(Đơn vị: Doanh nghiệp)
Tiêu chí DNNVV DN lớn Tổng số Năm 2016 Số lượng 8.307 170 8.477 Tỷ trọng (%) 98 2,0 100 Năm 2017 Số lượng 10.577 214 10.791 Tỷ trọng (%) 98,02 1,98 100 Năm 2018 Số lượng 12.054 271 12.300 Tỷ trọng (%) 97,8 2,2 100 Năm 2019 Số lượng 16.203 297 16.500 Tỷ trọng (%) 98,3 1,7 100 Năm 2020 Số lượng 16.974 311 17.285 Tỷ trọng (%) 98,2 1,8 100 Năm 2021 Số lượng 19.744 355 20.100 Tỷ trọng (%) 98,23 1,77 100
(Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hoá, 2020 & Sở KHĐT, 2021).
4.1.2 Về cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong những năm qua cơ cấu DNNVV theo loại hình, ngành nghề, vùng miền có sự thay đổi đa dạng, mở rộng phạm vi hơn và khắc phục được sự chênh lệch lớn giữa miền núi và đồng bằng. Cụ thể:
Xét theo hình thức pháp lý và quy mơ vốn: trên địa bàn tỉnh có 1.031 DN tư
nhân (chiếm 6%); 3.743 công ty cổ phần (chiếm 21,6%) và 12.511 công ty TNHH hạn hoạt động (chiếm 72,4%). Trong đó 85,5% DN có quy mơ vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng; 12,7% DN có quy mơ vốn từ 10 - 100 tỷ đồng, 1,8% DN có quy mơ từ 100 tỷ đồng trở lên. Như vậy, có đến 98,2% DN có quy mơ nhỏ và vừa. Trong đó, tỷ lệ nhỏ và siêu nhỏ chiếm trên 95%, cịn lại gần 5% là DN có quy mơ vừa (Cục Thống kê, 2020) điều này cho thấy tỷ lệ và cơ cấu DNNVV theo quy mơ trên địa bản Tỉnh Thanh Hố cũng tương đồng với tỷ lệ trung bình chung của các tỉnh Bắc miền Trung và cả nước.
16000,0 14000,0 12000,0 10000,0 8000,0 6000,0 4000,0 2000,0 6345,0 14779,0 1266 2195,0
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
108
,0 311,0
Số lượng doanh nghiệp có quy
mơ vốn đăng dưới 10 tỷ đồng mơ vốn đăng từ 10 đến dưới 100Số lượng doanh nghiệp có quy tỷ đồng
Số lượng doanh nghiệp có quy mơ vốn đăng trên 100 tỷ đồng
Biểu đồ 4. 1: Quy mô vốn đăng ký DN đến năm 2016 và đến năm 2020
(Nguồn: Cục Phát triển DN - Bộ KH&ĐT và Sở KH&ĐT Thanh Hóa) Xét theo số lượng lao động, trên địa bàn tỉnh có 10.650 DN sử dụng dưới 10 lao
động, chiếm 61,6% tổng số DN hoạt động, 6.348 DN sử dụng từ 10 lao động đến dưới 200 lao động, chiếm 36,7%; 287 DN sử dụng từ 200 lao động trở lên chiếm 1,7% (chủ yếu là DN Nhà nước và DN FDI).
Xét theo lĩnh vực hoạt động, đa phần DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương
mại dịch vụ chiếm trên 60,7%, lĩnh vực xây dựng và công nghiệp chiếm 34,1%, lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chiếm 5,2%. Đối với tỉnh có thế mạnh phát triển du lịch, cơng nghiệp, logistics và nơng nghiệp thì tỷ lệ và cơ cấu doanh nghiệp hiện tại chưa thực sự phù hợp và hiệu quả.
Biểu đồ 4. 2: Tỷ lệ DNNVV Thanh Hóa theo ngành nghề và lĩnh vực hoạt động
(Nguồn: Sở KH&ĐT Thanh Hóa, 2021)
4.1.3 Về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh thu thuần bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của khối DN đạt 225,4 nghìn tỷ đồng, trong đó DNNVV 119,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2 lần so với cùng kỳ giai đoạn 2010-2015, chiếm 52,9% tổng doanh thu của DN tồn tỉnh (khu vực DN có vốn nhà nước đạt trên 21 nghìn tỷ đồng, khu vực DN có vốn đầu tư nước ngồi đạt trên 65 nghìn tỷ đồng, tăng 3 lần). Như vậy, tỷ lệ doanh thu trên DNNVV khơng lớn nhưng xét trên tổng thể DNNVV đóng góp tỷ lệ rất quan trọng (52,9%) trong tổng cơ cấu doanh thu và là động lực cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 4. 3: Doanh thu thuần của DNNVV giai đoạn 2016-2020
(Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá, 2021; Cục thuế Thanh Hoá, 2021)
Năm 2016 Năm 2017 Năm2018 Năm2019 Năm 2020
121712,5 108444,5 145435,4 159445 161250 180000 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0
Kết quả thống kê cho thấy tổng lợi nhuận của toàn DN giai đoạn 2016-2020 là 7,5 nghìn tỷ đồng, trong đó DNNVV đạt 2,568 nghìn tỷ đồng tương đương 34,5% tăng trưởng khoảng 1,6 lần so với cùng kỳ giai đoạn 2010-2015, tuy nhiên mức tăng lợi nhuận thiếu ổn định và thấp so với tăng doanh thu của tồn doanh nghiệp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận của DNNVV thấp như năng lực quản trị chưa hiệu quả dẫn đến những lãng phí trong q trình tác nghiệp, đa phần DN có quy mơ nhỏ nên chưa khai thác được các lợi thế cạnh tranh nhờ quy mô, công nghệ và khoa học cũng là một trong những rào cản dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao (Nguyễn Thị Loan, 2018).
X
Biểu đồ 4. 4: Mức lợi nhuận trước thuế của DN giai đoạn 2016 - 2020
(Nguồn: Cục Thuế và Cục Thống kê tỉnh, 2021)
Bên cạnh đó, năm 2020 do tác động tiêu cực của dịch bệnh covid 19 dẫn đến nhiều DNNVV bị gián đoạn trong quá trình hoạt động, đứt gãy chuỗi cung ứng và chuỗi tiêu thụ hàng hoá dẫn đến những thiệt hại trong kinh doanh là nguyên nhân khiến lợi nhuận của nhóm DNNVV sụt giảm mạnh.
4.1.4. Những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thanh Hoá
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thanh Hố cũng có những đặc điểm cơ bản giống cộng đồng DNNVV Việt Nam như chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số DN, dễ bị tổn thương khi có những biến động bất lợi từ mơi trường, vốn kinh doanh ít, số lượng lao động khiêm tốn (61,6% tổng số DN sử dụng dưới 10 lao động), là lực lượng tạo ra trên 50% tổng việc làm hàng năm và là động lực cho các DN khởi nghiệp. Ngoài ra DNNVV Thanh Hố cũng có một số đặc trưng cơ bản sau:
Là lực lượng DN chiếm số lượng đông nhất (trên 98%) nhưng DNNVV Thanh Hoá chỉ chiếm khoảng 50% tổng lượng vốn đăng ký kinh doanh.
Vốn kinh doanh trên một DN rất khiêm tốn và đang có xu hướng giảm so với các năm trước đó. Cụ thể 85,5% DN có quy mơ vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2015).
Nhân sự trong DNNVV khá khiêm tốn, số DN có dưới 50 lao động chiếm trên 90% và đang có xu hướng giảm dần đều qua các năm (Cục thống kê, 2021).
Đa phần DNNVV là DN khởi nghiệp, DN hình thành từ mơ hình hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình vì vậy năng lực quản trị hiện đại cịn hạn chế.
Cơng nghệ, máy móc thiết bị cịn lạc hậu và chưa thực sự được chú trọng đầu tư bài bản do thiếu vốn dẫn đến hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động cịn thấp. Bên cạnh đó tình trạng ngại thay đổi cơng nghệ và cách thức quản lý hiện đại chiếm tỉ lệ cao. Đơn cử tỷ lệ DN ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số chỉ chiếm 5- 10% tổng số DNNVV trên địa bàn (Sở Thông tin và Truyền thông, 2021).
DNNVV Thanh Hố có cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, số DN dịch vụ và xây dựng chiếm tỷ lệ rất lớn (trên 61%) trong khi DN nông nghiệp và du lịch hai ngành có thế mạnh được xem là động lực phát triển kinh tế của tỉnh nhưng số lượng DN rất khiêm tốn chưa đến 7%.
DNNVV Thanh Hoá thiếu sự liên kết trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị dẫn đến thường xuyên gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào sản xuất cũng như tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
4.2 Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hố
4.2.1 Về cơ cấu giới tính, độ tuổi trung bình của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu thống kê đầu năm 2021, tồn tỉnh có 13.394 giám đốc là nam giới chiếm 78,8% tổng số, và 3.604 giám đốc là nữ giới chiếm 21,2% (Cục thống kê, 2021). Trong khi đó, tỷ lệ doanh nhân nữ của khu vực Bắc Trung Bộ là 19,2%, Duyên hải miền Trung là 23,53%, trung bình cả nước là 25,63% (Tổng cục thống kê, 2019), điều này cho thấy tỷ lệ giám đốc nữ ở Thanh Hoá thấp hơn so với tỷ lệ giám đốc nữ của toàn quốc. Độ tuổi trung bình của giám đốc DNNVV Thanh Hố là 37,5 tương đối trẻ so với mặt bằng chung cả nước (42 tuổi). Kinh nghiệm quản lý trung bình của giám đốc DNNVV là 5.35 năm ở mức tương đồng so với trung bình các giám đốc DNNVV trên phạm vi tồn quốc.
4.2.2 Về trình độ học vấn của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đa phần giám đốc DNNVV có trình độ học vấn trung học phổ thơng trở lên chiếm 93%; giám đốc có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 67,8% và trình độ sau đại học chiém 4,2%. Trong đó, giám đốc có kiến thức chun mơn về kinh tế, quản lý, kinh doanh chiếm gần 25%, có khả năng sử dụng ngoại ngữ giao tiếp (Tiếng Anh, Nga, Trung) chiếm 7,5% thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước. (Cục thống kê, 2021; Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hố, 2021). Có thể thấy trình độ học vấn và chun mơn của giám đốc DNNVV Thanh Hoá cũng tương đối cao, đây là điều kiện thuận lợi để giám đốc tiếp cận các chương trình đào tạo và phương pháp nâng cao NLQL đáp ứng nhu cầu công việc trong môi trường kinh doanh nhiều biến động như hiện nay.
4.2.3 Đặc điểm nổi bật của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thanh Hố là một tỉnh đơng dân thứ 3 cả nước nhưng cộng đồng giám đốc DNNVV Thanh Hoá chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn bằng 1,5% so với cả nước và được hình thành muộn hơn nhiều địa phương khác (Tổng cục thống kê, 2021; Cục thống kê, 2021). Giám đốc DNNVV Thanh Hoá những đặc điểm nổi bật sau:
Đa phần giám đốc DNNVV có tuổi đời tương đối trẻ, tầm nhìn và tư duy chiến lược, sức ảnh hưởng đối với xã hội còn hạn chế, thiếu sự liên kết trong kinh doanh (Nguyễn Thị Loan, 2018). Giám đốc là nam giới chiếm trên 75% và cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây giám đốc DNNVV có xu hướng hồn thiện, trẻ hố và chuẩn hóa về trình độ, NLQL và điều hành (Do Minh Thuy & Nguyen Thi Loan, 2019).
Giám đốc DNNVV được đánh giá rất chăm chỉ, kiên trì và tiết kiệm, cụ thể mỗi giám đốc giành đến 18 giờ/ngày để làm việc và rất kiên trì theo đuổi mục tiêu. Số lượng giám đốc DNNVV thất bại sau lần khởi nghiệp ban đầu là 73% tuy nhiên lượng tiếp tục theo đuổi mục tiêu và đạt được thành cơng là gần 60% trong số đó. Mức chi tiêu trung bình cho một giám đốc tiết kiệm tối đa và được ước tính gấp khoảng 1,75 lần lao động bình thường (Nguyễn Thị Loan, 2018; Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hoá, 2020), tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ chi tiêu trung bình của giám đốc tại Việt Nam và một số nước Châu Á. Theo khảo sát định tính nhóm giám đốc DNNVV trong Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hoá (2020) đa phần giám đốc rất tiết kiệm trong chi phí đi lại, sinh hoạt phí trong giai đoạn đầu thành lập và duy trì thói quen cho những năm tiếp theo đến khi DN phát triển lớn mạnh.
Giám đốc DNNVV Thanh Hoá ham học hỏi và cầu thị. Các giám đốc DNNVV có ý thức sẵn sàng học hỏi và thích được học tập mở rộng và nâng cao kiến thức xã hội, quản lý kinh doanh. Số lượng giám đốc tham gia các khóa đào tạo hàng năm rất cao chiếm đến trên 95% tổng số DN được đào tạo. Theo thống kê của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh hố (2020) trong 5 năm 2017-2020 có hơn 37 nghìn lượt giám đốc DNNVV tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng doanh nhân được tổ chức định kỳ trên địa bàn tỉnh.
Giám đốc DNNVV Thanh Hố được đánh giá là thơng minh, sáng tạo và có khả năng chịu được áp lực cao trong cơng việc. Cụ thể, với quy mô DN vừa và nhỏ thiếu thốn nhiều nguồn lực và áp lực cạnh tranh cao nhưng giám đốc DNNVV đã rất nỗ lực, sáng tạo để tìm kiếm giải pháp và phát triển DN vững mạnh. Đơn cử trong năm 2019 tỷ lệ DNNVV thành lập có tỷ lệ sống sót đạt trên 50%, trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid 19, tỷ lệ DNNVV tạm ngừng hoạt động và phá sản trung bình cả nước 30% trong đó tại Thanh hố tỷ lệ này là gần 30%. Khoảng 63% giám đốc DNNVV đã chủ động tìm giải pháp thích ứng cho DN trong thời kỳ Covid 19 như thay
đổi ngành nghề, tái cơ cấu, thay đổi cách thức hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng tin và chuyển đổi số để thích ứng với điều kiện phát triển trong giai đoạn “bình thường mới” (Le Hoang Ba Huyen và cộng sự., 2020).
Giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chưa thực sự sẵn sàng hội nhập sâu vào thị trường quốc tế. Là tỉnh có nhiều điều kiện cho hội nhập quốc tế như có Khu kinh tế động lực Nghi Sơn, có chính sách tốt khuyến khích DN hội nhập như các chương trình hỗ trợ, xúc tiến thương mại quốc tế diễn ra thường xuyên nhưng tỷ lệ DNNVV tham gia xuất khẩu hay gia nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu rất hạn chế, chiếm chưa đến 0,05% tổng số doanh nghiệp.
Giám đốc DNNVV chưa tận dụng và khai thác được lợi thế địa phương cho phát triển. Nghị quyết 58/NQ-TU năm 2020 đã xác định Thanh Hoá là một cực tăng trưởng cùng với Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh trong đó lấy du lịch làm ngành kinh tế trọng điểm, tập trung khai thác thế mạnh của ngành Logistics. Tuy nhiên đến nay tỷ lệ DN trong lĩnh vực này rất thấp chỉ chiếm chưa đến 2% tổng DN toàn tỉnh (Nguyễn Thị Loan, 2018).
Giám đốc DNNVV Thanh Hố có trình độ học vấn cao nhưng thiếu kỹ năng quản trị DN theo hướng hiện đại, ngại ứng dụng công nghệ cao vào trong quản lý. Đa phần giám đốc DNNVV được trưởng thành từ nghề, tức là sau quá trình tự kinh doanh thành cơng, cơ sở có quy mơ lớn dần rồi phát triển doanh nghiệp, vì vậy có bề dày kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng thiếu kiến thức và kỹ năng điều hành DN hiện đại . Nhận thức của giám đốc về vai trị của cơng nghệ thơng tin và internet đối với hoạt động kinh doanh cao, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh chưa thực sự được chú trọng. Theo báo cáo của VCCI Thanh Hố chỉ có 12% DN sẵn sàng chuyển đổi số và ứng dụng số trong q trình kinh doanh, trong đó chỉ có gần 5% giám đốc DNNVV ứng dụng số, chuyển đổi số trong q trình hoạt động (UBND tỉnh Thanh Hố, 2020a).
Đa phần giám đốc DNNVV xuất phát từ các hộ kinh doanh cá thể. Theo số liệu thống kê có đến 55% DN vừa, 69% DN nhỏ và 77% DN siêu nhỏ được hình thành từ các hộ kinh doanh cá thể và DN start-up (Vũ Tiến Lộc, 2017) nên mang nặng tư duy quản trị theo kiểu “gia đình trị” nên rất khó trong việc mở rộng quy mơ và áp dụng các phương pháp hiện đại trong quản lý.
Những đặc điểm về NLQL của giám đốc DNNVV Thanh Hố được hình thành do sự tác động của môi trường kinh doanh, điều kiện KT - XH địa phương cũng như quá trình tự nhận thức và tự hồn thiện của giám đốc. Vì vậy, trong thời gian tới cần có sự nghiên cứu và giải pháp hữu hiệu hơn nhằm giúp giám đốc DNNVV nâng cao NLQL điều hành.
4.4 Thực trạng nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừatrên địa bản tỉnh Thanh Hoá trên địa bản tỉnh Thanh Hoá
4.4.1 Thực thi các chính sách, pháp luật của trung ương về nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Có rất nhiều chính sách hỗ trợ NCNLQL của giám DNNVV được Trung ương và địa phương nghiên cứu triển khai đã và đang đem lại kết quả khả quan. Cụ thể:
- Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trị của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 09-NQ/TW). Đây là nghị quyết đánh dấu vai trị của đội ngũ doanh nhân nói chung và giám đốc DNNVV nói riêng. Quan điểm chỉ đạo của nghị quyết là “tập trung xây dựng đội ngũ doanh
nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các DN hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ, tham gia tích cực vào