STT Loại thiết bị Phần trăm
1 Máy 1 kim 9 %
2 Máy 2 kim 14 %
3 Máy vắt sổ 3 chỉ 7 %
4 Máy vắt sổ 4 chỉ 9 %
5 Máy vắt sổ 5 chỉ 11 %
Bước công việc này dùng máy 1 kim nên cộng thêm 9% và cộng thêm 10% mệt mỏi và nhu cầu cá nhân. Tổng phần trăm cộng thêm là 19%
Thời gian định mức thực tế = Thời gian cần thiết thực hiện 1 chu trình + thời gian phụ
Lập quy trình chuẩn cho cơng ty
Số lượng bước cơng việc trong quy trình cơng nghệ cho một mã hàng thường rất lớn không thể thực hiện đo thời gian định mức cho tất cả các bước cơng việc của mỗi quy trình cơng nghệ vì như vậy rất tốn thời gian và khơng đáp ứng được yêu cầu tiến độ sản xuất. Tiến hành thực hiện hệ thống hóa các dữ liệu cũ để thiết lập hệ thống quy trình chuẩn dùng cho việc sản xuất những mã hàng tương tự về sau. Tuy nhiên, khi sử dụng quy trình chuẩn trong một mã hàng mới cần chú ý thay đổi thời gian định mức cho phù hợp nếu như: - u cầu độ chính xác đường may có thay đổi.
- Vật liệu dùng để may thay đổi.
- Chiều dài đường may thay đổi nhiều. - Thay đổi loại máy.
- Thay đổi loại đồ gá. - Thay đổi bậc thợ sử dụng.
Dựa vào kinh nghiệm của chuyền trưởng và cá nhân công nhân
Nhiều khi do đơn hàng ngắn và đa dạng, hoặc vì những lý do khác khiến khơng thể tiến hành và xác định thời gian định mức, dựa vào kinh nghiệm của tổ trưởng và báo cáo của công nhân cũng là một phương pháp, tuy nhiên phương pháp này có độ tin cậy thấp.
Ngồi ra, độ chính xác của thời gian định mức cịn cần được kiểm tra lại sau khi thực hiện sản xuất thực tế trên chuyền. Nếu phát hiện sự không cân đối trong dây chuyền khiến hàng bị ứ tại một bước cơng việc nào đó thì cần kiểm tra lại thời gian định mức của bước cơng việc đó.
Ứng dụng tin học trong việc lập quy trình cơng nghệ
Việc ứng dụng phần mềm trong việc lập quy trình cơng nghệ giúp hệ thống hóa các dữ liệu trong sản xuất theo quy trình cơng nghệ chuẩn, cho phép kiểm chứng lại thời gian định mức một cách nhanh chóng khi lập một quy trình mới.
Cân đối lao động
Để xuất ra sản phẩm, các công đoạn của quy trình sẽ được phân chia cho cơng nhân thực hiện tại các vị trí làm việc. Số lượng cơng đoạn của quy trình may sẽ khơng tương
đồng với số vị trí của chuyền. Đồng nghĩa với việc mỗi cơng nhân có thể đảm nhận vài cơng đoạn của quy trình. Trong thực tế, cơng nhân trên chuyền cần thực hiện một khối lượng công việc như nhau trong cùng một khoảng thời gian nhất định để nâng cao hiệu quả sản xuất của chuyền. Việc phân chia lao động hợp lý sẽ giúp đạt được 3 yếu tố: đơn giản hóa, chun mơn hóa và tiêu chuẩn hóa.
Sự cần thiết của việc cân đối lao động Về mặt quản lý cơng việc
- Giảm tình trạng cơng nhân phải chờ hàng trên chuyền. Giảm khả năng ùn tắc hàng trên chuyền.
- Đa dạng hóa các loại cơng việc có thể làm tăng tinh thần làm việc của công nhân. - Cân đối lao động hợp lý giúp sử dụng hiệu quả nguồn nhân cơng.
- Tránh các lãng phí trong chi phí trả lương cho nhân cơng.
- Quản lý chuyền không mất nhiều thời gian để giải quyết các sự cố trong cơng việc. Họ có nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm kiếm các biện pháp đẩy mạnh năng suất. - Có cơ hội để duy trì sản xuất ổn định và kiểm sốt sản xuất. Hạn chế một số nguyên
nhân ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của chuyền.
- Hạn chế các rủi ro về vệ sinh cơng nghiệp, an tồn lao động.
- Giảm chi phí khấu hao của máy móc và thiết bị do máy móc thiết bị sử dụng tối đa. - Đảm bảo mức độ trật tự và kỷ luật trong chuyền may. Xây dựng mỹ quan của môi
trường sản xuất.
Về mặt năng suất và chất lượng
- Công nhân có thể cải thiện kỹ năng làm việc, nâng cao tay nghề và mức độ chuyên nghiệp. - Đảm bảo năng suất thực tế của chuyền gần với năng suất thiết kế.
- Chất lượng sản phẩm được đảm bảo đồng đều trong suốt quá trình sản xuất. - Hạn chế sự phát sinh sản phẩm lỗi, giảm thời gian kiểm tra hàng, sửa hàng.
Nguyên tắc cân đối lao động
- Ghép các bước công việc làm bằng máy cùng chủng loại máy, cùng bậc thợ, đồ gá hoặc các bước công việc bằng tay liên tiếp nhau trong một cụm lắp ráp.
- Ghép các bước công việc làm bằng máy cùng chủng loại máy, cùng bậc thợ, đồ gá hoặc các bước công việc làm bằng tay khác cụm chi tiết.
- Ghép các bước công việc làm bằng máy và làm bằng tay trước và sau kế tiếp nhau. Khi ghép lao động cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Chỉ nên chia nhỏ 1 bước công việc khi số lao động ≥ 1 và hạn chế tối đa việc có quá nhiều người cùng làm một bước công việc (chất lượng sản phẩm sẽ không đều).
- Các bước công việc được phân chia nhỏ thì khơng được đưa q xa vị trí làm việc chính các bước cơng việc có tính chất khác nhau thì khơng được bố trí vào cùng một vị trí làm việc.
- Các bước công việc phụ khi ghép với các bước cơng việc chính cần được cân nhắc kỹ để người cơng nhân ít phải đi lại tránh gây lộn xộn trong phân xưởng.
- Việc lựa chọn công việc cho một người làm cần phải cân nhắc đến tính hợp lý của tay nghề công nhân.
- Thời gian phân bố cho một lao động (sức làm) phải tương đương với NĐSX và số lao động phải tương đương 1.
- Thợ chạy chuyền phải chú ý tới những người nhanh nhẹn và số lao động phải < 1.
Phương pháp cân đối lao động
Cân đối các vị trí làm việc dựa vào nhịp độ sản xuất. Trong q trình cân đối các vị trí sản xuất, giá trị thời gian phân chi cho từng vị trí sản xuất phải luôn luôn nằm trong giới hạn hai mức kiểm soát trên và dưới.
UCL = NĐSX/ hiệu quả cân đối chuyền mục tiêu (87%) = 62.94/ 87 ~ 72.4 LCL = (2 x NĐSX) – ULC = (2 x 62.94) – 72.4 ~ 53.5
Mã hàng SM7 – 0720 được triển khai với 32 công nhân/chuyền, thể hiện qua bảng sau: