Tình hình kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam (Trang 70)

Tăng trưởng kinh tế năm 2011 thấp do xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng trong dài hạn và chính sách kinh tế vĩ mơ thắt chặt nhằm kiểm chế lạm phát. Mặc dù tăng trưởng giảm nhưng lạm phát vẫn ở mức cao do chính sách tiền tệ thắt chặt chưa phát huy hết tác dụng và tâm lý kì vọng lạm phát chưa được ổn định.

Bước sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn. Tăng trưởng GDP của năm 2011 là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tiềm năng 7,3% (ước đoán Viện CL&CSTC) của nền kinh tế cũng như mức tăng trưởng 7,9% của các nước đang phát triển ở châu Á trong năm 2011. Tăng trưởng giảm sút chủ yếu do giảm sút của khu vực công nghiệp & xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng: tài chính – tín dụng, xây dựng, kinh doanh tài sản & dịch vụ tư vấn.

Nguồn: tổng cục thống kê

Về Lạm phát: Bước sang năm 2011, lạm phát đã liên tục gia tăng trong nửa đầu năm,

gây nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô. Tháng 8/2011, tỷ lệ lạm phát so cùng kì năm trước đã lên tới 23%, cao hơn hẳn mức lạm phát 19,9% của năm 2008. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 24/02/2011), đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, trong đó tập trung vào kiềm chế lạm phát. Nhờ thực hiện quyết liệt những giải pháp trên, tình hình lạm phát đã được cải thiện trong cuối quý 3/2011 khi tốc độ tăng CPI hàng tháng bắt đầu giảm từ tháng 8/2011 và duy trì ở mức dưới 1% cho đến cuối năm. Sang tháng 1/2012, mặc dù là tháng Tết, chỉ số giá CPI cũng chỉ tăng 1% so với tháng trước. Nếu loại trừ nhóm lương thực thực phẩm, CPI tháng 1/2012 chỉ tăng là 0,99% so với tháng trước (thấp hơn mức 1,31% của tháng 1/2011).Tuy nhiên, với tỷ lệ lạm phát 18,13%, nếu khơng tính năm 2008, năm 2011 là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1992. Nếu so với mức lạm phát của tháng 11/2011 của các nước được thống kê bởi Tradingeconomics, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam chỉ đứng sau Kenya và Venezuela là hai nước có tỷ lệ lạm phát là 18,91% và 27,7%. Như vậy, từ năm 2007, lạm phát có chiều hướng mất ổn định hơn và biểu hiện tính chu kì. Chu kì này vào khoảng 3 năm khi tỷ lệ lạm phát đã lên đến đỉnh điểm vào tháng 8/2008 (28,23%) và tháng 8/2011 (23,02%). Do đó, ảnh hưởng sâu rộng của lạm phát lên tình hình kinh tế chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng rất mạnh mẽ. Lạm phát bào mòn thu nhập của người dân, làm cho giá cả hàng hóa tăng, song lượng tiêu thụ lại khơng tăng, làm doanh nghiệp gặp khó khăn. Đã có hàng ngàn doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, làm ảnh hưởng mạnh đến rủi ro tín dụng của NHTM.

Trên thị trường tiền tệ: Lãi suất có xu hướng tăng cao từ đầu năm 2011 do áp lực của

lạm phát. Tuy nhiên, trong quý 3/2011, lãi suất cho vay VNĐ có xu hướng giảm, nhưng khơng nhiều, do can thiệp của NHNN buộc các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trần lãi suất 14% và thành lập nhóm 12 ngân hàng lớn để ổn định thị trường.Lãi suất liên ngân hàng, so với cuối năm 2011, tăng mạnh trong quý 1/2011, sau đó giảm nhẹ trong hai quý tiếp theo và đột ngột tăng cao vào thời điểm cuối năm 2011. Lãi suất liên ngân hàng tăng trong năm 2011 có nhiều khả năng là do khi trần lãi suất được giữ nghiêm

ở mức 14% nhiều ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn khi đi huy động vốn nên phải vay trên thị trường liên ngân hàng. Nhưng sau đó với động thái bơm ròng 22.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng đã giảm trong tháng 9/2011. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu thanh toán tăng lên lãi suất liên ngân hàng đã tăng cao trở lại.

Ngoài vấn đề lãi suất tăng cao, còn một hiện tượng đáng chú ý là đường cong lãi suất bị đảo ngược đối với lãi suất liên ngân hàng kì hạn 6 tháng và 12 tháng. Hiện tượng trên có thể phản ánh kì vọng của các NHTM lãi suất sẽ giảm trong tương lai (khi lạm phát giảm) hoặc việc các NHTM sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn mà nguyên nhân có thể do với lãi suất trần 14% các NHTM buộc phải huy động tiền gửi ngắn hạn để giữ khách.

