- Độ chua trao đổi (E, lđl/100g)
Độ chua trao đổi như một lượng bổ sung cho độ chua hoạt động trong những lúc cần thiết, nó không gây ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng.
Qua kết quả ở biểu 5.3 thấy độ chua trao đổi trung bình ở 2 cấp độ sâu trong khu vực nghiên cứu biến động trong khoảng 6,04 – 6,71 (lđl/100g). Độ chua trao đổi đạt mức cao.
Độ chua trao đổi trung bình ở các vị trí tại đồi 54,8m đều cao hơn so với độ chua ở các vị trí tương ứng tại đồi 65,5m. Độ chua trao đổi ở sườn giữa đồi 65,5m là nhỏ nhất do địa hình có độ tàn che và che phủ đều thấp, đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh hơn làm cho các cation bazơ trao đổi di chuyển đến nhiều hơn. Hàm lượng mùn thấp cũng là nguyên nhân khiến độ chua trao đổi giảm.
Tại cùng một vị trí, độ chua trao đổi giảm từ trên xuống dưới vì hàm lượng mùn giảm theo độ sâu trong điều kiện pH thay đổi ít. Trong trường hợp này, ion H+ chiếm nhiều trong các chất hữu cơ lớp mặt, càng xuống sâu nó càng giảm còn ion Al3+ càng tăng.
- Độ chua thủy phân (H, lđl/100g)
Xác định độ chua thủy phân ta biết được độ chua tiềm tàng lớn nhất trong đất, giá trị độ chua thủy phân lớn hay nhỏ phụ thuộc vào lượng mùn và loại đất, số lượng và loại hình keo đất.
Qua kết quả ở biểu 5.3 ta thấy độ chua thủy phân trung bình cho 2 cấp độ sâu của đất tại khu vực nghiên cứu giao động trong khoảng 7,01 – 8,93 (lđl/100mg). Như vậy đất ở đây có độ chua thủy phân ở mức trung bình.
Tại các vị trí độ chua thủy phân trung bình của đất thuộc quả đồi 54,4m đều cao hơn độ chua của đất ở các vị trí tương ứng thuộc quả đồi 65,5m. Điều này cũng được giải thích bởi đất ở đồi 54,8m có hàm lợng mùn, độ tàn che và che phủ đều thấp hơn so với đất ở đồi 65,5m nên đất ở đồi 65,5m bị xói mòn, khả năng rửa trôi các cation bazơ trao đổi mạnh hơn.
Tại cùng 1 vị trí, độ chua thủy phân giảm từ trên xuống dưới vì hàm lượng mùn giảm theo độ sâu.
5.2.2.2. Hàm lượng mùn trong đất
Mùn là kho dự trữ và nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng khoáng cho cây trồng. Hàm lượng mùn và thành phần của mùn ảnh hưởng đến hình thái đất, tính chất lý hóa học của đất. Đất giàu mùn thì dung trọng và tỷ trọng của đất nhỏ, đất tơi xốp và ngược lại. Hàm lượng mùn trong đất có quan hệ chặt chẽ với pH của đất, độ chua trao đổi và thủy phân của đất. Thông thường đất giàu mùn, sẽ làm cho đất chua hơn, mùn có khả năng làm cho lân và các hợp chất khó tan thành dễ tan, làm giảm các chất độc hại cho cây trồng và làm tăng khả năng hấp thụ cation cho đất. Như vậy, đất có nhiều mùn thì các tính chất lý hóa học của đất được cải thiện hơn.
Hàm lượng mùn trong đất tại các vị trí nghiên cứu được thể hiện qua biểu 5.4.
Biểu 5.4: Hàm lượng mùn trong đất
Mùn (M%) Vị trí
Độ sâu
Sườn dưới Sườn giữa Sườn trên
Đồi 54,8 (Lim xanh + Keo lá tràm) Đồi 65,5 (Lim xanh + Keo lá tràm) Đồi 54,8 (Lim xanh+ Thông mã vĩ) Đồi 65,5 (Sồi phảng + Lim xanh) Đồi 54,8 (Thông mã vĩ + Lim xanh) Đồi 65,5 (Ràng ràng mít+ Sồi phảng)
0 – 20cm 5,33 5,16 4,90 4,81 4,25 4,20
20 – 50cm 3,84 3,91 4,17 3,74 3,51 3,46
Đánh giá Giàumùn Giàumùn Giàumùn Giàumùn Giàumùn Giàumùn
Qua kết quả phân tích ở biểu 5.4 ta thấy: Hàm lượng mùn của đất ở các vị trí của khu vực nghiên cứu giảm theo độ sâu phẫu diện và đạt múc nhiều mùn. Ta cũng nhận thấy đất ở sườn dưới và sườn giữa của hai quả đồi có hàm lượng mùn cao hơn so với sườn trên là do độ dốc của sườn dưới nhỏ hơn, độ che phủ của cây bụi thảm tươi của sườn dưới cao hơn nên khả năng xói mòn và rửa trôi yếu.
Hàm lượng mùn của đất tại các vị trí quả đồi 54,8m đều cao hơn so với quả đồi 65,5m. Hàm lượng mùn của đất ở quả đồi 54,8m cao hơn là do độ tàn
che và che ph cao h n nên l n g mùn t ng m t nhi u h n, kh n ng xói mòn y u.
Tại vị trí sườn dưới của cả 2 quả đồi hàm lượng mùn cao hơn hẳn là do tác dụng của loài Keo lá tràm, qua đây đã khẳng định vai trò to lớn của cây Keo lá tràm trong việc tăng hàm lượng mùn cũng nhu cải tạo đất.
5.2.2.3. Tổng cation bazơ trao đổi và độ no bazơa. Tổng cation bazơ trao đổi (S) a. Tổng cation bazơ trao đổi (S)
Hàm lượng cation bazơ trao đổi có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong đất đồi núi các cation bazơ chủ yếu là Ca2+, Mg2+ sau đó là K+, NH4+ ngoài ra có thể còn có Mn2+. Nhiều tác giả chỉ sử dụng Ca2+, Mg2+ đại diện cho tổng cation bazơ. Do đó tổng cation bazơ ảnh hưởng lớn đến tính chất của đất, Xác định tổng cation bazơ còn là cơ sở để tính độ no bazơ của đất. Tổng cation bazơ trao đổi được thể hiện ở biểu 5.5.
Biểu 5.5: Tổng cation trao đổi và độ no bazơ
Vị trí Độ sâu
Tổng cation bazơ trao đổi S
(lđl/100g)
Độ no bazơ V%
Sườn Dưới Đồi 54,8 0 – 20cm 7,64 43,93
TB 7,38 45,30Đồi 65,5 Đồi 65,5 0 – 20cm 7,48 50,75 20 – 50cm 6,93 50,33 TB 7,15 50,49 Sườn giữa Đồi 54,8 0 – 20cm 7,04 43,48 20 – 50cm 6,92 45,68 TB 7,16 44,80 Đồi 65,5 0 – 20cm 6,57 44,57 20 – 50cm 6,42 44,80 TB 6,48 44,71 Sườn trên Đồi 54,8 0 – 20cm 6,71 42,52 20 – 50cm 6,45 42,72 TB 6,55 42,64 Đồi 65,5 0 – 20cm 6,80 44,07 20 – 50cm 6,05 44,03 TB 6,35 44,05
Qua kết quả ở biểu 5.5 thấy tổng cation bazơ trao đổi tính trung bình cho cả 2 cấp độ sâu giao động trong khoảng từ 6,29 – 7,38. Tổng cation trao đổi của đất đạt mức trung bình.
Tại các vị trí của đồi 54,4 tổng cation bazơ trao đổi trung bình đều lớn hơn so với các vị trí tương ứng của quả đồi 65,5. Có kết quả như trên là do cây trồng đã trả lại dinh dưỡng cho đất thông qua vật rơi rụng. Hơn nữa trạng thái thực vật cũng ảnh hưởng đến tổng cation bazơ trao đổi của Đất ở vị trí sườn dưới của cả 2 quả đồi do có trồng loài keo lá tràm đã làm cho tổng cation bzơ trao đổi của đất cao hơn các vị trí khác.