Thực tập hệ thống tự dùng 6,6KV

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập sản xuất (Trang 43 - 51)

Mục tiêu:

- Trình bày được những quy định chung, những kiến thức bắt buộc đối với nhân viên vận hành hệ thống tự dùng 6,6 KV

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị điện ở trong hệ thống tự dùng 6,6 KV

- Sử dụng được các thiết bị thông tin liên lạc

- Phối hợp với các nhân viên trạm khác để tiến hành khắc phục xử lý sự cố điện khi có xự cố xảy ra

Nội dung chính:

Vận hành hệ thống tự dùng 6,3KV

1.1. Thông số kỹ thuật

Trong thiết kế nhà máy thủy điện thông thường gian 6,3kV được thiết kế gồm các phân đoạn cho các tổ máy.

Ví dụ: Nhà máy thủy điện Ry ninh II gian 6,3kV được thiết kế gồm 3 phân đoạn cho ba tổ máy H1, H2 và H3 làm việc độc lập với nhau và được bố trí các thiết bị tương tự nhau về điện và cơ.

Những thơng số kỹ thuật cần tìm hiểu cụ thể là:

- MC Hợp Bộ 6kV: Mã hiệu, Hãng sản xuất, Điện áp định mức, Dòng điện định mức, Dòng cắt định mức, Tần số, Điện áp định mức mạch đóng/cắt, Điện áp động cơ tích năng, Áp lực khí SF6 định mức.

- Thông số TI: Ký hiệu, số lượng, moden, tỉ số biến, cấp chính xác.

- Thơng số TU: Mã hiệu, Nước sản xuất, Điện áp định mức, Công suất, Cấp chính xác, Tỉ số biến áp, năm chế tạo....

- Mô tả mặt trước, mặt trong các thiết bị đóng cắt: Tủ máy cắt, dao phụ tải.

Ví dụ: Đối với dao phụ tải (641-1; 641-2; 642-2; 642-3) tại Nàh máy Thủy điện Ry Ninh II thì ở mặt trước tủ: Rơ le IDMTL+INST O/C INS: Bảo vệ MBA tự dùng; 04 đèn hiệu báo trạng thái làm việc.

1.2. Các qui định an toàn

- Các yêu cầu về chuyên môn đối với người vận hành hệ thống 6,3kV: Vận hành hệ thống 6,3kV chỉ được giao cho công nhân có chun mơn kỹ thuật, đã qua huấn luyện và sát hạch an tồn điện đạt u cầu, có giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền.

- Kiểm tra hệ thống trước khi vào làm việc.

Chỉ cho phép vận hành hệ thống 6,3kV khi đã hồn tất các cơng tác bảo dưỡng, sửa chữa. Các biên bản thí nghiệm đạt yêu cầu và được lãnh đạo đồng ý.

- Cấm vận hành khi phát hiện tình trạng khơng bình thường trên thiết bị: + Nhiệt độ các má tiếp xúc cao, các khớp nối thanh cái tăng quá cao. + Phát sinh hồ quang trong tủ.

+ Áp lực khí SF6 của MC dưới giá trị cho phép làm việc.

+ Các cửa, vỏ tủ khơng cịn ngun vẹn hoặc khơng được tiếp đất an tồn. + Tích năng lị xo của MC khơng cịn đủ.

1.3. Vận hành hệ thống 6,3kV

a. Trước khi vận hành hệ thống 6,3kV phải kiểm tra các nội dung sau:

- Mọi công tác bảo dưỡng, sửa chữa đã kết thúc. - Các phiếu công tác, thao tác đã hồn tất.

- Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật.

- Khơng cịn vật tư, dụng cụ trong khu vực SCBD, thiết bị và vệ sinh sạch sẽ.

- Các rào chắn, biển báo an toàn được thu dọn. - Các dao tiếp địa di động đã được mở.

- Các cửa tủ thiết bị đã được đóng kín.

- Nguồn cung cấp cho mạch điều khiển, bảo vệ sẵn sàng.

- Các thiết bị đúng với sơ đồ vận hành (thực hiện theo phiếu thao tác). - Tất cả thao tác vận hành và xử lý sự cố hệ thống 6,3kV đều phải tuân thủ theo quy trình, quy phạm an tồn điện.

b. Vận hành MC (Máy cắt 601; 602; 603 ở Nhà máy thủy điện RyninhII).

* Vị trí làm việc:

1. TEST: Vị trí thí nghiệm. 2. SEVICES: Vị trí vận hành. * Chế độ làm việc.

1. Chế độ làm việc tại chỗ: LOCAL

- Vận hành tại chỗ chỉ được dùng trong thí nghiệm, bảo dưỡng, sự cố. 2. Chế độ làm việc từ xa: REMOTE.

MC vận hành bình thường chỉ được phép làm việc ở chế độ từ xa (Remote).

* Vận hành tại chỗ:

Trước khi thao tác MC phải kiểm tra điều kiện an toàn và mạch liên động cơ, điện, vị trí phù hợp với phương thức vận hành.

- Đóng ATM cấp nguồn điều khiển 220VDC; 220VAC cho MC (601; 602;

603).

- Xoay cơng tắc về vị trí “LOCAL”.

- Thực hiện lệnh: đóng (ON) cắt (OFF). - Nhấn nút màu xanh: Đóng MC.

- Nhấn nút màu đỏ: Cắt MC.

I: MC đóng đèn đỏ sáng. 0: MC mở đèn xanh sáng. * Chế độ vận hành bình thường:

Trước khi thao tác MC phải kiểm tra điều kiện an toàn và mạch liên động cơ, điện, vị trí phù hợp với phương thức vận hành.

- Đóng ATM cấp nguồn điều khiển 220VDC; 220VAC.

- Chuyển khóa LOCAL/REMOTE tại tủ MC về vị trí REMOTE. - Lệnh đóng / cắt MC áp dụng theo quy trình VH&XLSC máy phát.

Lưu ý: Nút ấn cơ khí Emergency Trip. Chỉ được phép vận hành MC ở chế độ khẩn cấp. ( Trừ trường hợp sự cố khí SF6 giảm thấp cấp 2).

c. Vận hành TU (C61; C62; C63).

1. Kiểm tra tình trạng làm việc của TU, đưa TU vào vị trí vận hành. 2. Việc thao tác TU, phải đảm bảo điều kiện an toàn.

3. Vận hành TU theo phiếu thao tác.

d. Vận hành DPT.

1. Kiểm tra tình trạng làm việc DPT, đưa DPT vào vị trí vận hành. 2. Đóng ATM cấp nguồn điều khiển DPT.

3. Kiểm tra sơ đồ kết nối phù hợp với sơ đồ vận hành. 4. Nghiêm cấm đóng 2 DPT cho một MBA TD.

5. Thao tác:

* Chọn chế độ vận hành tại chỗ:

- Chuyển khóa chọn chế độ vận hành về vị trí: LOCAL

- Đóng DPT: quay khóa BREAKER CONTROL SWITCH về vị trí CLOSE. Đèn ON sáng.

- Cắt DPT: quay khóa BREAKER CONTROL SWITCH về vị trí TRIP. Đèn OFF sáng.

* Vận hành từ xa:

- Đóng/cắt (theo quy trình vận hành SCADA).

1.4. Các sự cố và biện pháp xử lý (vận dụng tại nhà máy thủy điện Ryminh II)

a. Sự cố áp suất khí SF6 giảm thấp cấp 1 MC (601; 602; 603).

1. Hiện tượng.

- Trên bảng báo tín hiệu sự cố 30G GRMP1,2,3, Đèn báo áp lực khí SF6 giảm thấp “sáng”.

- Đèn báo tại tủ MC GASLOW sáng. - Cịi báo tín hiệu sự cố kêu.

2. Nguyên nhân.

- Do áp suất khí SF6 giảm thấp cấp 1 so với quy định. - Do tín hiệu tác động nhầm.

3. Xử lý.

- Ấn nút ACCEPT để chấp nhận, tại tủ SYN. - Kiểm tra các thông số vận hành của MC.

- Kiểm tra giá trị áp suất khí SF6. Nếu giá trị áp suất bình thường (xấp xỉ 2,5 bar) do tín hiệu tác động nhầm. Tìm ngun nhân và xử lý tín hiệu.

- Nếu áp suất khí thiếu thì tiến hành cơ lập MC theo quy trình. - Báo lãnh đạo và Phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố.

- Sau đó tiến hành nạp bổ sung khí theo quy định sau khi đã tìm ra và xử lý ngun nhân khí SF6 giảm thấp.

- Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong tình trạng sự cố. - Nhấn nút RESET tại tủ SYN giải trừ đèn sự cố.

- Ghi vào sổ nhật ký vận hành.

b. Sự cố áp suất khí SF6 giảm thấp cấp 2 MC (601; 602; 603).

1. Hiện tượng.

- Trên bảng báo tín hiệu sự cố 30G GRMP1,2,3, Đèn báo áp lực khí SF6 giảm thấp “sáng”.

- Đèn báo tại tủ MC GASLOW sáng. - Cịi báo tín hiệu sự cố kêu.

2. Nguyên nhân.

- Do áp suất khí SF6 giảm thấp cấp 2 so với quy định. - Do tín hiệu tác động nhầm.

- Ấn nút ACCEPT để chấp nhận tại tủ SYN. - Kiểm tra các thông số vận hành của MC.

- Kiểm tra giá trị áp suất khí SF6. Nếu giá trị áp suất bình thường (xấp xỉ 2,5 bar) do tín hiệu tác động nhầm. Tìm ngun nhân và xử lý tín hiệu.

- Nếu áp suất khí thiếu thì tiến hành cơ lập máy: - Nghiêm cấm không được thao tác cắt MC.

+ Giảm công suất tổ máy tương ứng từ 0 – 150 kW. + Chuyển TD nếu TD đang đóng ở thanh cái của máy đó. + Cắt MC phía 35kV.

- Báo lãnh đạo và Phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố.

- Sau đó tiến hành nạp bổ sung khí theo quy định sau khi đã tìm ra và xử lý ngun nhân khí SF6 giảm thấp.

- Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong tình trạng sự cố. - Nhấn nút RESET tại tủ SYN giải trừ đèn sự cố.

- Ghi vào sổ nhật ký vận hành.

c. Sự cố mất tích năng lị xo của MC.

1. Hiện tượng.

- Trên tủ MC (601; 602; 603). Đèn báo tích năng lị xo MC “BKR SPRING CHARGED” không sáng.

- Đèn báo CHARGED tại MC không sáng. 2. Nguyên nhân.

- Hư hỏng bộ phận tích năng ( Phần điện hoặc cơ khí ). - Do báo nhầm.

3. Xử lý.

Kiểm tra các thông số vận hành của MC.

Kiểm tra tại tủ MC, nếu bộ chỉ vị trí tích năng lị xo vẫn chỉ đúng, do báo tín hiệu nhầm, tìm ngun nhân và xử lý tín hiệu.

- Nếu bộ chỉ vị trí tích năng lị xo tại tủ MC báo mất tích năng lị xo: + Kiểm tra nguồn 220VAC, động cơ lên tích năng MC.

+ Kiểm tra phần cơ khí....

- Báo lãnh đạo và phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố. - Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong sự cố.

- Nhấn nút RESET tại tủ SYN giải trừ đèn sự cố. - Ghi vào sổ nhật ký vận hành.

d. Sự cố mạch cắt MC.

1.Hiện tượng.

- Trên bảng tín hiệu 30G tại bảng điều khiển GRMP(1,2,3). Đèn báo lỗi MC sáng.

- Cịi báo tín hiệu sự cố kêu. 2. Nguyên nhân.

- Cháy cầu chì.

- ATM nguồn điều khiển tác động cắt.

- Do chạm chập hoặc ngắn mạch trên mạch đóng, cắt MC. - Do hư hỏng cuộn dây cắt.

- Tín hiệu báo nhầm. 3. Xử lý.

- Ấn nút ACCEPT để chấp nhận, tại tủ SYN. - Kiểm tra thơng số, tình trạng làm việc của MC. - Nếu tín hiệu báo nhầm tìm kiểm tra giải trừ tín hiệu. - Kiểm tra tồn bộ MC, mạch nguồn và cuộn cắt, rơ le 74... - Báo lãnh đạo và phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố. - Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong sự cố.

- Nhấn nút RESET tại tủ SYN giải trừ đèn sự cố. - Ghi vào sổ nhật ký vận hành.

e. Sự cố DPT.

I. Khơng đóng được DPT.

1. Hiên tượng.

- Đèn AUTO TRIP sáng.

- Đèn báo tín hiệu sự cố tại bảng 30 – ANN sáng.

- Tại tủ DPT ATM nguồn điều khiển tác động cắt, các đèn tín hiệu khơng sáng.

2. Nguyên nhân.

- Khóa điều khiển chọn sai chế độ, vị trí DPT sai lệch. - Sự cố còn tồn tại, rơ le 51/51N chưa được giải trừ.

- Do nhảy ATM nguồn, hoặc chạm chập mạch điều khiển DPT. - Do báo nhầm.

- Kiểm tra vị trí DPT.

- Kiểm tra khóa chọn chế độ điều khiển LOCAL/REMOTE. - Tìm nguyên nhân xử lý sự cố, giải trừ rơ le 51/51N.

- Kiểm tra ATM, cầu chì nguồn và mạch điều khiển đóng, cắt. - Báo lãnh đạo và phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố. - Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong sự cố.

- Ấn nút RESET tại TD địa phương để giải trừ. - Ghi vào sổ nhật ký vận hành.

II. Không cắt được DPT.

1.Hiện tượng:

- Tại tủ DPT ATM nguồn điều khiển tác động cắt, các đèn tín hiệu khơng sáng.

- Đèn báo tín hiệu sự cố tại bảng 30 – ANN sáng. 2. Nguyên nhân.

- Khóa điều khiển REMOTE/LOCAL chọn sai chế độ.

- Do nhảy ATM nguồn, hoặc chạm chập mạch điều khiển DPT. - Cháy cầu chì, cháy cuộn dây cắt, hỏng khóa điều khiển đóng cắt. 3. Xử lý:

- Kiểm tra vị trí DPT.

- Kiểm tra khóa đóng cắt TRIP/CLOSE.

- Kiểm tra khóa chọn chế độ điều khiển LOCAL/REMOTE. - Kiểm tra ATM, cầu chì nguồn và mạch điều khiển đóng, cắt. - Báo lãnh đạo và phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố. - Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong sự cố.

- Ấn nút RESET tại TD địa phương để giải trừ. - Ghi vào sổ nhật ký vận hành.

g. Mất nguồn nhị thứ TU. (C61; C62; C63).

1. Hiện tượng:

- Đồng hồ báo điện áp pha tủ (T1,T2,T3) bằng 0, đèn báo pha không sáng.

- Đèn báo GRID AVAILABLE tại tủ TACP không sáng. 2. Nguyên nhân:

- Chạm chập trên mạch đo lường, bảo vệ TU. - Hư hỏng TU...

1. Xử lý:

- Kiểm tra mạch đo lường TU. - Kiểm tra cầu chì sơ cấp, thứ cấp. - Kiểm tra tình trạng của TU...

- Báo lãnh đạo và phân xưởng vận hành về tình trạng sự cố. - Chỉ được phép vận hành khi đã xử lý xong sự cố.

- Ghi vào sổ nhật ký vận hành.

Câu hỏi ơn tập:

1. Trình bày những qui định an toàn khi vận hành hệ thống tự dùng 6,3KV và Qui trình vận hành hệ thống tự dùng 6,3 KV?

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập sản xuất (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)