Thực tập chức danh trực chính trung tâm

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập sản xuất (Trang 51 - 55)

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày những nhiệm vụ, quy định chung đối với trực chính trung tâm

- Thực hiện an toàn về người và tài sản

Nội dung chính:

1. Qui định chung:

- Trực trung tâm và gian máy phải là người công nhân đã tốt nghiệp trường công nhân kỹ thuật điện.

- Trước khi đảm nhận công việc trực trung tâm và gian máy phải qua kiểm tra sức khoẻ xem có phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

- Trực trung tâm và gian máy phải có trình độ an tồn bậc 3 trở lên về điện.

- Trước khi nhận nhiệm vụ trực trung tâm và gian máy phải được qua đào tạo ít nhất là 4 tháng theo chương trình được Lãnh đạo nhà máy duyệt và dưới sự kèm cặp của trưởng ca.

- Trong thời gian đào tạo, trực trung tâm và gian máy người tập sự khơng đi lại một mình đến các thiết bị điện, cơ.

- Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, trực trung tâm và gian máy phải qua kỳ kiểm tra. Nếu kiểm tra kết quả đạt sẽ được cơng nhận là cơng nhân vận hành chính thức và được bố trí đi ca theo lịch được Quản đốc PXVH Nhà máy duyệt.

- Vị trí trực trung tâm và gian máy là phòng điều khiển trung tâm, 6,3kV hoặc, nhà van, nhà tời, gian máy, trạm OPY 35kV và các phòng khác.

2. Nội dung trực trung tâm và gian máy cần biết:

2.1. Trực trung tâm và gian máy cần phải biết:

- Pháp quy quản lý kỹ thuật, quy trình kỹ thuật an tồn, quy trình thử nghiệm những trang thiết bị an toàn dùng để thao tác thiết bị điện.

- Quy trình phịng chống cháy, nổ. - Quy trình trực trung tâm và gian máy. - Nội quy nhà máy…

2.2. Các quy trình vận hành và nguyên lý các thiết bị sau:

- Máy phát và Turbin thuỷ lực. - Các động cơ điện.

- Trạm phân phối 35/6,3kV. - Vận hành Máy phát điezel. - Hệ thống điều tốc cơ, điện. - Hệ thống kích từ.

- Mạch tự động, bằng tay chạy và dừng máy. - Mạch hoà đồng bộ máy cắt 6,3kV.

- Bảo vệ rơle khối máy phát, máy biến điện áp, máy biến áp 35/6,3kV.

- Bảo vệ đường dây 35kV. - Bảo vệ thanh cái 35kV. - Mạch tín hiệu.

- Hệ thống điện một chiều và xoay chiều. - Quy trình thao tác đóng, cắt các thiết bị. - Quy trình xử lý sự cố phần điện, cơ.

2.3. Các sơ đồ:

- Sơ đồ thứ nhất.

- Sơ đồ hệ thống dầu thủy lực, nước làm mát.

- Sơ đồ nhị thứ cơ bản của nhà máy về điều khiển và bảo vệ khối tổ máy, các thiết bị phụ…

3. Quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của trực trung tâm và gian máy: máy:

3.1. Quyền hạn:

- Đề nghị hoặc tự mình tách bất kỳ thiết bị đang vận hành khi thấy rõ ràng, chắc chắn thiết bị đó đã bị hư hỏng, đe doạ đến an tồn tính mạng con người và thiết bị. Sau đó kịp thời báo cho trưởng ca vận hành.

- Yêu cầu người không có trách nhiệm ra khỏi khu vực do vận hành quản lý cụ thể như: Trạm phân phối điện 35/6.3kV, phòng điều khiển trung tâm, nhà đặt máy phát điezel, nhà van, nhà tời, toàn bộ các thiết bị phụ, các tủ bảng điện…vv.

3.2. Nhiệm vụ:

- Đảm bảo các thiết bị vận hành an toàn, liên tục, kinh tế thực hiện tốt các pháp quy quản lý kỹ thuật, quy trình kỹ thuật an tồn, quy trình phịng chống cháy nổ, nội quy, quy định của Chi nhánh.

- Giữ gìn, bảo quản thiết bị sạch sẽ tại vị trí đã được phân cơng, sử dụng tiết kiệm điện tự dùng.

- Thực hiện các thao tác đóng, cắt trên các thiết bị điện theo phiếu công tác, thao tác đã được phê duyệt một cách nhanh chóng và an tồn.

- Đọc, ghi chính xác, đúng giờ và đúng quy định các thơng số vận hành của tổ máy phát, máy biến áp 35/6,3kV, máy biến áp tự dùng, đường dây…vv.

- Theo lịch kiểm tra và quy trình vận hành trực trung tâm và gian máy có trách nhiệm kiểm tra các thiết bị điện, cơ.

- Thực hiện các công việc như làm vệ sinh lọc kép, hệ thống dầu OPU, phía trong trạm biến áp 35/6,3kV,…vv.

- Khi xảy ra sự cố và phát hiện các hiện tượng bất thường của thiết bị trực trung tâm và gian máy phải:

+ Chủ động xử lý khắc phục sự cố theo khả năng của mình và báo cáo cho Trưởng ca biết về tình trạng của thiết bị đó.

+ Tham gia xử lý sự cố theo sự phân công và hướng dẫn của Trưởng ca. + Trường hợp sự cố, hư hỏng thiết bị mà nhân viên sửa chữa chưa đến thì trực trung tâm và gian máy theo lệnh Trưởng ca tham gia khắc phục mọi sự cố, hư hỏng cho đến khi nhân viên sửa chữa đến.

