7. Kết cấu của đề tài
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM
1.2.2. Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện ở việc người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, khác với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thơng qua việc gian dối đó mà người có tài sản tin tưởng và tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội.
Về hành vi khách quan: (1) Hành vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại khơng biết được có hành vi gian dối; (2) Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thơng tin giả có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động, bằng hình ảnh… hoặc kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau. Hiện nay, thủ đoạn lừa đảo của tội phạm rất tinh vi, tội phạm thường thực hiện hành vi lừa đảo trên các trang MXH hoặc các trang web, sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, tội phạm sẽ cắt đứt mọi liên hệ với người bị hại và thường người bị hại không biết hoặc biết những thơng tin khơng chính xác về tội phạm[8].
Về hậu quả: Hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là làm thiệt hại về tài sản của người khác. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nếu hành vi gian dối bị phát hiện trước khi người bị lừa dối giao tài sản hoặc người bị lừa dối không phát hiện ra hành vi gian dối nhưng không thực hiện việc giao tài sản thì khơng cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho mình hoặc khơng nhận tài sản đáng lẽ phải nhận[8].
Mặt khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm quyền sở hữu tà sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản bao gồm: vật, tiền. Việc xâm phạm quyền sở
40
hữu cũng thể hiện ở hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác sau khi lừa lấy được tài sản. Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhà làm luật khơng quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt[8].
Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có tính chất chiếm đoạt, do lỗi cố ý của chủ thể, mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng rồi mới có ý định chiếm đoạt tài sản thì khơng phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác như tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản[8].
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này[8].
Như vậy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội do lỗi cố ý của chủ thể, mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại, có tính chất chiếm đoạt. nghĩa là mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội ln có trước
41
khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, để chứng minh ý thức chiếm đoạt của người phạm tội thường căn cứ vào tình trạng tài chính, ngữ cảnh của người phạm tội.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1 của đề tài, nhóm tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất. Trong đó, phân tích làm rõ các khái niệm về lừa đảo và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Xác định và làm rõ các hình thức lừa đảo đối với sinh viên hiện nay, với hai hình thức lừa đảo phổ biến là lừa đảo trực tiếp và lừa đảo gián tiếp. Làm rõ khái niệm sinh viên, sinh viên năm thứ nhất và các đặc điểm cơ bản của sinh viên năm thứ nhất. Mặt khác, làm rõ cơ sở pháp lý và yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam. Về cơ sở pháp lý gồm có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (trực tiếp) và tội lừa đảo gián tiếp (trên không gian mạng). Xác định các yếu tố cấu thành về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Từ những vấn đề lý luận được nhóm tác giả vận dụng, xây dựng và làm rõ là cơ sở lý luận quan trọng để luận giải và thực hiện các nội dung tiếp theo.
42
Chương 2
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HÌNH THỨC LỪA ĐẢO ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY