Hệ thống tự dung 0,4KV

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập sản xuất (Trang 38 - 43)

Bài 3 : Thực tập hệ thống tự dùng 0,4KV

2. Hệ thống tự dung 0,4KV

2.1.Chức năng và thơng số kỹ thuật chính

a. Chức năng nhiệm vụ.

Hệ thống điện TD 0,4 kV, dùng để cung cấp điện 0,4kV phục vụ vận hành nhà máy, bảo dưỡng, sửa chữa….

b.Thông số kỹ thuật.

- Máy biến áp tự dùng (MBA TD; TD1;TD2): Kiểu máy; công suất địn mức, điện áp (cuộn cao, cuộn hạ); dòng điện định mức (cuộn cao, cuộn hạ); điện áp ngắn mạch; tổ đấu dây; nhà chế tạo, năm sản xuất; loại MBA; kiểu làm mát tự nhiên.

- Máy phát ĐIEZEN( Máy phát diezen AC 3 pha không chổi than tự kích

thích): Cơng suất tác dụng, cơng suất biểu kiến, tốc độ định mức, tần số, dòng điện

định mức; nguồn cung cấp mạch điều khiển, khởi động động cơ đề máy....

- Máy cắt MCTD ( TD1; TD2; TDĐP): Kiểu MC; Uđm; Iđm; dòng cắt định mức; nguồn điều khiển; tần số.....

2.2. Các qui định về an toàn

a. Yêu cầu về nhân viên phân xưởng Vận hành.

- Đã được huấn luyện, kiểm tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn và đã được cấp thẻ an toàn.

- Đã được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị. - Đã được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm và đủ tiêu chuẩn làm việc theo yêu cầu của đơn vị.

b. Các yêu cầu về an toàn thiết bị. 1. Gian máy

a. Cô lập thiết bị:

- Cơ lập hồn tồn Máy Phát (H1; H2; H3)

- Cơ lập hồn tồn hệ thống cần bảo dưỡng phía 6,3kV. - Cơ lập hồn tồn hệ thống TD1(TD2).

- Cô lập các DPT có liên quan cấp nguồn cho MBATD... - Cơ lập hồn tồn hệ thống kích từ của tổ máy cần bảo dưỡng.

- Cơ lập hồn tồn hệ thống: bơm dầu OPU, van D900 cần bảo dưỡng. b. Các lưu ý về an toàn.

- Hệ thống TD 0,4kV nhà máy thủy điện ry ninh 2 khi bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống khơng cắt điện hồn tồn. Do đó khi vào cơng tác trong khu vực phải nắm rõ sơ đồ đấu nối và các thiết bị khu vực mình cơng tác. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn.

- Khi bảo dưỡng ở MBA thì phải bắt thêm tiếp địa di động. - Khi làm việc phải đảm bảo đầy đủ bảo hộ lao động.

- Dụng cụ đồ nghề phải được kiểm tra và để trong túi đựng dụng cụ.

- Nhóm cơng tác ít nhất phải có 2 người (ít nhất có một người an tồn bậc 4). c. Các lưu ý về an toàn.

- Khi làm việc phải đảm bảo đầy đủ bảo hộ lao động: mũ, quần áo, giày, khẩu trang, bao tay, mắt kính ....

- Dụng cụ đồ nghề khi làm việc bên trong MBA, MCTD phải được kiểm soát kỹ lưỡng, cẩn thận trước và sau khi làm việc.

- Nhóm cơng tác làm việc trên các thiết bị điện phải có ít nhất 2 người. Người chỉ huy trực tiếp phải có mặt trong suốt quá trình cơng tác.

- Khơng được tự ý đóng cắt điện cung cấp nguồn ánh sáng các khu vực đang bảo dưỡng, sửa chữa...

- Đã được huấn luyện, kiểm tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an tồn và đã được cấp thẻ an toàn.

- Đã được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm và đủ tiêu chuẩn làm việc theo yêu cầu của đơn vị.

2.3. Vận hành hệ thống tự dùng 0,4KV

a. Công tác chuẩn bị.

1. Chuẩn bị vật tư. - Giẻ lau sạch.

- Cồn, xăng, nước cất, chất RP7. - Bulong, ê cu, long đen các loại. 2. Dụng cụ đồ nghề.

- Clê, mỏ lết, kìm, búa, tơ vít, đồng hồ v.v… - Thùng, túi đựng dụng cụ, máy hút bụi. - Tiếp địa di động.

b. Máy biến áp tự dùng (TD1; TD2)

1. Đo kiểm tra các thông số ban đầu.

- Đo điện trở cách điện MBA. - Tháo các nắp đậy MBA.

- Dùng máy hút bụi vệ sinh MBA và thanh cái. - Dùng khí vệ sinh các ngăn, vách của các cuộn dây. - Lau chùi các đầu tiếp xúc, bôi mỡ tiếp xúc mới. - Xiết lại các bulong liên kết giá đỡ lõi từ máy biến áp. Kiểm tra, hoàn thiện MBA.

c. Máy cắt TD 0,4 KV

- Kiểm tra vệ sinh Máy cắt 0,4kV.

- Kiểm tra tình trạng làm việc của Máy cắt. - Kiểm tra cuộn đóng, cắt MC.

+ Thử đóng bằng tay

+ Thử đóng cắt bằng điện ở vị trí thử nghiệm. - Siết kiểm tra tồn bộ các bu lơng trên thanh cái. - Vệ sinh kiểm tra các tủ đầu cáp đấu vào thanh cái.

- Tháo tiếp địa di động kiểm tra toàn bộ các tủ đã được bảo dưỡng, lắp hoàn thiện các nắp tủ lại cho phép đưa tự dùng vào làm việc.

d. Máy phát ĐIEZEN.

Máy phát ĐIEZEN là nguồn điện dự phịng nên phải đảm bảo ln luôn hoạt động tốt khi được sử dụng. Chính vì vậy việc bảo dưỡng, sửa chữa để dự phòng, ngăn ngừa và cảnh báo là điều cần thiết cho hoạt động của máy.Đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và nâng cao tuổi thọ máy.

* Sau 50 giờ vận hành đầu tiên hoặc 3 tháng ở chế độ dự phòng: thay nhớt

mới và lọc nhớt.

* Định kỳ sau mỗi 250 giờ hoạt động hoặc 6 tháng: thay lọc nhớt, nhớt

máy, lọc nhiên liệu, vệ sinh lọc gió tùy theo điều kiện nào đến trước.

* Định kỳ sau mỗi 500 giờ hoạt động hoặc 12 tháng: thay lọc nhớt, nhớt

máy, lọc nhiên liệu và lọc gió, xúc rửa két nước.

B1. Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ.

- Ghi nhận thời gian vận hành máy và đề xuất thay thế vật tư theo số giờ vận hành bao gồm: Thay lọc gió, lọc nhớt, lọc nhiên liệu.

- Thay thế vật tư theo các triệu chứng hư hỏng như: dây cu roa, cánh quạt, thiết bị điện...

- Kiểm tra vệ sinh lọc gió, lọc nhớt, két nước, hệ thống làm mát. - Kiểm tra dây curoa, puly, dinamo.

- Kiểm tra hệ thống cấp nhiên liệu, hút xả khí, bộ khởi động hệ thống bơi trơn.

- Kiểm tra khả năng mang tải và ổn định của động cơ. - Vệ sinh và kiểm tra toàn bộ máy.

B2. Hệ thống điều khiển và phân phối điện.

- Kiểm tra bộ điều khiển và cài đặt nếu cần.

- Kiểm tra các đồng hồ báo và các thiết bị hiển thị.

- Kiểm tra cầu chì,sạc ắcqui, bình ắcqui át tơmát và các thiết bị bảo vệ cảnh báo.

- Kiểm tra toàn bộ các vấn đề an toàn điện.

- Vệ sinh thanh cái, vệ sinh bề mặt tiếp xúc của thanh cái bằng cồn tuyệt đối.

- Kiểm tra, siết chặt các khớp nối thanh cái với nhau.

B3. Kết thúc công việc

- Vệ sinh và kiểm tra lại toàn bộ máy phát.

- Chạy thử máy, kiểm tra các thông số và điều chỉnh nếu cần. - Lập biên bản bảo dưỡng và ghi vào sổ nhật ký máy phát.

Câu hỏi ôn tập:

1. Vai trò của hệ thống điện tự dùng AC, DC? Nêu mối liên hệ giữa hệ thống tự dùng AC, DC trong nhà máy thủy điện?. Giải pháp nào để tiết kiệm được chi phí cho việc sử dụng điện tự dùng?.

2. Trình bày những qui định an toàn khi vận hành hệ thống tự dùng 0,4KV. Qui trình vận hành tự dùng 0,4 KV?

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập sản xuất (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)