+ Yêu cầu cắt hoặc tự cắt thiết bị khi thấy nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an tồn thiết bị, thực hiện xong báo cáo cho Trưởng ca được biết.

- Trực trung tâm và gian máy có nhiệm vụ ghi vào sổ “nhật ký vận hành”:

* Mọi cơng việc do chính mình thực hiện hoặc kiểm tra phát hiện được. * Mọi mệnh lệnh của Trưởng ca.

* Hướng dẫn tận tình cho những người tập sự trực trung tâm và gian máy. + Trực trung tâm và gian máy phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ một cách có hệ thống bằng cách tham gia các buổi bồi huấn do nhà máy tổ chức. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tiết kiệm vật tư, bảo vệ tài sản…vv.

3.3. Trách nhiệm:

- Trực trung tâm và gian máy chịu trách nhiệm về hành chính và hình sự cũng như đền bù vật chất do chính mình gây ra sự cố do vi phạm chế độ làm việc bình thường của thiết bị, vi phạm các quy trình vận hành, vi phạm kỷ luật lao động.

- Chịu trách nhiệm về việc khơng hồn thành trách nhiệm được giao.

4. Quan hệ của trực trung tâm và gian máy với các nhân viên trong, ngoài ca và các nhân viên khác. ngoài ca và các nhân viên khác.

- Trực trung tâm và gian máy phải thực hiện các mệnh lệnh của Trưởng ca một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ.

- Nếu như nhận lệnh của Trưởng ca mà nhân viên trực trung tâm và gian máy nhận thấy không rõ ràng, hoặc cịn nghi ngờ thì phải yêu cầu “người ra lệnh” giải thích một cách cặn kẽ sau đó mới được thực hiện lệnh đó. Trong q trình thực hiện mệnh lệnh trực trung tâm và gian máy có quyền từ chối khơng thực hiện các thao tác khi nhận thấy mối đe doạ đến an toàn cho thiết bị và con người. Sau đó trình bày, giải thích rõ ràng với Trưởng ca hoặc Phân xưởng vận hành về lý do khơng thực hiện mệnh lệnh đó.

- Các mệnh lệnh của Giám đốc, Quản đốc PXVH, Kỹ thuật về các vấn đề liên quan đến vận hành thiết bị phải báo cáo cho Trưởng ca và chỉ thực hiện sau khi có sự đồng ý Trưởng ca.

- Khi trao đổi các thao tác qua điện thoại cần phải xưng hô rõ ràng họ, tên. Khi nhận mệnh lệnh cần lặp lại để kiểm tra sự thu nhận hiểu biết mệnh lệnh đó có đúng không. Mọi thông tin liên lạc qua điện thoại cần phải được ghi đầy đủ và chính xác vào sổ “nhật ký vận hành”.

5. Thủ tục giao nhận ca:

- Trực trung tâm và gian máy chịu sự phân cơng trực ca theo lịch, vị trí đã được PXVH hoặc của Trưởng ca đồng ý. Thay đổi ca trong những trường hợp cần thiết phải được sự đồng ý của Trưởng ca và Quản đốc PXVH.

- Cấm không được trực hai ca liên tiếp.

- Nghiêm cấm không được giao, nhận ca khi đã uống rượu, bia. Nếu phát hiện nhân viên nào có mùi rượu, bia thì xử lý theo quy chế của Chi nhánh nhà máy.

- Cấm không được kiêm nhiệm hai nhiệm vụ trong ca.

- Trong trường hợp trực trung tâm và gian máy nếu ca trực sau chưa đến thì khơng được phép rời bỏ vị trí mà phải ở lại chờ cho đến khi ca trực sau đến. Chỉ được xem công tác giao, nhận ca đã hoàn thành khi cả hai bên đồng ý và ký vào sổ “nhật ký vận hành”, khi đó cơng tác giao nhận ca mới được xem là xong. Đồng thời báo cáo cho Trưởng ca của cả hai bên giao và nhận.

- Để thuận tiện cho việc giao nhận ca thì trực trung tâm và gian máy cần phải: Đi đúng giờ, kiểm tra tình trạng làm việc của các thiết bị điện, cơ theo quy trình, báo cáo cho Trưởng ca biết về tình trạng làm việc của các thiết bị và những hiện tượng bất thường phát hiện được trong quá trình kiểm tra.

- Thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ công việc theo sự phân công, chỉ đạo và hướng dẫn của Trưởng ca.

Câu hỏi ơn tập:

1. Trình bày chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của trực chính trung tâm và gian máy?.

2. Trình bày mối quan hệ giữa trực chính trung tâm và gian máy với các nhân viên khác?

3. Nêu những qui định khi giao nhận ca?

Tài liệu tham khảo

[1]. Nhà máy thuỷ điện Cao Ngạn, Hồ Bình, Na Dương, Phả Lại, Quy trình vận hành.

[2]. Trịnh Hùng Thám, Nguyễn Hữu Khái, Đào Quang Thạch, Phạm Văn Hoà, Lã Văn Út, Đào Kim Hoa (1996), Phần điện nhà máy điện và trạm biến áp. NXB khoa học và kỹ thuật.

[3]. TS. Trần Quang Khánh (1996), Vận hành hệ thống điện. NXB khoa học kỹ thuật.

[4]. PGS.TS Trình Hùng Thám (1990), Vận hành nhà máy điện. NXB khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập sản xuất (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)