4.2 Hiệu quả về mặt xã hội (Giá trị làm lợi khơng tính thành tiền) 4.2.1.Về kiến thức
- Về độ sâu và rộng của kiến thức. Phương pháp dạy học cũ mới chỉ giải quyết nội
dung bài tập mà bài học yêu cầu. Phương pháp dạy học, với những phần mở rộng, so sánh giúp học sinh có cái nhìn đối sánh, mở rộng phạm vi kiến thức.
- Về tính hệ thống của kiến thức. Phương pháp dạy học cũ chưa chú ý đến tính hệ thống vấn đề. Phương pháp dạy học mới không chỉ chú ý tới hệ thống kiến thức môn học để xử lí tình huống thực tiễn mà còn tập trung nâng cao hệ thống kĩ năng của người học.
- Về tính khái quát của kiến thức. Phương pháp dạy học cũ chưa chú ý tới. Các khai thác mới đã giúp học sinh khái quát kiến thức. Học sinh tự nghiên cứu vào có những khái quát đánh giá về nền kinh tế, văn hóa, lịch sử của Nhật Bản. Chính những khái qt này sẽ giúp học sinh tự trả lời những thắc mắc của bản thân như: Tại sao ở một đất nước nghèo tài nguyên, dân số ít, lắm thiên tai lại có nền kinh tế lớn mạnh? Tại sao người Nhật lại có tính kỉ luật cao và lịng nhân ái trong cơng việc và cuộc sống? Tại sao nền kinh tế nhật có tốc độ phát triển thần kỳ sau chiến tranh thế giới hai?
Thậm chí, cả những câu đơn giản như: Lí do vì đâu mà đồng phục váy học sinh của Nhật lại ngắn hơn so với váy của nữ sinh Việt Nam? …
- Về tính tích hợp kiến thức các môn học: Phương pháp dạy học cũ, học sinh chỉ làm việc đơn lẻ với từng môn học. Với phương pháp mới này, học sinh vận dụng kiến thức khoa học của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề thực tiễn. Để làm video phỏng vấn đề chương trình học của Nhật Bản, học sinh cần kết hợp kiến thức,
kĩ năng của các bộ mơn Ngữ văn để hình thành nội dung và cách thức phỏng vấn; bộ môn Tin học để thực hiện kĩ thuật video phỏng vấn; bộ môn Mĩ thuật để phối màu phù hợp cho video; bộ môn hướng nghiệp để định hướng xu thế du học Nhật Bản cho học sinh.