4.1 .Các tiêu chí khi đề xuất nhóm giải pháp tái cấu trúc NHTM
4.4. Nhóm giải pháp nâng cao an toàn cho hệ thống NHTM
Hoạt động NHTM là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhưng lại có vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Chính vì thế khi khủng hoảng ngân hàng nổ ra, để ngăn ngừa một sự đổ vỡ dây chuyền, chính phủ của các quốc gia thường phải ra tay giải cứu hệ thống NHTM. Việc giải cứu này thường rất tốn kém, đặc biệt là gia tăng gánh nặng lên người thụ thuế, bên cạnh đó làm nảy sinh tâm lý ỷ lại và rủi ro đạo đức của hệ thống NHTM. Để hạn chế được vấn đề này, cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao an toàn cho hệ thống NHTM cũng như tăng cường sự giám sát của các cơ quan chức năng
4.4.1. Giải pháp nâng cao an toàn cho hệ thống NHTM
Mục tiêu là đưa hệ thống NHTM Việt Nam phát triển sánh tầm với các nước trong khu vực, chính vì thế cần nâng chuẩn mực cho hệ thống NHTM từ BASEL I hiện nay lên BASEL 2 và tiến tới chuẩn an toàn của thế giới BASEL III. Gia tăng yêu cầu về vốn pháp định cho các NHTM nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, cũng như đảm bảo hoạt động của các NHTM.
- Hạn chế hơn nữa việc các NHTM tiến hành cho vay đối với người và nhóm người có liên quan, đặc biệt là thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát, và những người có tầm ảnh hưởng đối với NHTM.
- Hạn chế đầu tư của các NHTM, đặc biệt là đầu tư góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết.
- Bên cạnh đó, NHNN cần yêu cầu các NHTM chấm dứt tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống, nhằm hạn chế tình trạng độc quyền và lũng đoạn hệ thống của một số tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, cũng như đã trình bày ở chương 3, tình trạng sở hữu chéo ở các NHTM hiện nay rất phức tạp, nếu yêu cầu tất cả các NHTM chấm dứt ngay tình trạng sở hữu chéo là một việc làm khó khả thi và có thể gây ảnh hưởng xấu đến TTCK, vì áp lực từ phía cung là rất lớn. Do đó, việc thành lập các quỹ ETF10 được xem như là một cứu cánh, vừa đa dạng hóa sản phẩm chứng khốn, vừa hạn chế được áp lực từ phía cung của thị trường do sự thối vốn của các NHTM và các tổ chức tín dụng có liên quan.
4.4.2. Tăng cường khả năng giám sát cho các cơ quan chức năng
NHNN và ủy ban giám sát tài chính tiền tệ quốc gia sẽ là 2 cơ quan trực tiếp giám sát hoạt động của các NHTM. Trong đó cần trao quyền nhiều hơn cho ủy ban giám sát tài chính tiền tệ quốc gia để họ thực hiện tốt chức năng này, vì đây là một cơ quan độc lập và khơng có mối quan hệ trong hệ thống NHTM, chính vì thế việc giám sát, thanh tra sẽ khách quan hơn.
Cụ thể như sau:
- Ủy ban giám sát tài chính có quyền mở các đợt thanh tra báo trước và không báo trước đối với các NHTM. Tiến hành street test hệ thống NHTM để kiểm tra khả năng chống chọi với những cú shock trong nền kinh tế của các NHTM.
- Có quyền xử phạt đối với các NHTM vi phạm những quy định về an tồn - Cơng bố các thơng tin thanh tra rộng rãi cho công chúng.