Mức hoạt
động Trụ Các bộ phận hoạt động
1 Xương ngón tay Các ngón tay
2 Cổ tay Bàn tay và các ngón tay
3 Khuỷu tay Cánh tay dưới, bàn tay và các ngón tay
4 Vai Cánh tay trên, cánh tay dưới, bàn tay và các ngón tay
5 Thân mình Thân mình, cánh tay trên, cánh tay dưới, bàn tay và các ngón tay
Điều kiện trên có nghĩa là nếu một việc chỉ cần thực hiện bằng cách tự động các ngón tay thì khơng dùng đến cử động của bàn tay…
- Cần cung cấp đầy đủ ánh sáng, ghế ngồi có chiều cao hợp lý để người cơng nhân có tư thế thuận lợi.
- Màu sắc của nơi làm việc phải tương phản với sản phẩm được gia công để giảm sự mệt mỏi của mắt.
- Vật dụng và nguyên liệu cần thiết cần được bố trí trong vùng làm việc tối đa của cánh tay. Trong q trình may, người cơng nhân cần phải thực hiện quá trình tư duy trong thời gian làm việc. Q trình tư duy càng nhanh chóng và chính xác thì việc thực hiện cơng
việc càng nhanh chóng và chính xác. Để đơn giản hóa tư duy của cơng nhân trong q trình may cần phải:
- Chỉ nên giao cho cơng nhân một số cơng đoạn ít cần phải suy nghĩ. - Giao cho mỗi cơng nhân càng ít bước cơng việc càng tốt.
- Giảm thiểu những yếu tố cần phải phối hợp trong một chu trình.
- Giảm việc cơng nhân phải suy nghĩ bằng cách sử dụng cữ gá lắp với mục đích đo kích thước của đường may.
- Chỉ dẫn cơng nhân cụ thể một chu trình cơng việc và bố trí nơi làm việc. Kiểm tra xem cơng nhân có thực sự hiểu tại sao bố trí làm việc như vậy hay khơng.
- Khuyến khích khả năng tự hoàn thiện thao tác và mọi đề nghị của cơng nhân.
- Bố trí nơi làm việc theo một trật tự khơng thay đổi để công nhân khơng phải tốn thời gian tìm kiếm.
Cân bằng chuyền
Mục đích của việc cân bằng chuyền
- Tránh được việc công nhân làm việc chăm chỉ mà vẫn ứ hàng, dẫn đến sản lượng cuối chuyền không cao.
- Tránh được việc cơng nhân ở cơng đoạn này phải lãng phí thời gian ngồi chờ cơng đoạn trước cung cấp hàng cho mình.
- Kiểm sốt được hàng gối đầu trên chuyền ln ở mức cân bằng.
- Đầu ra của mỗi công đoạn trong suốt quá trình sản xuất ln cân bằng và ổn định. - Tạo ra những nhóm bước cơng việc có thời gian gần bằng nhau.
- Dây chuyền được cân bằng chuyền tốt sẽ giảm tối đa thời gian dừng máy, luồng công việc nhịp nhàng và đạt mức sử dụng năng lực và sử dụng lao động tốt hơn.
Các nguyên tắc thực hiện việc cân bằng chuyền [9]
- Cơng việc có thời gian dài nhất (Longest task time - LTT): Chọn công việc có
sẵn mà có thời gian thực hiện dài nhất.
- Công việc theo sau nhiều nhất (Most following task - MFT): Chọn cơng việc có
sẵn mà có số cơng việc theo sau là nhiều nhất.
- Cơng việc theo sau ít nhất (Least following tasks - LFT): Chọn cơng việc có sẵn
mà có số cơng việc theo sau ít nhất.
Trong thực tế cần ít nhất là 2 nguyên tắc để thực hiện một bài tốn cân bằng chuyền đạt hiệu quả.
Quy trình thực hiện cân bằng chuyền
- Sau khi tiến hành rải chuyền 2-3 ngày, bộ phận kỹ thuật công nghệ (IE) triển khai xuống bấm giờ lại thời gian thực tế của tất cả các công đoạn.
- Tiến hành cân đối lại đường chuyền cho phù hợp với khả năng thực tế của từng công nhân. - Thống nhất lại các phương án cân đối cùng với tổ trưởng sản xuất.
- Tiến hành cân đối lại đường chuyền.
- Khi năng suất trong chuyền có vấn đề hay đơn hàng chạy được một thời gian dài, phải tiến hành cân đối lại đường chuyền để cân đối và cải thiện tình hình năng suất trong chuyền.
Chức năng nhiệm vụ của quản lý chuyền may Trưởng chuyền [4]
Những chức năng của chuyền trưởng
Cân đối chuyền được coi là cơng việc chính của tổ trưởng vì chính việc cân đối chuyền của tổ trưởng mà tốt thì năng suất của chuyền mới cao. Việc lập kế hoạch từ trước cũng là một cơng việc chính. Điều độ là một cơng việc quan trọng tiếp theo. Kiểm soát chất lượng của thợ là cách giảm chi phí sản xuất và nhiệm vụ của trưởng chuyền là phải phát hiện ra lỗi sớm nhất và khắc phục các nguyên nhân gây ra lỗi. Công việc cụ thể yêu cầu với một người trưởng chuyền có thể khơng giống nhau ở các cơng ty khác nhau. Về chi tiết, những nhiệm vụ chính của trưởng chuyền được liệt kê dưới đây:
Sản xuất
Kế hoạch
- Đảm bảo rằng BTP cắt, chỉ, lót đã được đưa đầy đủ tới từng bộ phận khác, đã sẵn sàng cho việc rải chuyền.
- Yêu cầu nhân viên chuyển từ công việc này sang công việc khác, hoặc yêu cầu lãnh đạo cung cấp thêm năng lượng để đảm bảo số lượng nhân lực cần thiết.
- Lập bảng dữ liệu về năng lực cơng nhân (số lượng sản phẩm cơng nhân có thể sản xuất tương ứng với những công đoạn khác nhau).
Chất lượng
- Kiểm tra xem sản phẩm sản xuất ra có đạt u cầu chất lượng khơng.
- Kiểm tra một số sản phẩm lỗi, yêu cầu chỉnh sửa và thông báo cho lãnh đạo biết về những vấn đề chất lượng chủ yếu.
- Báo cáo về số lượng vải lỗi quá mức bình thường hoặc chất lượng kém của những khâu khác trong xí nghiệp.
Quản lý nhân sự
Tuyển dụng và thải hồi
- Yêu cầu tuyển thêm nhân sự khi cần và cần phải lập kế hoạch cho việc thay thế. - Trả lời nguyên nhân thải hồi và cung cấp bằng chứng.
Giới thiệu về sản xuất
- Giới thiệu cho cơng nhân học nghề về quy trình sản xuất may.
- Giới thiệu cho nhân viên mới về phân xưởng, xí nghiệp và về các nội quy. - Truyền đạt cho nhân viên mới về quy định an toàn lao động và yêu cầu tuân thủ.
Đào tạo
- Ghi chép lại yêu cầu đào tạo từng nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. - Hướng dẫn công việc khi cần thiết.
- Kiểm sốt cơng việc của những học viên học nghề trên chuyền. - Liên hệ với bộ phận đào để nhận nhân viên mới cho chuyền.
Sử dụng
- Hàng ngày, trao đổi với lãnh đạo bộ phận để điều phối nhân viên trong bộ phận nhằm đối phó với tình hình nghỉ việc.
Kỷ luật
- Tuân thủ kỷ luật của phân xưởng.
- Làm việc với những nhân viên đi trễ, về sớm hoặc nghỉ trưa quá giờ.
- Chắc chắn rằng mọi nhân viên đã nắm vững quy định của xí nghiệp và tuân thủ các quy định đó.
- Đề nghị với lãnh đạo bộ phận về việc đình chỉ hay cho nhân viên nghỉ việc.
An toàn
- Hiểu và áp dụng các yêu cầu về an toàn lao động.
- Chỉ cho phép những cơng việc đảm bảo an tồn được thực hiện.
- Chắc chắn rằng bộ phận cơ điện đã được kiểm tra sự an toàn của toàn bộ máy móc. - Chuyển nhân viên gặp tai nạn đến nơi sơ cứu.
Quan hệ với nhân viên
- Giải quyết những vấn đề cá nhân trong tổ sớm nhất có thể và chuyển cho lãnh đạo giải quyết những vấn đề cần lãnh đạo trợ giúp.
- Báo cáo những vấn đề bất ổn trong sản xuất cho lãnh đạo. - Chuyển những yêu cầu của cơng đồn tới người có trách nhiệm. Thao tác và quy trình
- Hướng dẫn cơng nhân cải tiến thao tác.
- Kiểm tra xem quy trình sản xuất có hợp lý và cho sản phẩm đạt yêu cầu không. - Kiểm tra xem những thao tác chuẩn, dụng cụ, cữ gá, thiết bị và bố trí chuyền hợp lý. - Yêu cầu xem xét lại những quy trình, thao tác và thời gian định mức chưa hợp lý. - Báo cáo với lãnh đạo những nguyên nhân gây không đạt chất lượng hay sản lượng. Tiền bạc
Lương
- Xử lý những yêu cầu về lương, thưởng, thơng báo cho bộ phận tính lương, nếu như cần trợ giúp từ họ.
- Phát phiếu lương tháng.
- Xác nhận và phân tích ngun nhân của việc khơng đạt định mức sản lượng của cơng nhân.
Chi phí
- Điều chỉnh những khu khơng đạt định mức sản lượng.
- Xử lý những nguyên nhân gây ra chất lượng thấp nhằm giảm tối đa số lượng sản phẩm bị loại bỏ và thấp cấp. Khắc phục nguyên nhân về người và máy.
- Xử lý nguyên nhân gây ra sự dừng sản xuất nhằm mục đích giữ thời gian dừng sản xuất ở mức tối thiểu.
Thời gian biểu của chuyền trưởng
Đầu ca
Nhân sự
- Kiểm tra bằng mắt tồn bộ tình hình trong chuyền, xác định những nhân viên vắng mặt, bố trí những nhân viên dự phòng.
- Trao đổi với lãnh đạo tăng cường nhân lực nếu cần.
Ghi chép
- Kiểm tra NPL đầu vào có đủ khơng.
- Xem kết quả kiểm tra số lượng hàng đã về từ QC.
- Kiểm tra tình hình máy móc và khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất. - Chốt số lượng may.
Kiểm tra thường xuyên trong ca
Hàng giờ
- Kiểm tra bảng cân đối chuyền. - Kiểm tra lượng BTP tồn chuyền. - Lập kế hoạch tiếp theo.
Kiểm soát chất lượng
- Trên đường đi trong chuyền, kiểm tra những công đoạn quan trọng và những công đoạn mới học việc.
- Trao đổi với công nhân những vấn đề liên quan đến chất lượng. Một ngày một lần
Trao đổi với lãnh đạo
- Báo cáo sản lượng.
- Trao đổi về năng suất ngày hôm qua và kế hoạch ngày hôm nay.
Kiểm tra năng suất
- Kiểm tra năng suất tối thiểu của hai công nhân trong mỗi ngày. - Chú ý tới những khâu yếu.
- Kết hợp kiểm tra thao tác với kiểm tra chất lượng.
Theo dõi công nhân học nghề
- Theo dõi công nhân học nghề trên chuyền.
Vệ sinh chung
- Theo dõi tình hình vệ sinh tại nơi làm việc của công nhân, lối đi. - Chú ý tới việc tuân thủ những yêu cầu về an toàn lao động.
Thiết bị
- Để ý đến những dấu hiệu bất thường.
- Chú ý tới những máy mới sửa vào hôm trước. - Xem xét tình trạng của các máy dự phịng.
Duy trì kỷ luật thời gian
- Nhắc nhở những công nhân tới trễ. - Theo dõi thời gian nghỉ trưa đúng giờ. Cuối giờ
Nhân sự
- Dự kiến những công nhân vắng mặt vào ngày mai.
- Tắt tất cả các máy móc trước khi ra về. Hàng tuần
Lương, thưởng
- Ghi chép sản lượng và giờ công của công nhân một cách chi tiết và cẩn thận.
Mức độ hoàn thành kế hoạch
- Sản lượng tăng hay giảm. - So sánh với định mức cần đạt.
Kế hoạch
- Những PO sắp lên truyền.
- Những mã hàng mới sắp lên chuyền. - Những loại vải mới sắp sử dụng. - Công nhân cần thiết.
- Định mức cần đạt.
Kiểm soát
- Đạt kiểm tra những công đoạn không đạt định mức và làm rõ nguyên nhân. - Tiêu chuẩn chất lượng.
- Tổng sản lượng đã đạt và hiệu quả.
Những công việc khác
- Những cơng việc địi hỏi sự quan tâm đặc biệt vào tuần tới. - Hiệu quả của những công việc triển khai trong tuần trước.
Chuyền phó
Yêu cầu chung [10]
- Chấp hành tốt mọi nội quy và quy định của công ty cũng như của nhà máy đề ra. - Sắp xếp, thực hiện tốt các cơng việc được giao, tăng ca khi có nhu cầu.
