6. Kết cấu luận văn
1.4. Điều kiện phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử
1.4.1.Điều kiện pháp lý
Dịch vụ Ngân hàng điện tử với việc sử dụng công nghệ mới địi hỏi khn khổ pháp lý mới phù hợp với tình hình để có thể triển khai được hiệu quả và an toàn. Trên thực tế khung pháp lý của mỗi quốc gia không ngừng được đổi mới và hồn thiện theo hướng nới lỏng kiểm sốt thương mại dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng và thị trường tài chính, đây là điều kiện để dịch vụ Ngân hàng điện tử hình thành và phát triển.
Hệ thống các văn bản pháp luật về dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ tạo hành lang pháp lý cơ sở để các ngân hàng triển khai các dịch vụ Ngân hàng điện tử cũng như hỗ trợ khách hàng trong trường hợp phát sinh tranh chấp với ngân hàng. Hệ thống chính sách và pháp luật tiếp tục sẽ có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.
1.4.2.Điều kiện công nghệ:
Các dịch vụ Ngân hàng điện tử đều gắn liền với yếu tố khoa học cơng nghệ và địi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật. Để có thể kết nối dữ liệu giữa các chi nhánh trong một ngân hàng đồng bộ, các ngân hàng phải có hệ
thống cơ sở dữ liệu tập trung, được quản lý bằng một hệ thống máy tính với phần mềm tương thích, mà chi phí cho phần mềm cơng nghệ hiện đại khơng hề nhỏ. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho các loại máy móc như máy ATM, máy POS, hệ thống core banking nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử cũng là một đòi hỏi khách quan. Hơn nữa để đầu tư phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử đòi hỏi một lượng vốn lớn. Lượng vốn lớn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ là một điều kiện tất yếu để có thể phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử. Yêu cầu về cơng nghệ cao cũng địi hỏi nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ngồi nghiệp vụ chun mơn thành thạo, nhiều kinh nghiệm, cịn cần phải có kiến thức về cơng nghệ thơng tin. Với số lượng dịch vụ ngân hàng vô cùng đa dạng, liên tục gia tăng tính mới mẻ, các nhân viên ngân hàng phải luôn nâng cao tay nghề, nghiệp vụ, hiểu biết sâu rộng về sản phẩm và có hiểu biết về các ứng dụng khoa học công nghệ trong ngân hàng.
Như vậy để triển khai Ngân hàng điện tử về mặt công nghệ chúng ta thấy có 3 vấn đề căn bản cần được quan tâm là: (1) Mã hóa đường truyền, (2) Chữ ký điện tử và (3) Cơng nghệ bảo mật
Mã hóa đƣờng truyền, Để giữ bí mật khi truyền tải thơng tin giữa hai thực
thể nào đó người ta tiến hành mã hóa chúng. Mã hóa thơng tin là chuyển thơng tin sang một dạng mới khác dạng ban đầu, dạng mới này được gọi chung là văn bản mã hóa. Có hai thuật tốn mã hóa: Thuật tốn quy ước, cịn gọi là thuật tốn mã hóa đối xứng. Theo đó, người gửi và người nhận sẽ dùng chung một chìa khóa. Đó là một mã số bí mật dùng để mã hóa và giải mã một thơng tin mà chỉ có người nhận và người gửi biết được. Tuy nhiên, với thuật tốn này cịn nhiều vấn đề đặt ra, ví dụ: số lượng các khóa sẽ tăng rất nhiều khi lượng khách hàng tăng kéo theo việc quản lý sẽ được tổ chức như thế nào… Thuật toán mã khóa cơng khai, cịn được gọi là thuật tốn mã hóa bất đối xứng, giải quyết được vấn đề trao đổi khóa ở thuật tốn quy ước. Theo đó, thuật tốn mã hóa bất đối xứng sẽ quy ước việc sử dụng 2 khóa, một khóa dùng để mã hóa và khóa cịn lại dùng để giải mã. Việc nhận một thông tin được thực hiện an tồn và bảo mật khi thơng báo một khóa (khóa chung) và giữ bí
mật khóa cịn lại (khóa bí mật). Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể mã hóa thơng tin đề nghị của mình bằng cách sử dụng khóa chung nhưng chỉ duy nhất người sở hữu khóa bí mật mới có thể giải mã và đọc được thơng tin đó.
Đây là cơng nghệ an tồn bảo mật thơng tin trên các ứng dụng và đặc biệt sử dụng trong giao dịch Ngân hàng điện tử. Thuật tốn mã hóa cơng khai được sử dụng trong cơng nghệ mã hóa đường truyền và chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử dùng để giữ sự riêng tư của thơng tin; việc mã hóa đường truyền sẽ bao bên ngồi để đảm bảo thơng tin được an toàn.
Chữ ký điện tử, Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong giao dịch
thanh tốn điện tử, nó cịn là nhu cầu của một nền kinh tế đang chuyển đổi, phát triển và là xu thế của thời đại kỹ thuật số và nó được mơ tả như sau: Bắt nguồn từ chứng chỉ số (CA) là một tập tin có chứa đựng dữ liệu về người chủ sở hữu. Các dữ liệu này được nhà cung cấp chứng chỉ số xác nhận và chứng thực. Người sử dụng sẽ dùng chứng chỉ số mà mình được cấp để ký vào thơng điệp điện tử. Việc ký chữ ký điện tử này đồng nghĩa với việc mã hóa thơng điệp trước khi gửi đi qua đường truyền Internet. Lúc này chứng chỉ số cấp cho khách hàng được xem như là chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử là dữ liệu đã được ký và mã hóa bởi và chỉ duy nhất bởi người chủ sở hữu. Đây là cơng nghệ cấp mã bất đối xứng mã hóa dữ liệu trên đường truyền và xác định rằng: về phía khách hàng được xác nhận là đang giao dịch, về phía Ngân hàng được xác nhận là đang thực hiện giao dịch với khách hàng. Chứng chỉ số do một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm được Ngân hàng chủ quản lựa chọn làm nhà cung cấp, cấp cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này.
Công nghệ bảo mật, Khi giao dịch bằng phương tiện điện tử nhiều người
thường lo lắng về tính an tồn và bảo mật của nó. Người mua thì lo các chi tiết về thẻ tín dụng của mình bị lộ, sẽ bị kẻ xấu lợi dụng mà rút tiền, cịn người bán thì lo người mua sẽ khơng thanh tốn cho các hợp đồng theo kiểu giao dịch điện tử. Sở dĩ có những lo lắng này là vì với cơng nghệ hiện đại, số vụ tấn công vào internet, các vụ làm thẻ giả và sử dụng thẻ giả ngày càng gia tăng. Những kẻ xấu dùng nhiều thủ đoạn khác nhau như: giả mạo quan hệ, bẻ mật khẩu, lấy cắp thông tin khách hàng,
tạo virut, tạo các giao dịch ảo…Do đó phát triển Ngân hàng điện tử địi hỏi rất cao về an tồn và bảo mật. Hiện nay các cơng nghệ được sử dụng để đảm bảo vấn đề này như là: mã hoá đường truyền, chữ ký điện tử , bức tường lửa, kỹ thuật mã hoá hiện đại với khoá dài tối thiểu 1024 bit thậm chí 2048 bit cộng với các cơng nghệ SSL ( Secure Socket Layer), SET ( Secure Electronic Transaction). Các ngân hàng phát hành thẻ đang khuyến khích phát hành và sử dụng thẻ có các “chip” điện tử thay thế cho các dải từ.
1.4.3.Điều kiện về con ngƣời
Mức sống dân cƣ là một khái niệm, liên quan đến sự phát triển và thỏa mãn
nhu cầu của xã hội nói chung và nhu cầu của con người nói riêng. Nó được phản ánh thơng qua: (1) Mức thu nhập của hộ gia đình, (2) Chi tiêu hộ gia đình, (3) Chi tiêu bình quân đầu người hộ gia đình, và (4) cũng được phân biệt giữa thành thị và nông thôn; giữa các khu vưc, cộng đồng dân cư khác nhau. Cùng với thời gian khi mức sống dân cư tăng lên phản ánh qua mức thu thập gia đinh tăng, chi tiêu tăng thì người dân sẽ có xu hướng sử dụng nhiều các loại dịch vụ tiện ích hơn trong sinh hoạt và khi đó sẽ tạo điều kiện cần cho các dịch vụ về Ngân hàng điện tử phát triển và ngược lại.
Sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ Ngân hàng điện tử, Muốn khách sử
dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử thì địi hỏi họ phải biết và tin vào những tiện ích mà Ngân hàng điện tử mang lại. Nên mỗi ngân hàng cần phải có hệ thống phân phối sản phẩm, tuyên truyền và giáo dục khách hàng. Để thực hiện điều này, ngân hàng cần có một đội ngũ nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp, được trang bị các kiến thức về tin học và dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo qua các phương tiện khác để chiếm lấy lòng tin của khách hàng, thuyết phục họ về tính an tồn và tiện lợi của dịch vụ Ngân hàng điện tử.
Nguồn nhân lực ngân hàng, Các hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi một
lực lượng lớn lao động được đào tạo tốt về công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp các ứng dụng cần thiết, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp. Thiếu các kỹ năng để làm việc trên Internet và làm việc với các
phương tiện hiện đại khác, hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Anh - ngôn ngữ căn bản của Internet cũng là những trở ngại cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử.