BỆNH QUAI BỊ

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm truyền nhiễm có đáp án (Trang 116 - 120)

1. Quai bị là một bệnh

A. Có tính miễn dịch tạm thời. @B. Có tính miễn dịch bền vững.

C. Gây tỷ lệ vô sinh cao nhất ở nam giới.

D. Có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi ở phụ nữ có thai. E. Gặp ở nữ nhiều hơn nam giới.

2. Tần suất cao trong bệnh quai bị gặp ở lứa tuổi:

A. Dưới 2 tuổi. B. Từ 2 - 9 tuổi. @C. Từ 10 - 19 tuổi. D. Từ 20 - 29 tuổi. E. Trên 30 tuổi.

3. Thời gian lây truyền của bệnh quai bị là:

A. Khi tuyến nước bọt sưng lớn.

@B. 6 ngày trước kỳ khởi phát và kéo dài đến 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. C. 7 ngày trước đến 9 ngày sau khi sưng tuyến mang tai.

D. Trong vòng 1 tuần từ khi sưng tuyến mang tai. E. 2-3 tuần sau khi khởi phát.

4. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu mắc bệnh quai bị có thể

A. Có nguy cơ sinh non cao. B. Sinh trẻ quái thai.

@C. Tăng tỷ lệ sẩy thai.

D. Bị viêm buồng trứng gây vô sinh.

E. Gây miễn dịch cho trẻ đối với bệnh quai bị.

5. Biểu hiện thường gặp nhất trong bệnh quai bị sau viêm tuyến nước bọt là:

A. Viêm buồng trứng. @B. Viêm tinh hoàn. C. Viêm tuỵ cấp. D. Viêm cơ tim.

E. Viêm não-màng não.

6. Đặc điểm của viêm tinh hoàn trong quai bị là:

@A. Thường viêm một bên. B. Thường viêm hai bên. C. Gây tỷ lệ vô sinh cao. D. Thường gặp ở trẻ em. E. Thường không kèm theo sốt

7. Viêm tuyến mang tai trong quai bị:

A. Luôn luôn kèm theo sưng tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi. B. Gần 1/3 trường hợp là sưng cả hai bên.

C. Thường kèm theo khó nhai, khó nuốt.

D. Sưng đạt tối đa sau 2-4 ngày và giảm dần sau 10-12 ngày. @E. Sưng đạt tối đa sau 1-3 ngày và giảm dần sau 7-10 ngày.

8. Điều trị viêm tinh hoàn trong quai bị bao gồm các biện pháp sau ngoại trừ:

B. Mặc quần lót chật để nâng tinh hoàn. @C. Chườm nóng quanh tinh hoàn.

D. Dùng Aspirin để giảm đau và chống viêm.

E. Có thể dùng Corticoide khi có viêm tinh hoàn trầm trọng.

9. Để dự phòng quai bị cho cộng đồng cần phải:

A. Tiêm huyết thanh kháng quai bị.

@B. Cách ly bệnh nhân tối thiểu 9 ngày kể từ khi có sưng tuyến mang tai. C. Tiêm vaccin cho tất cả trẻ em dưới 14 tuổi.

D. Dùng kháng sinh dự phòng cho những người có nguy cơ cao. E. Đóng cửa các trường học, trường mẫu giáo khi có dịch.

10. Globulin miễn dịch chống virus quai bị:

A. Chỉ có hiệu quả trong 8 ngày đầu tiên kể từ khi nhiễm virus

B. Có thể ngăn ngừa được viêm tuyến mang tai nhưng không giảm tỷ lệ viêm tinh hoàn

@C. Thường sử dụng cho người tiếp xúc với nguồn lây nhưng chưa có miễn dịch. D. Thường không có hiệu quả .

E. Chỉ dùng trong dự phòng tập thể.

11. Điều trị quai bị thể viêm tuyến nước bọt đơn thuần bao gồm các biện pháp sau ngoại trừ:

@A. Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường đến khi hết sưng tuyến nước bọt. B. Vệ sinh răng miệng, tránh thức ăn quá chua.

C. Có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. D. Có thể dùng Vitamin C.

E. Tránh dùng các thuốc kháng viêm non-steroid ở trẻ em.

12. Từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai, bệnh nhân quai bị phải được cách ly tối đa:

A. 10 ngày B. 12 ngày @C. 14 ngày D. 16 ngày E. 18 ngày.

13. Các nhóm cơ quan bị tổn thương trong quai bị là:

A. Cơ xương khớp và thần kinh B. Thần kinh và các tuyến nước bọt C. Cơ quan sinh dục và tuyến nước bọt @D. Thần kinh và các cơ quan tuyến E. Tiêu hoá và tuyến mang tai.

14. Đặc điểm của viêm tuyến mang tai do quai bị:

A. Vùng da trên tuyến rất nóng và đỏ

B. Vùng da trên tuyến rất đau khi thăm khám nhưng không để lại dấu ấn ngón tay. C. Đa số trường hợp chỉ có sưng một bên.

@D. Đôi khi kèm sưng tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi. E. Vùng da trên tuyến không nóng và đỏ, không có tính đàn hồi.

15. Đặc điểm viêm tuỵ trong bệnh quai bị là, ngoại trừ:

A. Xảy ra vào ngày thứ 3-7 sau khi sưng tuyến mang tai. B. Có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.

D. Gây sốt cao, nôn mửa, đau thượng vị. @E. Thường xuất hiện sau bữa ăn thịnh soạn

16. Đặc điểm viêm não trong bệnh quai bị là, ngoại trừ:

A. Có thể gây tử vong đến 1,5% trường hợp. B. Có thể để lại di chứng vận động hoặc tâm thần.

C. Thường xảy ra 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai.

D. Lâm sàng có hội chứng nhiễm trùng và các dấu hiệu tổn thương não. @E. Đáp ứng với điều trị Acyclovir

17. Điều trị viêm tuỵ cấp trong quai bị bao gồm:

A. Dùng kháng sinh liều cao. B. Cho nhịn ăn, truyền dịch. C. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tuỵ. D. Dùng các thuốc có chứa men tuỵ. E. Dùng thuốc kháng viêm không steroid.

18. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với viêm màng não do quai bị:

A. Xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi sưng tuyến mang tai. B. Có hội chứng màng não kèm theo sốt.

@C. Dịch não tuỷ có bạch cầu> 500/mm3, đa số là lympho. D. Protein dịch não tuỷ bình thường hoặc tăng nhẹ.

E. Thường khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng.

19. Đặc điểm của điều trị bệnh quai bị là:

A. Phải kết hợp điều trị nguyên nhân với điều trị triệu chứng. @B. Chưa có điều trị đặc hiệu đối với virus quai bị.

C. Trường hợp không có viêm tuỵ thì có thể cho ăn như bình thường. D. Tuyệt đối nghỉ ngơi tại giường nếu có sưng tuyến nước bọt hai bên. E. Dùng kháng sinh liều cao nếu có viêm màng não.

20. Vắc-xin quai bị có hiệu qủa bảo vệ:

A. 65-75% trường hợp. B. 75-85% trường hợp. C. 85-95% trường hợp. @D. Trên 95% trường hợp. E. 100% trường hợp. 21. Trẻ em từ 10-19 tuổi có thể mắc bệnh quai bị 2-3 lần. A. Đúng @B. Sai

22. Có hơn 2/3 trường hợp nhiễm virus quai bị không có triệu chứng.

A. Đúng @B. Sai

23. Viêm tinh hoàn trong bệnh quai bị có thể xảy ra trước viêm tuyến mang tai hoặc không kèm theo viêm tuyến mang tai.

@A. Đúng B. Sai

24. Phần lớn trường hợp viêm tuỵ do quai bị có thể kéo dài từ 2-3 tuần.

A. Đúng @B. Sai

25. Corticoid được chỉ định rộng rãi khi có viêm tuýên mang tai kèm theo viêm tinh hoàn

A. Đúng @B. Sai

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm truyền nhiễm có đáp án (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w