam với Iran và cũng là tác nhân giúp kinh tế thị trường tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với tại Iran. Rõ ràng, nghiên cứu về phát triển kinh tế thị trường tại Iran một lần nữa giúp Việt Nam khẳng định vai trò của tư duy đổi mới đối với phát triển kinh tế. Tư duy phải luôn thay đổi để phù hợp với những biến động của thời đại mới. Đây là một bài học có ý nghĩa và giá trị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra vẫn chưa nhanh, nhất là nhận thức về bản chất và nguyên tắc vận hành của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều này đã tạo ra sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán và những bất cập trong q trình hồn thiện thể chế kinh tế thị trường. Do đó, Việt Nam vẫn chưa huy động được tối

đa tiềm lực để phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội chưa được xử lý phù hợp, rõ ràng và minh bạch.

Thứ hai, nghiên cứu về trường hợp của Iran cũng thể hiện rõ, thành công trong phát triển kinh tế thị trường có liên quan trực tiếp đến việc phân định rõ ràng vai trò, chức năng và quyền hạn của Nhà nước đối với phát triển thị trường. Nhà nước là một chủ thể trong nền kinh tế, đóng vai trị quan trọng đối với tiến trình phát triển kinh tế thị trường. Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chức năng và quyền hạn, cũng như ảnh hưởng của nhà nước đến nền kinh tế sẽ cần được cân nhắc hợp lý. Trường hợp của Iran cho thấy một sự mất kiểm sốt về vai trị của nhà nước trong nền kinh tế. Nhà nước can thiệp quá sâu vào nền kinh tế, tạo ra nhiều ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân thân nhà nước, cũng như các tập đồn, cơng ty trực thuộc lực lượng IRGC. Nhà nước Iran, với vai trị là người duy trì cán cân kinh tế, điều tiết kinh tế, lại đang cho thấy những sai lệch trong việc đảm bảo quyền hạn của mình.

Ảnh hưởng quá lớn của nhà nước đối với nền kinh tế gây ra những méo mó nhất định trên thị trường. Trong khi các công ty nhà nước kém hiệu quả lại được tiếp cận vốn, dự án thì các cơng ty tư nhân hoạt động hiệu quả, năng động là không tiếp cận được các nguồn lực quan trọng. Sự thiếu hợp lý trong phân bổ nguồn lực kinh tế khiến cho nền kinh tế biến dạng, không tận dụng hết được những lợi thế phát triển, huy động vốn và sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến lãng phí nguồn lực. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về bản chất, là quá trình chuyển đổi vai trị, nhiệm vụ của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì vậy, việc xác định lại chức năng nhiệm vụ của Nhà nước là việc làm mang tính quyết định đối với quá trình cải cách kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Việc xác định lại vai trò nhiệm vụ của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội cũng tạo cơ sở quan trọng cho việc thiết kế lộ trình, giai đoạn và giải pháp cụ thể cho tái cơ cấu kinh tế nói chung và tái cơ cấu đầu tư cơng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu hệ thống tài chính nói riêng.

Q trình nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh tế tạo điều kiện hình thành và ngày càng gia tăng ảnh hưởng của một tầng lớp kinh doanh ở bên trong nhà nước, thay vì đáng lẽ ra là phải nằm ngoài nhà nước. Nhà nước tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế trực tiếp qua các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể là các tập đoàn kinh tế nhà nước và gián tiếp qua mối quan hệ rất chặt chẽ giữa nhà nước và nhóm đặc lợi của khu vực tư nhân. Nhóm lợi ích đặc quyền này xuất hiện ở cả Iran Việt Nam, và quan hệ của nhóm này với nhà nước gắn rất chặt chẽ. Nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh tế không phải là một hiện tượng mới tại Việt Nam mà đã xuất hiện từ thời kế hoạch hóa tập trung giữa thập niên 1970 ngay sau khi thống nhất đất nước. Áp lực cải cách xuất phát từ dưới lên và lớn dần lên qua những rạn nứt, bất cập của cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Trong tình trạng thiếu hụt về nhiều thứ, các cá nhân và tổ chức được tiếp cận với hỗ trợ từ thế giới bên ngoài đã kinh doanh ngoài kế hoạch. Lãnh đạo xí nghiệp quốc doanh dần trở nên thành thạo trong việc buôn bán hàng hóa khan hiếm, cịn chính quyền địa phương lại buông lỏng cho phép hoạt động buôn bán hàng hóa qua biên giới để được tiếp cận hàng hóa thiết yếu và thu được các khoản thu ngồi pháp luật, mà một phần trong đó được chuyển vào ngân sách địa phương để bù đắp các khoản chi. Qua thời gian, các hoạt động trên ngày càng được chấp nhận, hình thành nên các thị trường ngầm về hàng hóa và vật tư sản xuất. Cho đến nay, hoạt động này tại Việt Nam vẫn tiếp diễn. Đây là một trong những rào cản phát triển kinh tế thị trường mà Việt Nam cần tiếp tục có phương án giải quyết.

Có thể nói, việc giải quyết hài hịa mối quan hệ Nhà nước, thị trường và xã hội trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trị quan trọng. Việt Nam cần tiếp tục phát huy đầy đủ vai trò của thị trường trong phân bổ các nguồn lực sản xuất, điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa, điều tiết hoạt động của doanh nghiệp và thanh lọc doanh nghiệp không hiệu quả. Đồng thời, chính phủ cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước, tập trung nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đẩy mạnh cải cách hành chính, ổn định kinh tế vĩ mơ và kiến tạo phát triển. Thể chế cần tạo điều kiện và phát huy vai trị của các tổ

chức chính trị xã hội bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên, hội viên, phản biện, góp ý luật pháp, chính sách của nhà nước, giám sát các doanh nghiệp, các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước trong việc thực thi pháp luật.

Thứ ba, nghiên cứu trường hợp phát triển thị trường của Iran cho thấy, để có thể xây dựng một nền kinh tế định hướng thị trường cần có những nền tảng nhất định, đó chính là sự phát triển đến mức độ nhất định của các thị trường nhánh như thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán hay thị trường lao động. Tại Iran, các thị trường này dường như chưa được đầu tư phát triển hợp lý, do đó, chưa thể hỗ trợ đáng kể cho sự phát triển tổng thể của thị trường chung. Bài học rút ra cho Việt Nam chính là việc cần thiết xây dựng hệ thống luật pháp, quy định chính sách rõ ràng, hợp lý để có thể giúp các thị trường hồn thiện và phát triển, từ đó, tạo động lực cho sự phát triển chung của toàn bộ thị trường và cả nền kinh tế. Việt Nam cần tiếp tục phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là các thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, cơng nghệ. Cùng với đó, chính phủ Việt Nam cần đảm bảo đầy đủ quyền tự do, an toàn trong mọi hoạt động kinh doanh, huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Thêm vào đó, trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ, Việt nam cần xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thử nghiệm cơ chế, chính sách đổi mới để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển các mơ hình kinh tế mới, khởi nghiệp sáng tạo, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ mơi trường xây dựng và phát triển mơ hình kinh tế tuần hồn...

Thứ tư, cải cách thể chế kinh tế luôn phải song hành với cải cách thể chế chính trị. Iran vẫn mắc kẹt trong vịng luẩn quẩn của cải cách kinh tế, chính là vì thể chể chính trị của Iran khơng có sự thay đổi đáng kể, để có thể hỗ trợ cho hoạt động đổi mới kinh tế. Nền kinh tế mang tính thị trường sẽ cần có nền tảng chính trị nhất định, cũng có nghĩa là những cải cách kinh tế, hay thể chế kinh tế Iran dù ở mức độ nào đi chăng nữa, nếu khơng có sự song hành của đổi mới chính trị, thì những kết quả mang lại sẽ chỉ mang tính ngắn hạn và nhất thời. Nghiên cứu đã chỉ rõ được điểm này khi đánh giá các chính sách phát triển kinh tế thị trường tại Iran. Tại Việt

Nam, chính phủ nên tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách thể chế chính trị, cơ chế hành chính để thực hiện tốt chức năng xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường, bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh, thực thi hợp đồng của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Định hướng cải cách phải hướng tới mục tiêu sử dụng thể chế, các nguồn lực, cơng cụ điều tiết, cơ chế, chính sách phân phối, phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, bảo đảm an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường

Thứ năm, cần khẳng định lại vai trò của khu vực tư nhân đối với tiến trình phát triển kinh tế thị trường. Thực tiễn đã chứng minh vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển và hoàn thiện của thị trường. Kinh tế tư nhân vừa đóng vai trị vừa là chủ thể vừa là động lực của nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân khơng chỉ đóng góp cho GDP mà cịn là nguồn cung việc làm lớn, hỗ trợ chính phủ giải quyết vấn đề việc làm cho nguồn lao động. Mặc dù, so với Iran, Việt Nam đã thành công hơn nhiều trong việc thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, tuy nhiên vẫn cịn đó những giới hạn, hạn chế trong sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Chính phủ Việt Nam cần tập trung gia tăng chất lượng tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu gia tăng số lượng hàng trăm ngàn doanh nghiệp trong những thập niên sắp tới. Trọng tâm của chính sách cần nhấn mạnh vào các chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng, chẳng hạn như năng suất tại cấp độ doanh nghiệp, quy mơ của doanh nghiệp, trình độ công nghệ được ứng dụng, trình độ sáng tạo, hiệu quả hoạt động tài chính và khả năng kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Thêm vào đó, chính phủ Việt Nam cần đưa ra chính sách khẳng định vai trị trụ cột của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân và đối với năng lực cạnh tranh quốc gia. Những con số về sự tăng trưởng vượt bậc của khu vực kinh tế tư nhân phần nào đã che phủ một thực tế rằng các doanh nghiệp tư nhân trong nước thuộc khu vực được đăng ký chính thức mới chỉ đóng góp khoảng 8,2% GDP trong khi phần lớn mức đóng góp 38,64% vào GDP bởi khu vực kinh tế tư nhân đến từ các hộ kinh doanh, hiện vẫn đang bị coi là thuộc khu vực khơng chính

thức. Với khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do quá trình cải cách kinh tế công, khu vực doanh nghiệp tư nhân cần phải tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn, với năng suất cao hơn nhằm tránh tình trạng nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực hộ kinh doanh có mức năng suất thấp hơn.

Tiểu kết chƣơng 4

Có thể thấy, Iran và Việt Nam có những điểm tương đồng nhất định trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường. Hai quốc gia, đều trải qua những tổn thất nặng nề trong chiến tranh, đều từng áp dụng mơ hình kinh tế kế hoạch tập trung rồi sau đó tiến hành cải cách, thực hiện những điều chỉnh để xây dựng và phát triển một nền kinh tế mang yếu tố thị trường hơn. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một mơ hình kinh tế hỗn hợp mang đặc trưng riêng của Việt Nam. Trong khi đó, Iran dường như vẫn chưa định hình được mơ hình kinh tế của mình.

Khi các thế hệ lãnh đạo của Việt Nam đều thống nhất và kiên trì với định hướng phát triển nền kinh tế theo một lộ trình nhất định, điều chỉnh các chính sách cải cách kinh tế để đáp ứng với những nhu cầu mới, bối cảnh mới của kinh tế thế giới, thì các nhà lãnh đạo của Iran lại chưa thống nhất được định hướng phát triển kinh tế của mình. Mỗi một thời kỳ tổng thống Iran lại có những chính sách trái

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế thị trường ở nước cộng hoà hồi giáo iran từ năm 1989 tới 2019 (Trang 130 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)