Nguyên tắc 3R

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tài nguyên hiệu quả (Trang 69 - 75)

2.1 .Các loại chất thải và tác động của các loại chất thải đến môi trường

2.1.2. Phân loại chất thải

2.1.2.2. Nguyên tắc 3R

a. 3R là gì?

3R là một trong những giải pháp môi trường khoa học, giải pháp được nhiều quốc

70

Hình 2.16: Vịng trịn 3R

3R là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Reduce – Reuse – Recycle. Chúng có

nghĩa tiếng Việt là: Tiết giảm (Giảm thiểu) – Tái sử dụng – Tái chế nên ở Việt Nam còn được gọi là giải pháp 3T. Đây là một giải pháp quen thuộc của nhiều quốc gia trên thế giới trong việc bảo vệ môi trường.

Lợi ích của 3R

Kết quả thực hiện 3R ở nhiều nước trên thế giới đã cho thấy đây là một giải pháp bảo vệ mơi trường hiệu quả và mang lại những lợi ích lớn về kinh tế, xã hội.

- Về môi trường : Khi áp dụng 3R, lượng chất thải sẽ giảm làm giảm ô nhiễm

môi trường.

- Về kinh tế: Việc tái chế mang đến một lợi ích rất lớn. Tiết kiệm nguồn tài

nguyên thiên nhiên, chi phí khai thác nguyên liệu. Điều này đã được chứng minh qua thực tế khi nhiều doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực này.

- Về mặt xã hội: Đó là sự nâng cao nhận thức của con người về bảo vệ môi

trường về vấn đề rác và xử lý chất thải. Hoạt động tái chế còn tạo ra việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo. Trong khi đó việc giảm lượng thải làm giảm các chi phí xã hội trong quản lý chất thải, trong chăm sóc sức khỏe đối với các bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra.

b. Phân loại chất thải theo nguyên tắc 3R

* Reduce (Giảm thiểu): là việc giảm lượng chất thải phát sinh bằng việc thay

đổi lối sống, cách tiêu dùng, cải tiến quy trình sản xuất… Đây là sự tối ưu hóa q trình sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường, tạo ra số lượng sản phẩm lớn nhất nhưng lại sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên và thải ra lượng thải thấp nhất.

71

Hình 2.17: Mít tinh cổ động dùng túi đựng nhiều lần nhằm giảm thiểu rác thải

Ví dụ:

- Bạn có thể giảm sử dụng túi nhựa, có thể sử dụng túi vải khi đi mua sắm, giảm chất thải nhà bếp bằng cách chuyển đổi chúng thành phân trùn quế (vermicompost).

- Mua vật tư văn phịng thân thiện với mơi trường. - Chọn mua các mặt hàng có ít bao bì hơn.

- Mua giấy tái chế.

- Phô-tô hai mặt giấy càng nhiều càng tốt. - Sử dụng giấy in lỗi làm giấy nháp. - Gửi thông báo qua email.

- Đăng bản tin trực tuyến. - Tránh in email ra giấy.

- Tổ chức các cuộc họp khơng có giấy tờ bằng cách đặt chương trình làm việc trên bảng tin.

- Khuyến khích bữa trưa khơng xả thải.

- Giảm việc sử dụng chai nước bằng cách sử dụng bình chứa có thể bơm lại.

* Reuse (tái sử dụng): Là việc sử dụng lại sản phẩm, hay một phần của sản

phẩm cho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần đến khi hết tuổi thọ của nó.

72

Hình 2.18: Hình ảnh phân chia đồ tái sử dụng thành 5 loại cho 5 giỏ khác nhau Ví dụ: Thay vì bỏ đi, hãy bán, tặng quần áo cũ và đồ chơi của bạn. Bìa của tạp

chí, áp phích có thể được sử dụng để làm các giấy gói q tặng. Ngồi ra, que kem, đồ trang trí cũ,… có thể được sử dụng để làm thiệp chúc mừng. Bạn có thể có những sản phẩm vơ cùng sáng tạo từ chính những món đồ tưởng chừng như bỏ đi đó.

- Thay thế các vật dụng dùng một lần bằng các vật dụng tái sử dụng và học cách chia sẻ hoặc quyên góp để tránh việc mang đi chôn lấp;

- Tái sử dụng mặt còn trống của giấy đã qua sử dụng;

- Sử dụng cốc đựng cà phê và chai nước có thể sử dụng nhiều lần;

- Trang bị đĩa, chén và dao kéo có thể sử dụng lại hoặc có thể phân hủy sinh học cho các quán ăn;

- Tặng các đồ ăn trưa không sử dụng cho chương trình ”chia sẻ bữa trưa";

- Tặng máy tính, kính mắt, điện thoại di động, quần áo, sách giáo khoa và các vật dụng khác đã qua sử dụng.

* Recycle (tái chế): Là sử dụng rác thải, vật liệu thải để làm ra các vật chất, sản

phẩm mới có ích. Các sản phẩm như lon, chai, lọ, giấy, đồ điện tử, …có thể tái chế lại. Làm như vậy vừa bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm tài nguyên.

Ví dụ:

- Biến đổi một số loại rác thành các vật dụng bằng cách tái chế giấy, thủy tinh, nhựa, lon, hộp nhựa và bìa cứng;

- Tái chế các đồ đặc biệt như pin, đồ điện tử, điện thoại di động và máy tính; - Sản xuất phân bón từ chất thải hữu cơ;

- Hạn chế ơ nhiễm các vật phẩm tái chế bằng cách đảm bảo rằng chúng đủ sạch. - Tái chế các sản phẩm mực và mực in;

73

Hình 2.19: Tháp phương án xử lý chất thải

Nhóm tái chế Nhóm tái sử dụng Nhóm tiêu hủy

- Bao bì nhựa mềm - Chai, lọ thủy tinh - Báo, tạp chí, giấy - Giấy, bìa cứng - Vật liệu bằng đồng nhôm (dây điện), thép - Giấy báo, sách cũ - Thùng cacton - Chai nhựa, Hộp nhựa, túi nhựa.

- Chai lọ, hộp thủy tinh

- Quần áo cũ - Đĩa CD

- Thức ăn thừa.

- Rau, quả và vỏ, hoa cắm lọ.

- Bã cà phê kể cả bao lọc cà phê và gói chè nhúng...

- Lá cây

- Giấy ăn đã sử dụng. - Sành sứ, gốm

- Thủy tinh vỡ (ly, tách, bòng đèn..) - Giấy ăn ( giấy ướt) đã sử dụng - Xỉ than, gạch ngói vỡ.

- Vỏ sò, vỏ hến..

- Các loại xương động vật  Hình ảnh ví dụ cho tái sử dụng chất thải

Tái chế Tái sử dụng

Ngăn chặn

Hình 2.20: Tái sử dụng ống nước hỏng hoặc dư thừa làm

kệ đựng rượu

Phương án ưu tiên lựa chọn Phương án ít được lựa chọn Ngăn chặn Tái sử dụng Giảm bớt Tái chế Tiêu hủy Hình 2.21: Tái sử dụng vỏ chai nhựa làm hộp đựng điện thoại

74

Hình ảnh ví dụ cho tái chế chất thải

Ghi nhớ: 3R là công cụ quan trọng và tiến tiến trong việc quản lý chất thải, 3R

đang được áp dụng ở tất cả các nước phát triển. Muốn áp dụng 3R thành công cần thống nhất hành động giữa cơ quan quản lý, chính quyền và người dân trong đó tun truyền là biện pháp rất quan trọng.

Kết luận: Chất thải đi kèm với hoạt động của con người trong đời sống và trong sản xuất. Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển xã hội hiện đại thì chất thải sinh ra ngày một nhiều hơn. Việc quản lý chất thải đúng cách và khoa học góp

Hình 2.22: Tái sử dụng đĩa CD làm đồ trang trí

Hình 2.23: Tái sử dụng vỏ chai coca làm chậu trồng

rau xanh

Hình 2.24: Tái sử dụng đĩa CD cũ làm miếng lót ly nhiều màu sắc

Hình 2.25: Tái chế lốp xe cũ thành bộ bàn ghế ngồi

Hình 2.26: Tái chế lốp xe cũ thành đồ chơi trong công viên

75

phần không nhỏ vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải đối với môi trường, giúp tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sản xuất và ổn định xã hội.

Câu hỏi ôn tập

1. Chất thải là gì? Chúng được phân loại như thế nào? Thế nào là chất thải nguy hại?

2. Anh/Chị hãy kể tên các chất thải thường gặp! Chúng có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

3. Anh/Chị hãy giải thích tại sao chất thải túi nylon lại có tác hại đến sức khỏe con người và môi trường? Theo Anh/Chị cần làm gì để ngăn chặn tác hại của chất thải túi nylon?

4. Hãy trình bày các tác động đến mơi trường của chất thải nhựa?

5. Kim loại nặng là gì? Anh/Chị hãy kể tên các kim loại độc phổ biến? Chì nguy hiểm với sức khỏe con người như thế nào?

6. Rác thải sinh hoạt bao gồm những loại nào? Hãy phân tích các tác hại với môi trường của chất thải sinh hoạt?

7. Anh/Chị hãy nêu định nghĩa về quản lý chất thải?

8. Ạnh/Chị hãy phân biệt giữa tái chế và tái sử dụng chất thải ? Hãy kể tên một số loại chất thải có thể tái sử dụng và chất thải có thể tái chế?

9. Nguyên tắc 3R là gì? Hãy trình bày những lợi ích của nguyên tắc 3R?

10. Anh/Chị hãy trình bày những nội dung cơ bản của việc phân loại chất thải theo nguyên tắc 3R?

2.2. Bài tập dự án 2.2.1. Khái quát 2.2.1. Khái quát

Trong bài 1 của giáo trình, với chủ đề “Sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng”, bài tập khảo sát thực tế với tư cách là một dự án cỡ nhỏ với mục đích tìm hiểu đối tượng học tập đã được giới thiệu và chỉ dẫn một cách cụ thể cả về phương pháp thực hiện, hình thức tổ chức cũng như các bước tiến hành. Một ví dụ cụ thể gắn với một đề tài khảo sát cũng đã minh họa cho cách thức tiến hành với bộ hồ sơ khảo sát. Đó là cơ sở tham chiếu cho việc thực hiện các bài tập khảo sát của các bài học tiếp theo. Vì vậy ở phần này khơng nhắc lại các nội dung đó.

Với bài “Quan lý chất thải”, tùy theo mối quan hệ với việc tổ chức thảo luận mà giáo viên có thể bố trí thời gian thực hiện khảo sát từ 3 – 4 giờ.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tài nguyên hiệu quả (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)