Dương
Trường cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore đào tạo và cung cấp kỹ sư cho các doanh nghiệp trong các KCN, quá trình đào tạo nhận được sự góp ý của doanh nghiệp, biết được điểm mạnh, điểm yếu trong chất lượng đào tạo của mình. Các sinh viên được tiếp nhận thực tập tại doanh nghiệp và khi tốt nghiệp được giải quyết việc làm nhanh chóng.
Bình Dương có đề án đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, trong đó ưu tiên các lao động trong diện bị thu hồi đất để làm các KCN và công trình cơng cộng; lao động được miễn phí và trợ cấp. Sau khi học, người lao động được giới thiệu vào làm tại các cơng ty, doanh nghiệp trong tỉnh.
Bình Dương có kinh nghiệm giải quyết đình cơng thơng qua việc chủ động trong tiếp xúc với cả 2 bên, tìm nguyên nhân, đánh giá đúng tính chất tranh chấp để đề ra các biện pháp nhanh chóng; tăng cường các hoạt động đối thoại, tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động, do đó góp phần hạn chế tranh chấp lao động và đình cơng.
4.2.2.3. Nơng dân
Tỉnh cần phát huy vai trị của các cơ quan khoa học, giáo dục nông nghiệp trong hỗ trợ, đào tạo nông dân tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật mới như công nghệ sinh học, chuyển đổi giống cây trồng, tiêu chuẩn chất lượng… Cơ quan phụ trách về nông nghiệp như Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Khoa học & Công nghệ cần chủ động trong việc tìm kiếm các mơ hình đào tạo nơng dân, nghiên cứu công nghệ, giống cây trồng phù hợp với đặc thù, lợi thế của địa phương. [Hộp 4.3] nêu lên một mơ hình gợi ý đã được Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tiến hành triển khai thí điểm tại An Giang. Tỉnh có thể xem xét và tham khảo ý tưởng có những chương trình nâng cao kiến thức cho người nơng dân, góp phần nâng cao năng suất của khu vực nơng thơn.
Hộp 4.3 “Doanh nhân hóa nơng dân”
“Doanh nhân hóa nơng dân” khơng phải là một ý tưởng dạy nghề, hay một suy nghĩ viển vông về một phép màu biến đổi người nông dân. Dù việc trở thành một doanh nhân (theo đúng nghĩa của nó) khơng đơn giản, nhưng trong hàng chục triệu nơng dân Việt Nam, có rất nhiều người có tố chất kinh doanh cịn ẩn sâu sau những bộn bề, lam lũ hàng ngày. Q trình “doanh nhân hóa” trải qua nhiều giai đoạn, trong đó địi hỏi sự hỗ trợ của Nhà nước, của xã hội, của các nhà giáo dục, các chuyên gia kinh tế và cả giới truyền thông, bên cạnh những nỗ lực tự thân của những người nông dân đang muốn vươn lên một tầm vóc mới - tầm vóc của người nơng dân hiện đại có thể đua tranh cùng thế giới. Quá trình này phải được bắt đầu từ chính sự học của người nông dân nhằm bồi dưỡng những phẩm cách, những tư duy, nhận thức và tầm nhìn mới, để vươn tới những giá trị bền vững, bớt đi tư duy sản xuất kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì”. Sự học đó có thể khơi gợi và làm bùng cháy tinh thần doanh nhân trong mỗi người, giúp họ có thể làm chủ các kỹ năng quản trị, triết lý kinh doanh, các phương thức điều hành nông trại, mùa vụ một cách hiệu quả.
Muốn xây dựng một thế hệ nông dân mới (nông dân doanh nhân, nông dân sánh vai), việc cần làm là gieo những hạt mầm nhận thức về “chân dung người nơng dân mới”. Hãy gieo và chăm bón để những hạt mầm này lan tỏa khắp nơi. Đó cũng là một trong những khởi đầu cho giấc mơ nông nghiệp Việt Nam, giấc mơ Việt Nam!