khẩu
“Sau khi xồi cát Hịa Lộc đạt chuẩn xuất vào thị trường Nhật Bản thì đối tác các nơi liên hệ liên tục. Tuy nhiên chúng tôi không dám ký hợp đồng tràn lan vì sản lượng xồi ngon q ít, khơng đủ cung cấp cho khách hàng”.
“Một số nhà nhập khẩu nước ngoài đề nghị ký hợp đồng dài hạn với số lượng lớn nhưng nhà cung cấp không dám ký do không đủ sản lượng đáp ứng, chưa kể tỷ lệ trái đạt tiêu chuẩn đồng đều cho xuất khẩu lại thấp”
Cụm ngành du lịch
Như phân tích ở mục 2.3.3, du lịch Tiền Giang thu hút được lượng khách lớn nhưng gần như chỉ tận dụng lợi thế về tự nhiên để phát triển mà chưa có sự quan tâm đến hiệu quả hoạt động của từng khâu, thiếu liên kết vùng do đó NLCT cụm ngành này cịn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
Cụm ngành dệt may
Tiền Giang tham gia vào một phần của cụm ngành dệt may của khu vực phía Nam vì các cơng ty ở Tiền Giang tập trung chủ yếu vào may mà không tham gia đầy đủ vào một số khâu như dệt, nhuộm… Nguồn
nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu hoặc thu mua từ các công ty khác trong ngành. Một số cơng ty lớn, có uy tín cũng chú trọng vào khâu nghiên cứu thiết kế mẫu. Các doanh nghiệp còn lại nhìn chung thiết bị có tuổi đời sử dụng cao; hệ số đổi mới và mức độ cơ khí hóa, tự
động hóa thấp hơn so với tiêu chuẩn hiện nay trong ngành, điều này gây trở ngại trong việc ký kết hợp đồng với thị trường nước ngoài; năng lực đổi mới sản phẩm còn chậm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp do công suất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào việc nhận gia công; thiếu lực lượng lao động làm nhiệm vụ R&D.
Nhìn chung, các cụm ngành ở Tiền Giang nổi lên và phát triển “thuận theo tự nhiên” chứ không đến từ chính sách cụm ngành. Trong tất cả các văn bản về quy hoạch ngành hàng, chiến lược phát triển địa phương, chưa thấy nhận định nào về sự quan trọng của cụm ngành đối với sự phát triển của địa phương. Trong khi các địa phương khác đang quan tâm và tạo nhiều cơ chế chính sách cụm ngành thì Tiền Giang dường như “lạc hậu” hơn, các chiến lược ngành hàng khá rời rạc nên khó thúc đẩy phát triển một cách toàn diện.