Đến ngày 13/3/2012 thì NHNN đã chính thức ra quyết định hạ lãi suất huy động xuống 13%/năm là động thái dẫn dắt thị trường nhằm giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay, gỡ khó cho các doanh nghiệp. Động thái này của NHNN thể hiện quyết tâm mở khó cho các doanh nghiệp, đồng thời hạ bớt lãi suất. Tuy nhiên, tác động của chính sách này khó dự đốn, do đó cần thời gian để xem xét diễn biến trên thị trường. Tuy nhiên với hoạt động tín dụng của NHTM và rủi ro tín dụng của NHTM, khi lãi suất giảm, sẽ giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp, từ đó giảm bớt rủi ro cho NHTM.

Về Khn khổ chính sách kinh tế vĩ mơ: Bước sang năm 2011, do tình hình kinh tế vĩ

mơ có nhiều dấu hiệu bất ổn, nhất là tình hình lạm phát. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 24/02/2011) về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và cắt giảm nhập siêu. Đây là văn bản thể hiện quyết tâm của Chính phủ thực hiện thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mơ. Các giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 11 bao gồm:

- Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16%; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Điều này tác động trực tiếp lên rủi ro tín dụng của NHTM.

- Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng. - Tăng thu NSNN 7-8% so với dự toán, tiết kiệm chi thường xuyên, giảm bội chi ngân

sách nhà nước năm 2011 xuống dưới 5% GDP.

- Không mở rộng đối tượng phạm vi bảo lãnh của Chính phủ, bảo đảm dư nợ Chính phủ, dư nợ cơng, dư nợ nước ngồi trong giới hạn an toàn và an tồn tài chính quốc gia, giảm tối thiểu 10% kế hoạch tín dụng đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhà nước, cắt giảm các dự án đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

- Kiểm sốt nhập khẩu để hạn chế nhập siêu.

Chính những biện pháp thắt chặt đã làm cho doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn, rủi ro tín dụng của NHTM tăng lên, nhưng đồng thời nó phát đi tín hiệu hiện tại hoạt động tín dụng của NHTM khơng an tồn, kéo theo đó là tình hình thanh khoản của các NHTM gặp nhiều khó khăn, rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính, có những NHTM đã mất khả năng thanh khoản phải cần sự trợ giúp từ NHNN.

Về Chính sách tiền tệ: Trong năm 2011, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm

kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng và cung tiền đều ở mức rất thấp so với các năm trước. Cụ thể, tín dụng tăng ở mức 12%, so với mức 29,8% của năm 2010 và cung tiền tăng ở mức 10%, so với mức 25,3% của năm 2010. Tuy nhiên, việc điều hành chính sách tiền tệ vẫn chưa thực sự nhất quán khi trong tháng 8/2011 cung tiền đã bất ngờ tăng tới 5,56% so với tháng trước. Sau đó, trong tháng 9/2011, NHNN cũng đã bơm rịng 22.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở để ổn định lãi suất liên ngân hàng. Động thái trên của NHNN là nhằm giúp các NHTM thực hiện quy định về trần lãi suất huy động 14%. Tuy nhiên, chủ trương này có thể ảnh hưởng đến những nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Việc áp dụng trần lãi suất cũng cho thấy khả năng của NHNN trong điều hành lãi suất thông qua cung tiền và thị trường mở bị hạn chế. Trong điều kiện lạm phát lên tới 18%

73 9

thì việc áp dụng trần lãi suất 14% là rất khó thực hiện, buộc các NHTM phải tìm đủ mọi cách để “lách” quy định. Điều đó sẽ làm tăng rủi ro cho hoạt động của NHTM.Việc huy động với lãi suất cao, đòi hỏi lãi suất đầu ra cũng phải cao để bù đắp vào phần chi phí hoạt động, lợi nhuận của NHTM. Do đó lãi suất cấp tín dụng lên đến 20% đến 25%/năm. Lãi suất cao, doanh nghiệp khó khăn, rủi ro tín dụng tăng lên là điều đương nhiên. Điều đó thể hiện rõ qua số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể tính đến 01/01/2012 rất báo động: Tổng số doanh nghiệp tính đến thời điểm 01/01/2012 trên phạm vi cả nước tồn tại về mặt pháp lý là 541.103 doanh nghiệp, nếu loại trừ 92.710 doanh

nghiệp không thể xác minh được, thì tổng số doanh nghiệp của tồn bộ nền kinh tế là

448.393 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp chia theo tình trạng hoạt động cụ thể trong

bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp cả nước tại thời điểm 01/01/20126

Tên tỉnh Tổng số doanh nghiệp Chia ra Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi C 1 2 3 4 Tồn quốc (tổng số) 541103 4715 524076 12312

Toàn quốc (loại trừ DN không xác

minh được) 448393 4505 432559 11329

1 DN thực tế đang hoạt động SXKD 375732 3807 362540 9385

2 DN đã đăng ký nhưng chưa HĐ 17547 26 16505 1016

3 DN tạm ngừng SXKD 23689 35 23422 232

4 DN chờ giải thể 31425 637 30092 696

5 DN không xác minh được 92710 210 91517 983

6

3.2. Th c tr ạ ng ho ạt độ ng c ủa các ngân hàng thương mạ i Vi ệ t Nam

Hiện nay, hệ thống NHTM đang đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn vốn trong nền kinh tế của đất nước. Theo số liệu của World Bank cho thấy, tín dụng trong nước được cung cấp bởi hệ thống NHTM chiếm một tỷ trọng rất cao so với GDP và khơng ngừng tăng lên. Tính đến năm 2011, tỷ lệ này đã lên đến 120% GDP, và cao hơn rất nhiều so với bình quân của thế giới là 74%.

Biểu đồ 3.2. Tín dụng trong nước được cung cấp bởi hệ thống NHTM(%GDP)

Nguồn: World bank

Trong năm năm gần đây nhờ có chính sách cởi mở của Chính phủ, hệ thống ngân hàng Việt nam đã tăng trưởng mạnh kể cả về quy mô tài sản và số lượng các ngân hàng.

Khối các ngân hàng cổ phần đang mạnh lên ở quy mô cũng như khả năng chiếm lĩnh thị phần so với các khối thành viên khác trong hệ thống.

Hiện nay, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam có 5 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước hoặc nhà nước nắm tỷ lệ sở hữu chi phối, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 54 chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Bên cạnh đó cịn có 18 cơng ty tài chính và 12 cơng ty cho thuê tài chính, 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ương và 1.085 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 1 tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

Dữ liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước qua các tháng từ cuối năm 2008 đến nay cho thấy hệ thống các ngân hàng thương mại khơng ngừng lớn mạnh và có tốc độ tăng trưởng nhanh về quy mô.

Biểu đồ 3.3. Tổng tài sản, dư nợ của hệ thống NHTM

Nguồn: NHNN

Tính đến tháng 4/2012, tổng tài sản của hệ thống các ngân hàng thương mại là 4.713,2 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 2617 nghìn tỷ đồng chiếm hơn 120% GDP của nền kinh tế (Thái lan: 100%, Hàn Quốc 80%). Đây là một mức nợ cao báo động so với cung bậc hiện tại của kinh tế Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn rất nhiều so với GDP (30% năm trong ba năm từ 2008 đến 2010), các ngân hàng đã tạo ra một lượng cung tiền cực kỳ lớn ra nền kinh tế và hậu quả là lạm phát cao. Các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn rẻ trước đó đã đầu tư tràn lan kém hiệu quả và vấn đề nợ xấu đang là vấn đề thời sự nhất của ngành ngân hàng.

Bên cạnh đó, theo thống kê cho thấy, những năm gần đây thị phần của khối ngân hàng thương mại nhà nước đang giảm dần; năm 2009 là 47,6%, năm 2010 là 41,3% và đến cuối tháng 10/2011 cịn 39%. Thay vào đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của khối ngân hàng thương mại cổ phần với thị phần về tổng tài sản tăng dần qua các năm; năm 2009 là 41,2%, năm 2010 là 44,3% và đến cuối tháng 10/2011 là 45,4%.

Biểu đồ 3.4. Thị phần của các NHTM

Nguồn: NHNN

Tính đến hết năm 2011, thị phần khối ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngồi biến động khơng lớn với tỷ trọng khoảng 12% xuống cịn 11,3%. Về tín dụng, đến cuối tháng 10/2011, khối ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng với 51,3%; khối ngân hàng thương mại cổ phần chiếm tỷ trọng 35,3%.

Nguồn: NHNN

Ngược lại, về huy động vốn trên thị trường 1, đến cuối tháng 10/2011, khối ngân hàng thương mại cổ phần lại chiếm tỷ trọng lớn nhất với 45,2%; khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm tỷ trọng 43,8%; khối các tổ chức tín dụng nước ngồi chiếm tỷ trọng 7,5%.

3.2.1. Quy mô nợ xấu của hệ thống các TCTD

Kể từ năm 2005, Ngân hàng Nhà nước ban hành nhiều quy định mới về quản trị rủi ro, an tồn hoạt động ngân hàng và quản lý tín dụng, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro (DPRR) tiến dần tới các chuẩn mực quốc tế.

Bản chất của nợ xấu ngân hàng là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay khơng hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài. Nợ xấu hiện nay của các tổ chức tín dụng (TCTD) được tích lũy từ trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy, nợ xấu của hệ thống các TCTD có chiều hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh dư nợ tín dụng khơng tăng từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh.

Đến ngày 31/5/2012, nợ xấu theo các TCTD báo cáo là hơn 117 ngàn tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng.

Theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với gần 1,01 triệu khách hàng vay được chọn mẫu của 57 TCTD của Việt Nam chiếm tới 90,1% tổng dư nợ tín dụng của các TCTD này, đến ngày 31/3/2012 nợ xấu7 của các TCTD là hơn 202 ngàn tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng8 . Nguyên nhân nợ xấu theo kết quả giám sát cao hơn nợ xấu theo báo cáo của các TCTD tại thời điểm tháng 3/2012 là do:

Thứ nhất, các tiêu chí xác định nợ xấu theo quy định hiện hành có bao gồm tiêu

chí định lượng (như: thời gian q hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ,…) và tiêu chí

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w