- Tuân thủ mọi sự điều động và phân công của cấp trên, nghỉ phải xin phép và báo trước để sắp xếp công việc và nhận sự thay thế để không gây ảnh hưởng đến cơng việc. - Có tác phong đạo đức gương mẫu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cố gắng học hỏi và
trao đổi kinh nghiệm giữa quản lý của các chuyền để cùng nhau tiến bộ. - Là thành viên có thể thay thế tổ trưởng khi có nhu cầu.
Quyền hạn của tổ phó chuyền may
- Điều hành hoạt động của chuyền may khi tổ trưởng vắng mặt.
- Đề xuất với tổ trưởng chuyền may về quyết định phạt trừ trong thất thoát NPL. - Ý kiến đề xuất lên tổ trưởng và quản đốc kỹ luật hoặc khen thưởng thành viên trong
tổ sản xuất.
Trách nhiệm của tổ phó chuyền may
- Chịu sự điều hành trực tiếp của tổ trưởng để đáp ứng sản xuất.
- Chấm cơng và báo cơm cho phịng tổ chức quản lý nhân sự, quản lý nhân sự tổ theo hệ thống liên quan đến biểu mẫu báo cáo.
- Nhận lệnh cấp phát và bảng kế hoạch từ bộ phận kế hoạch và quản đốc, chuẩn bị BTP và các phụ liệu cần thiết một cách nhanh chóng.
- Kiểm sốt định mức, bảng màu, BTP, phụ liệu phục vụ theo yêu cầu sản xuất, thay thân và bổ sung hàng nhanh chóng, kịp thời.
- Hàng ngày, phải báo cáo tình hình giao và nhận hàng trong ngày, nêu ra những vướng mắc và khó khăn, cũng như dự báo tình hình… cho tổ trưởng, quản đốc phân xưởng để kịp thời có hướng xử lý.
- Hướng dẫn và quản lý nhóm phụ chuyền sắp xếp hàng hóa một cách gọn gàng và khoa học. Hàng ngày kiểm tra, bảo quản NPL tránh thất thoát khi cấp phát.
- Hỗ trợ tổ trưởng trả hàng tái chế và quản lý số lượng thành phẩm, giao nhận hàng giữa các bộ phận liên quan phải cụ thể, rõ ràng và chính xác, tránh thất thoát và mất mát.
Nhiệm vụ của tổ phó chuyền may
Bên cạnh quyền hạn tổ phó chuyền may cịn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau đẩy để đảm bảo việc sản xuất được diễn ra trôi chảy với năng suất tốt nhất.
Nhiệm
vụ Mô tả nhiệm vụ
Chuẩn bị thiết bị
Chuẩn bị thiết bị máy móc, cơng cụ cải tiến trước khi rải chuyền, khi bố trí thiết bị phải sử dụng hết công suất và đảm bảo phù hợp giữa các bước công việc. Nhận
BTP
Nhận BTP tại kho hoặc tại phòng cắt, kiểm tra mã hàng, số lượng chi tiết, số lượng sản phẩm, thông số kỹ thuật của BTP.
Phân phối BTP
Phân phối BTP đến từng vị trí làm việc, thường xuyên theo dõi tiến độ sản xuất trên từng công đoạn, tránh để các công đoạn bị ùn ứ hoặc đứt chuyền. Thay thân Những thân nào bị lỗi hay bị dơ thì tổng hợp lại và xin thay thân để bổ sung
cho hàng hư.
Vét hàng
Sau khi mã hàng sắp hết, tổ phó kiểm tra lại số BTP còn hư hỏng trên chuyền thu gom lại để chỉnh sửa, thay thân chi tiết và may hoàn tất số hàng còn lại để đủ số lượng đơn hàng.
Kỹ thuật chuyền
Chức năng và nhiệm vụ của kỹ thuật chuyền
- Nhận, kiểm tra tài liệu và mẫu gốc của mã hàng tại phòng kỹ thuật.
- Nghiên cứu tài liệu và mẫu gốc: Trường hợp có những yếu tố khơng phù hợp thì phải báo cáo lãnh đạo trước khi rải chuyền.
- May mẫu: Trước khi tiến hành sản xuất một mã hàng mới phải thực hiện may một mẫu mới để nghiên cứu kỹ với mẫu do khách hàng cung cấp, cách sử dụng NPL, quy cách lắp ráp từng bộ phận xem có sự bất hợp lý để kịp thời chỉnh sửa trước khi