Bài tập về dự đốn và giải thích hiện tượng

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 9 trường THCS (Trang 30 - 31)

Bài tập về nhận biết các chất.

Bài tập về tinh chế các chất

Bài tốn lập cơng thức hố học và tìm ngun tố.

Bài tốn tính theo cơng thức và phương trình hố học.

2.4.4. Bài tập tổng hợp

(Tất cả các bài toán về hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi được

đưa vào phần phụ lục)

Vậy để quá trình bồi dưỡng học sinh đạt hiệu cao, giáo viên cần cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức lý thuyết cơ bản vững vàng. Trên cơ sở hệ thống bài tập đã xây dựng, hướng dẫn học sinh quy trình giải bài tập, xác định điểm “mấu chốt”, tình huống sai lầm thường mắc phải thơng qua các bài tập cụ thể. Từ giải những bài cụ thể, học sinh sẽ biết cách tháo gỡ những điểm “mấu chốt” của từng dạng bài và tìm “mấu chốt” cho những dạng bài khác. Xác định được “mấu chốt” là cơ sở của việc xác định logic của bài, học sinh sẽ đưa ra được sơ đồ định hướng đi từ cái đã cho đến cái cần tìm để giải bài tập. Thường xuyên rèn luyện cho học sinh tự xây dựng cho mình một tiến trình luận giải tốt tức là giáo viên đã dạy học sinh cách thức suy luận, lập luận, liên kết các vấn đề riêng lẻ thành chuỗi vấn đề.

Điều quan trọng nữa là giáo viên phải luôn hướng dẫn học sinh biết tự kiểm tra, đánh giá việc giải. Kiểm tra, đáng giá việc giải bài tập bao gồm: kiểm tra khảo sát lời giải, quá trình giải, kết quả bài tập và phương pháp giải. Học sinh sẽ tự đặt cho mình

câu hỏi: có lời giải nào chính xác hơn khơng ? Có cách lập luận nào chặt chẽ hơn khơng ? Có cách giải nào khác ? Có cách nào ngắn gọn ? Cách nào tốt nhất ? Từ đó, rút ra kết luận cơ bản về kiến thức, phương pháp để khi gặp tình huống tương tự học sinh có thể tự lực giải quyết nhanh chóng. Tự kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong q trình dạy học.

Như vậy, thơng qua việc giải bài tập học sinh sẽ lĩnh hội một cách tự giác, tích cực cả về kiến thức hố học, cả về cách thức giải bài tập, cả về phương pháp tư duy và ln có được niềm vui sướng của sự nhận thức sáng tạo.

HIỆU QUẢ THỰC TỀ

Giáo viên thực nghiệm:

Cả lớp đối chứng và thực nghiệm đều do một giáo viên giảng dạy.

Kế hoạch giảng dạy:

- Ở các lớp thực nghiệm, giáo viên dùng bài tập trong hệ thống bài tập và phương pháp nêu vấn đề, tổ chức điều khiển học sinh tìm tịi cách giải, thu nhận kiến thức thông qua việc giải quyết các bài tập và trả lời câu hỏi. Như vậy, qua từng tiết học, học sinh sẽ nắm được cả nội dung và phương pháp giải quyết các vấn đề học tập đề ra. Giáo viên đóng vai trị điều khiển, hướng dẫn q trình thu nhận kiến thức, làm chính xác hố nội dung kiến thức và cách thức tư duy.

- Ở các lớp đối chứng, giáo viên dùng bài tập của mình đã chuẩn bị để giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Giáo viên giải các bài tập mẫu, sau đó học sinh bắt chước giải các bài tương tự.

- Để đánh giá hiệu quả của việc dùng hệ thống bài tập phát huy tính tích cực của học sinh, chúng tôi tiến hành kiểm tra 3 bài 45 phút sau 3 chương. Đề bài kiểm tra 2 lớp như nhau, cùng biểu điểm và cùng giáo viên chấm. Các đề kiểm tra đã được đưa vào phần phụ lục.

- Sau khi kiểm tra, sẽ tiến hành chấm bài theo thang điểm 10, thống kê kết quả và phân loại theo 3 nhóm: nhóm khá, giỏi có đểm 7,8,9,10; nhóm trung bình có điểm 5,6 và nhóm yếu kém có điểm dưới 5.

Tiến hành xử lý kết quả để rút ra kết luận về sự so sánh giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 9 trường THCS (Trang 30 - 31)