1.8.1. Các nghiên cứu trước
Có nhiều các nghiên cứu về việc đề xuất mơ hình chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ở nước ngoài và ở Việt Nam đã được thực hiện. Tuy vậy, trong nghiên cứu này chỉ nêu ra một số nghiên cứu tiêu biểu mà tác giả biết trong giới hạn và khả năng của mình để làm cơ sở cho việc xây dựng mơ hình nghiên cứu đề nghị. Cụ thể là nghiên cứu của Lu Zheng (2010) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận ngân hàng điện tử ở Trung Quốc, nghiên cứu của Michael D.Clemes, Christopher Gan and Junhua Du (2012) về các yếu tố tác động đến quyết định khách hàng trong việc chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại New Zealand, nghiên cứu của Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2006) về mơ hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Văn Huy và Trương Thị Vân Anh (2008) về mơ hình nghiên cứu chấp nhận E-banking tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị Kim Tuyết (2011) về động cơ sử dụng dịch vụ internet banking của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng và nghiên cứu của Cao Hào Thi và Nguyễn Duy Thành (2011) về đề xuất mơ hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
1.8.2. Mơ hình nghiên cứu đề nghị
Mơ hình nghiên cứu đề nghị dựa vào và kế thừa mơ hình nghiên cứu của Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2006) vì thẻ ATM là một sản phẩm của dịch vụ ngân hàng điện tử nên các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ATM cũng chính là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc sử dụng và phát triển dịch vụ NHĐT.
Tuy nhiên, việc kế thừa có những điều chỉnh, bổ sung thêm các thành phần yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng và quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của NHTM CP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở những phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, mơ hình được xây dựng nhằm kiểm soát các yếu tố về mối
Kinh tế xã hội (KTXH) Luật pháp Việt Nam (LPVN)
Hạ tầng công nghệ (HTCN) Nhận thức hiểu biết (NTHB)
Ý định và Quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT (YD_QDSD) Thói quen sử dụng (TQSD)
Vốn đầu tư- an tồn (NVAT) Nguồn nhân lực (NNL)
Chính sách tiếp thị (CSTT) Tiện ích sử dụng (TISD)
quan hệ và hướng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử được thể hiện tại Hình 1.1
Hình 1.1: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTM CP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp HCM
1.8.3. Giả thuyết
Giả thiết được đưa ra để tiến hành kiểm định trong điều kiện thị trường dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Cụ thể là NHTM CP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên đại bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Giả thuyết: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa các yếu tố ảnh hưởng là kinh tế xã hội (KTXH), luật pháp Việt Nam (LPVN), hạ tầng công nghệ (HTCN), nhận thức hiểu biết (NTHB), thói quen sử dụng (TQSD), vốn đầu tư và an tồn bảo mật (NVAT), nguồn nhân lực (NNL), chính sách tiếp thị (CSTT), tiện ích sử dụng (TISD) với ý định sử dụng và quyết định sử dụng (YD_QDSD) dịch vụ ngân hàng điện tử.
Kết luận chương 1:
Chương 1 đã nêu ra các khái niệm về thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng điện tử, các sản phẩm của ngân hàng điện tử, những ưu điểm, hạn chế ngân hàng điện tử cũng như công nghệ bảo mật, chữ ký điện tử, chứng thực số, chứng chỉ số. Bên cạnh đó cũng đã trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đồng thời nêu ra một số nghiên cứu tiêu biểu trong ý định sử dụng, quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và mơ hình nghiên cứu đề nghị cho nghiên cứu định lượng cho NHTM CP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Với những tiện ích, ưu điểm của các sản phẩm dịch vụ NHĐT đã cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại NHTM CP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một xu hướng tất yếu, phù hợp với thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.
Để phát triển NHĐT này cần phải có sự phát triển đồng bộ của nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, công nghệ của ngân hàng, các văn bản, nghị định, qui định pháp lý liên quan đến TMĐT của Chính phủ và sự hiểu biết, chấp nhận từ phía khách hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHTM CP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chương 2 sẽ trình bày thực trạng phát triển ngân hàng điện tử của NHTM CP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Trong đó sẽ mơ tả lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng, kết quả hoạt động kinh doanh, cũng như các dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng. Kế đến là phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong việc phát triển ngân hàng điện tử này của NHTM CP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. 2.1.Giới thiệu về NHTM CP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam