3.3. Đánh giá về thực tiễn và chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực Việt
3.3.2. Đánh giá về chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Qua phân tích thực tiễn của NNL và phát triển NNL Việt Nam cho thấy: Nâng cao chất lượng lao động trình độ cao phải trở thành nhân tố quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển NNL. Làm thế nào để có NNL đủ về quy mơ, hợp lý về cơ cấu và nâng cao về chất lượng và làm thế nào để họ trở thành “đầu kéo” cho sự phát triển? Phân tích thực trạng của NNL hiện nay cho thấy:
Thứ nhất, sự quan t m của x hội đối với phát triển NNL chưa đúng mức, thiếu kế hoạch: Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của NNL trong phát triển KT-
XH chưa thấu đáo, hời hợt; Có quan điểm nhưng thiếu định hướng; có chủ trương nhưng thiếu hành động và có chính sách nhưng thiếu nguồn lực...
Thứ hai, chất lượng đào tạo NNL còn nhiều hạn chế. Kết quả phổ cập giáo
dục đạt kết quả tốt song cịn thiếu tính hướng nghiệp; vùng sâu vùng xa bị tụt hậu;
Tuyển sinh khó khăn, triển khai đào tạo nghề chất lượng cao còn chậm; Sinh viên tốt nghiệp chưa phù hợp yêu cầu, thiếu kỹ năng. Chất lượng giáo dục đại học cịn thấp, khơng đáp ứng u cầu thị trường lao động.
Thứ ba, kết nối cung cầu lao động: Tình trạng lao động làm việc khơng phù
hợp với ngành nghề, trình độ chun mơn được đào tạo khá cao
Thứ tư, vấn đề thể lực và thái độ lao động: Thể lực của NNL cịn yếu, có
khoảng cách lớn so với quốc gia khác, chỉ làm việc với thời gian tập trung ngắn, chất lượng không cao; thức kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng mềm, khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa cịn hạn chế.
Thứ năm, xu hướng nh n khẩu học: Xu hướng già hoá với tốc độ thuộc nhóm nhanh nhất thế giới, dẫn đến thách thức thay đổi cơ cấu lao động, điều đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động kém hơn, do đó mà cần các chính sách an sinh xã hội phù hợp để ứng phó già hố dân số và tăng năng suất lao động.
Thứ sáu, ông nghệ 4.0: Việt Nam đang hướng phát triển CMCN lần thứ tư, do đó, tăng cường đổi mới sáng tạo, điều này đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng cảm xúc cao hơn; nguồn nhân lực cần được chuẩn bị sớm hơn, cập nhật hơn để thích ứng với cuộc cách mạng đó.
Điểm lại những chiến lược, chính sách về phát triển NNL ở nước ta trong giai đoạn vừa qua cho thấy, mặc dù Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, đánh giá đúng tầm quan trọng của NNL đối với sự phát triển đất nước, tuy nhiên tình trạng NNL không đáp ứng được yêu cầu của TTLĐ vẫn là một bài tốn khó. Tất cả những biểu hiện này địi hỏi phải có sự đánh giá, nhìn nhận một cách đầy đủ về thực trạng ban hành các chính sách, điều kiện đảm bảo để chính sách được thực hiện, cũng như đánh giá hiệu quả các chính sách để trên cơ sở đó có những điều chỉnh phù hợp.
Mặc dù, công tác đào tạo và dạy nghề tại Việt Nam bước đầu gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và TTLĐ; cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà TTLĐ có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho NNL… Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu phân tích chỉ ra: Cơng tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp về cả số lượng và chất lượng. Đào tạo hệ cao đẳng và đại học vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học năm học 2019-2020 là 1.672.881 sinh viên, trong đó sinh viên cơng lập là 1.359.402 và ngồi cơng lập là 313.479 người. Trong khi đó, học sinh Trung cấp chuyên nghiệp chỉ 314,8 nghìn, với 218,6 nghìn học sinh cơng lập và 96,2 nghìn học sinh ngồi cơng lập. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Ngồi ra, chất lượng chương trình giảng dạy của các trường còn thấp, chưa đào tạo được lao động có kỹ năng làm việc thực tế. Với chương trình đào tạo hiện nay, sinh viên mới ra trường tại Việt Nam thường thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng mềm, phương thức giảng dạy vẫn còn lạc hậu, chưa áp dụng các công nghệ hiện đại, thiếu các chương trình thực tế, dẫn đến thiếu cơ hội cho học sinh, sinh viên áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào các vấn đề cụ thể của xã hội.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Qua việc phân tích thực tiễn NNL trong những năm qua cho thấy, mặc dù, có rất nhiều lợi thế về NNL, tuy nhiên, việc phát triển NNL Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Mơ hình và chiến lược tăng trưởng của Việt Nam vẫn chưa khuyến khích, thúc đẩy nhu cầu và nâng cao chất lượng NNL. Chiến lược tăng trưởng hiện hành của Việt Nam vẫn với các trụ cột chính là: khai thác tài nguyên và nguồn lao động rẻ, đầu tư vốn lớn và thiên về xuất khẩu.
Trước đây, khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đất nước thường không song hành với chiến lược phát triển NNL. Đây là một hạn chế lớn. Hệ quả của cách làm này cho thấy, dù chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhưng NNL vẫn khơng có bước đột phá. Thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ địa phương tới các Bộ, Ngành đã có chính sách đào tạo, thu hút NNL có trình độ cao về làm việc. Tuy nhiên, theo đánh giá sau thời gian thực hiện, từ chiến lược tới chính vẫn cịn những khoảng trống nhất định, chưa phát huy được nhiều do các chính sách khơng đáp ứng được yêu cầu ở mức độ cao. Điều này đã dẫn đến bất cập như mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng, trình độ đào tạo và kỹ năng đạt được, khả năng đóng góp của nhân lực cho tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, để phát triển NNL, cần phải có sự đồng bộ về cơ chế chính sách, và các cơ chế, chính sách đủ mạnh như là những điều kiện cần và đủ nhằm tạo động lực phát triển và thu hút NNL.
Thêm vào đó, tình trạng NNL thiếu định hướng trong việc chọn ngành nghề từ bậc phổ thông cũng khiến cung lao động gặp vấn đề. Với tâm lý bằng cấp, hầu hết NNL đều chọn học đại học hoặc sau đại học mà không chú trọng đến học nghề, điều này dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay và tình trạng NNL có bằng đại học nhưng chấp nhận làm những công việc không cần chuyên môn kỹ thuật. Theo nhiều nghiên cứu: Sinh viên Việt Nam cũng chưa định hướng tốt những ngành nghề mà thị trường có nhu cầu, chủ yếu lựa chọn ngành kinh doanh, thương mại, tài chính. Điều này trong một chừng mực nào đó cho thấy thị trường lao động Việt Nam đang phát triển thiên về các ngành dịch vụ h trợ mà chưa phát triển mạnh các
ngành thuộc khu vực thực, tạo ra giá trị gia tăng căn bản cho nền kinh tế.
Nói tóm lại, thực trạng NNL hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất vận hội, thời cơ đang đến với đất nước. Nếu khơng nhanh chóng khắc phục được yếu kém này, chúng ta sẽ phải đối diện với những nguy cơ, những thách thức mới, sẽ kéo theo sự tụt hậu của đất nước, đối mặt với nguy cơ khủng hoảng chất lượng NNL, mà hệ quả của nó là sụt giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế; đánh mất cơ hội tham gia thị trường lao động quốc tế. Thêm nữa, tính cạnh tranh trong thị trường nhân lực ngày càng cao trong khi mức độ sẵn sàng của các cơ sở GDĐT Việt Nam còn chậm. Cạnh tranh giữa các nước trên thế giới trong việc cung cấp NNL có chất lượng ngày càng tăng địi hỏi GDĐT phải được cải thiện theo hướng tiếp cận các chuẩn của khu vực và thế giới. Hệ thống thông tin về TTLĐ chưa phản ánh khách quan, kịp thời sự biến động của TTLĐ; chưa đưa ra được các dự báo trung và ngắn hạn về TTLĐ, tính hiệu quả chưa cao của hoạt động dịch vụ việc làm đã góp phần làm gia tăng xu hướng này. Hơn nữa, sự chuyển dịch mơ hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành nghề đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Khảo sát cho thấy, khả năng hòa nhập của học sinh, sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp trong môi trường lao động mới cịn yếu; Khả năng thích ứng với thay đổi, kỹ năng thực hành và ý thức, tác phong làm việc cũng là những thách thức không nhỏ đối với lao động Việt Nam. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nước trong tương lai sẽ địi hỏi người lao động phải có kỹ năng tay nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU