Về hiệu quả giảng dạy

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) tổ chức dạy học dự án liên môn đường tới nhật bản cho học sinh trung học phổ thông (Trang 27 - 32)

4.2.3.1 Việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực này giúp cho giờ học sôi nổi hơn, tăng hứng thú cho học sinh. Các em năng động và tích cực trong việc huy động và tiếp nhận kiến thức của bài học và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống của dự án. Dự án kết thúc đã để lại nhiều cảm xúc khác nhau trong học sinh tham gia. Các em không chỉ được tiếp thu thêm nhiều kiến thức qua học hỏi thầy cô, bè bạn và các em được phát triển những năng lực cần thiết cho bản thân. Chính giáo viên chúng tôi cũng học hỏi thêm nhiều kiến thức của các môn học khác, kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống. Sau đây là một số suy nghĩ của các em:

“Cơ ơi, quả là giữa lí thuyết và thực tiễn là một khoảng cách quá lớn. Nếu không

trải nghiệm thì chúng em thực sự chưa được đi bằng đôi chân của mình, chúng em khơng đo được kiến thức mình đã có, mình chưa biết…” – Ý kiến của học sinh

Nguyễn Lan Mai, lớp A2 khi tổng kết dự án

“Em thấy thật tuyệt vời khi được trao đổi những hiểu biết của bản thân về vấn đề

mà mình say mê u thích với bạn bè và thầy cơ” - Ý kiến của học sinh Nguyễn Mai

Phương, lớp 11 A 2 sau khi thuyết trình về tìm hiểu của bản thân về truyện manga và phim anime của Nhật.

“Sau dự án, chúng em đã trưởng thành, chững chạc hơn từ những kiến thức do

chúng em tự tìm ra, tranh cãi để bảo vệ quan điểm của mình, mạnh dạn trình bày trước thầy cơ và sắc xảo khi phản biện với bạn bè” – Ý kiến của học sinh Trần Thị

Huyền Trang, lớp 11 Anh 2.

“Từ nay, chúng em tự tin hơn, khơng cịn run rẩy khi đứng thuyết trình trước

đám đơng, khơng cịn ngại khi tiếp xúc với những người mới quen biết lần đầu, chúng em biết cách tự học hiệu quả” - Ý kiến của học sinh Hoàng Mai Anh, lớp 11 Anh 2.

4.2.3.2 Để đánh giá thành công của phương pháp giảng dạy dự án liên môn Đường

tới Nhật Bản đối với học sinh trung học phổ thông, chúng tôi đã tiến hành cho học

sinh thực hiện bài tập trắc nghiệm cuối kì I.

Đối tượng tham gia kiểm tra: Học sinh lớp 11 (đã học các bài học tìm hiểu về Nhật

Bản ở cả ba bộ mơn Văn, Sử, Địa). Học sinh có sự tương đồng về lứa tuổi, trình độ, tâm lí. Đề kiểm tra phù hợp với trình độ học sinh và bám sát với nội dung bài học. Cụ thể: + Nhóm 1(nhóm đối tượng tham gia học tập bằng phương pháp dạy học dự án): 20 học sinh lớp 11 Anh 2 và 11 A2

+ Nhóm 2 (nhóm đối tượng tham gia học tập bằng phương pháp dạy học truyền thống): 20 học sinh lớp 11 Toán 1 và 11 Toán 2

Thời gian tiến hành khảo sát: Cuối học kì I, Năm học 2014 - 2015

Hình thức và nội dung câu hỏi kiểm tra: dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm 25 câu

trong khoảng thời gian 15 phút. Nội dung liên quan tới kiến thức và kĩ năng cần thiết để thực hiện dự án. Đề kiểm tra phù hợp với trình độ học sinh và bám sát với nội dung bài học. Câu hỏi cụ thể ở Phụ lục 2

Kết quả khảo sát

Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)

Nhóm 1 7 35% 8 40% 3 15% 2 10% 0 0% Nhóm 2 0 0% 9 45% 9 45% 0 0% 2 10%

Biểu đồ kết quả khảo sát năng lực học sinh

Đánh giá kết quả sau kiểm tra. Dựa vào kết quả của bài kiểm tra khảo sát, chúng tôi

nhận thấy:

- Với cả hai phương pháp dạy học trên, các em đều nắm vững kiến thức cơ bản của các bài học. Hầu hết, các em đều chăm chỉ học tập và có tư chất thơng minh.

- Với nhóm đối tượng thứ 2, giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống thì sự phân hóa năng lực của người học khơng rõ nét. Học sinh không trả lời được những câu hỏi về kĩ năng mà tập trung trả lời những câu hỏi về kiến thức học của bài.

- Với nhóm đối tượng thứ 1, học sinh học tập hào hứng và kết quả kiểu tra thể hiện rõ chất lượng người học. Kết quả có sự phân hóa rõ nét cho thấy năng lực của các em không giống nhau. Những học sinh năng động, ưu sáng tạo và tìm tịi trong q trình thực hiện dự án thì kết quả cao hơn hẳn. Nó chứng rõ trong quá trình tiếp thu kiến thức, học sinh phải năng động tiếp nhận, trải nghiệm khám phá kết quả. Có như thế, kiến thức được khắc cốt ghi tâm trong trí nhớ của người học. Như J. Houton đã khẳng định:

85% những gì trải nghiệm. Cuộc sống chính là trường đại học lớn nhất của con

người.

- Với phương pháp dạy học hiện đại, bên cạnh việc học kiến thức, học sinh còn được học nhiều kĩ năng khác: làm việc nhóm, xử lí thơng tin, giải quyết vấn đề… Chính vì thế, học sinh sẽ có kĩ năng tốt trong khi làm việc cũng như trong cuộc sống.

KẾT LUẬN

Khoa học công nghệ và giáo dục ln có mối quan hệ khăng khít với nhau, cơng nghệ phát triển đặt ra địi hỏi giáo dục cũng phát triển cho kịp thời đại. Phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh cũ khơng cịn phù hợp, người giáo viên cần năng động, cập nhật để áp dụng những phương pháp dạy học mới cho kết quả cao hơn. Đồng thời, nó tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, đưa bục giảng với kiến thức uyên bác của người thầy gắn bó với thực tiễn đời sống, bởi “chỉ

có cây đời là mãi mãi xanh tươi” (W. Gớt).

Dự án dạy học Đường tới Nhật Bản đã thực sự bắc chiếc cầu nối liền lí thuyết và thực tiễn, đưa học sinh vào cuộc sống bằng những trải nghiệm, khám phá thú vị. Học sinh không chỉ được học kiến thức mà cả kĩ năng mềm quan trọng cho cuộc sống hiện đại. Giáo viên không chỉ tiếp nhận một phương pháp dạy học mới mà còn tạo được mối quan hệ thân thiện, gắn bó với học sinh. Nó chứng tỏ một điều rằng, trong cuộc sống hiện đại, người giáo viên cần dạy cho học sinh: phải sống nhanh cho kịp

thời đại và sống chậm cho tâm hồn, vừa bản lĩnh, trí tuệ và khoa học vừa giàu cảm

xúc, sâu sắc và nhân văn. Có thể nói, dạy học tích hợp kiến thức liên mơn là vơ cùng quan trọng trong xã hội ngày nay.

Trong quá trình tổ chức dự án, bên cạnh những thuận lợi, thì nhà trường phổ thơng và cả giáo viên THPT vẫn cịn nhiều khó khăn, như: những phương tiện công nghệ phục vụ cho học tập, thời gian thực hiện và kinh phí cho mỗi dự án…. Vượt qua những khó khăn trước mắt, chúng tơi đã hồn thành dự án xuất sắc bằng niềm say mê và nỗ lực vượt lên chính mình. Giờ thì thầy trị chúng tơi có thể khẳng định: khơng có

ngọn núi nào cao đến độ ta khơng thể vượt qua…

Hi vọng sáng kiến kinh nghiệm này của chúng tôi sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho đồng nghiệp. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) tổ chức dạy học dự án liên môn đường tới nhật bản cho học sinh trung học phổ thông (Trang 27 - 32)