Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành/lĩnh vực từ 2016 đến Q4/2020

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 90)

Đơn vị tính: %

Ngành/lĩnh vực 2016 2017 2018 2019 2020 Q4/2021

Nông – Lâm – Thuỷ sản 41,9 40,0 38,2 35,4 31,1 29,2 Công nghiệp - dịch vụ 24,7  26,0 26,6 28,6 30,8 34,3 Dịch vụ - tài chính - ngân

hàng

33,4 >34,0 35,2 36,0 36,1 36,5

Nguồn: Thơng cáo báo chí tình hình kinh tế-xã hội các năm 0 6 đến Q4/2021 Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê

Xét một cách tổng quan, trên mọi mặt của NNL như số lượng chất lượng và cơ cấu NNL Việt Nam cho thấy đã có sự cải thiện rõ rệt. Chúng ta đang có lợi thế

với NNL dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Tất cả những yếu tố này đã góp phần nâng cao NSLĐ của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, NNL còn thấp về chất lượng như thiếu hụt lao động có tay nghề cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của TTLĐ và hội nhập; khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của TTLĐ ngày càng lớn, lao động thiếu năng động và sáng tạo, tác phong chuyên nghiệp…

Cơ cấu lao động chưa hợp lý, cả về trình độ và về phân bố theo khu vực. Xét về cơ cấu, có sự bất hợp lý trong cơ cấu trình độ của NNL nước ta: lao động qua đào tạo đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất và gia tăng nhanh chóng. Sự gia tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo thời gian qua chiếm nguyên nhân phần nhiều là do tăng lao động có trình độ đại học trở lên. Điều này dẫn đến một hiện tượng đó là nước ta thiếu trầm trọng đội ngũ lao động chuyên mơn kỹ thuật có trình độ cao đẳng và trung cấp, nhưng lại vẫn đang thừa một lượng lớn lao động trình độ cao từ đại học trở lên , phản ánh mức độ bất hợp lý, gây lãng phí lớn và phi hiệu quả của thực trạng "thừa thầy thiếu thợ "và sự mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học hiện nay. Phân bố NNL chất lượng cao, đã qua đào tạo, cịn có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn, mặc dù khoảng cách có giảm so với thời gian trước, ví dụ như năm 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có việc làm tại thành thị vẫn gấp 2,43 lần so với tại khu vực nông thôn. Do đa số NNL Việt Nam là lao động phổ thông, lao động chưa qua đào tạo, nên dẫn đến nguy cơ lớn về việc dư thừa lao động, đặt ra vấn đề đào tạo lại cho các lao động dư thừa này… Những yếu tố này cho thấy, NNL Việt Nam chưa sẵn sàng đáp ứng

được yêu cầu của cải cách kinh tế nói chung và cuộc CMCN lần thứ tư nói

riêng. Do đó, để rút ngắn khoảng cách về trình độ học vấn cũng như trình độ chun

mơn kỹ thuật của NNL, giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia cần được xây dựng cơ chế h trợ NNL vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa…

3.1.4. Một số chỉ số tổng hợp về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay Việt Nam hiện nay

Đây là những chỉ số đánh giá hữu ích, có giá trị cho việc dự đốn hoặc thiết lập chiến lược cho sự phát triển NNL. Những chỉ số này thể hiện các hoạt động

trong quá khứ và hiện tại của NNL là cơ sở cung cấp các chỉ số về việc nâng cao hiệu quả NNL trong tương lai.

3.1.4.1. Chỉ số phát triển con người

Tại Việt Nam, theo thống kê, chỉ số phát triển con người HDI năm 2019 ở vị trí 117 trên 189 quốc gia/vùng lãnh thổ và lần đầu tiên vào nhóm chỉ số cao, năm 2020 là 0,706, gia nhập Nhóm đạt mức cao trong năm 2019 và năm 2020 [18]. Theo báo cáo Phát triển con người năm 2019 được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố, Việt Nam đạt được tiến bộ tốt trong phát triển con người, tăng trưởng trung bình Chỉ số Phát triển con người (HDI) ở mức 1,36% trong suốt giai đoạn 1990 - 2018. Chỉ số phát triển giới ở mức 1,003 đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu trong số 5 nhóm gồm 166 nước trên thế giới, xếp thứ 68 trong số 162 nước về chỉ số phát triển giới. Đặc biệt, tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động (72,7%) và tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội 26,7% đã giúp Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ này.

3.1.4.2. Chỉ số vốn nhân lực

Vốn nhân lực bao gồm kiến thức, kỹ năng và tình trạng sức khỏe được tích lũy qua thời gian, là yếu tố quan trọng đóng góp cho tăng năng suất lao động và phát triển kinh tế ở các quốc gia WB . Năm 2020, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam đạt 0,69 đứng thứ 38/174 trên thế giới, thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore. Điểm số HCI của Việt Nam là 0,69, có nghĩa là một đứa trẻ sinh ra ở Việt Nam ngày nay sẽ có năng suất khi lớn lên và đi làm việc bằng 69% so với một đứa trẻ được hưởng sự giáo dục hồn chỉnh và có sức khỏe đầy đủ.

3.1.4.3. Chỉ số cạnh tranh tài năng

Năm 2019, xếp hạng chỉ số cạnh tranh tài năng toàn cầu của Việt Nam là 92/125, năm 2020, Việt Nam đứng thứ 96/132 nền kinh tế tham gia xếp hạng. Năm 2019, điểm số cạnh tranh tài năng toàn cầu của Việt Nam đạt 33,41, cao hơn so với điểm trung bình của nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, nhưng thấp nhất trong tổng số 8 quốc gia Đông Nam Á tham gia xếp hạng, sau cả Lào (xếp thứ

91/125, điểm số 33,56) và bị bỏ lại ở khoảng cách khá xa so với các quốc gia còn lại như Singapore, Brunei, Malaysia, Philippines11.

3.1.4.4. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu

Năm 2019, Việt Nam đạt 61,54/100 điểm, đứng thứ 67/141 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng năng lực cạnh tranh tồn cầu - đạt mức trung bình. Việt Nam được WEF đánh giá là nền kinh tế có mức độ cải thiện điểm số và tăng hạng tốt nhất toàn cầu. Năng lực cạnh tranh 4.0 của Việt Nam tăng 3,5 điểm (từ 58 điểm lên 61,5 điểm cao hơn điểm trung bình tồn cầu 60,7 điểm và tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên vị trí 67 . Trong đó, trụ cột Kỹ năng tăng 2,7 điểm và 4 bậc (từ thứ 97 lên thứ hạng 93), với sự ghi nhận cải thiện tích cực trên tất cả các chỉ số thành phần. Đáng chú ý là chất lượng đào tạo nghề tăng 13 bậc); kỹ năng của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp tăng 12 bậc); mức độ đào tạo nhân viên và mức độ dễ dàng tìm kiếm lao động lành nghề cùng tăng 8 bậc ; tư duy phản biện trong giảng dạy tăng 7 bậc)12.

. .4.5. Năng suất lao động

Theo tính tốn của nhóm nghiên cứu và tham khảo từ ILO thì NSLĐ của Việt Nam chỉ tăng 5,4% năm 2019 là 6,2% và ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Cụ thể, NSLĐ của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính đạt 117,9 triệu đồng/lao động tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so với năm 2019; theo giá so sánh, NSLĐ tăng 5,4% do trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt 24,1%, cao hơn mức 22,8% của năm 2019 . Trong giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam là 5,1%, cao hơn mức trung bình của ASEAN, chỉ đứng sau Campuchia. Nhưng nếu so sánh thì mức tăng này vẫn thấp hơn Trung Quốc là 7% và Ấn Độ là 6%. Mức tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam vẫn chưa đủ nhanh để thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác gia. Cụ thể, NSLĐ của Việt Nam vẫn thấp hơn 26 lần so với Singapore, 7 lần so với Malaysia, 4 lần so với Trung Quốc, 2 lần so với Philippines, 3 lần so với Thái Lan [42].

11 Global Talent Competitiveness Index Ranking 2019, 2020. 12 Vietnam Global Competitiveness Index 2019. ceicedata.com

Trên cơ sở phân tích động thái và thực trạng các chỉ số tổng hợp liên quan đến NNL Việt Nam cho thấy, đây là thước đo tổng hợp, đánh giá toàn diện con người Việt Nam nói chung và NNL Việt Nam nói riêng biểu hiện kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, những chỉ số này cũng là một trong những chỉ tiêu chủ yếu khi thiết lập chiến lược, kế hoạch phát triển NNL. Cùng với đó, dựa trên kết quả tính tốn của các chỉ số này để xây dựng một hệ thống các giải pháp đồng bộ và triển khai thực hiện quyết liệt và hiệu quả. Đặc biệt, là các giải pháp tăng cường dịch vụ y tế, GDĐT… vì các lĩnh vực này liên quan trực tiếp đến phát triển NNL.

3.2. Những vấn đề đặt ra từ việc phát triển nguồn nhân lực Việt trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ

3.2.1. Về định hướng phát triển Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam và chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc và chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc CMCN lần thứ tư báo trước một loạt các biến động sẽ diễn ra trong thế kỷ 21, định hình một kỷ ngun tồn cầu mới với một loạt câu hỏi về ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển KT-XH của các quốc gia. CMCN lần thứ tư được kỳ vọng sẽ có thay đổi mạnh mẽ hơn bao giờ hết với hàng loạt cơ hội và vô số thách thức, đưa đến một loạt những vấn đề tích cực và tiêu cực như. Một tỷ lệ áp đảo (87%) tin rằng Công nghệ 4.0 sẽ dẫn đến sự ổn định và bình đẳng hơn về kinh tế và xã hội13. Lịch sử cho thấy những phát minh mới thường tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn, mặt khác, thị trường lao động trở nên phân cực hơn, sự gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập, ơ nhiễm mơi trường, làm thay đổi cục diện TTLĐ do tác động của đổi mới và nạn thất nghiệp khi máy móc thay thế sức lao động của con người… là những nguyên nhân thực sự của sự bất mãn và thất vọng. Với thực tế đó, Chính phủ các quốc gia cần hoạch định chính sách bài bản hơn, sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn, tạo ra mơ hình kinh doanh bền vững hơn, cơ hội việc làm tốt hơn và thu nhập cao hơn. Vì tương lai của chúng ta sẽ được xác định bởi những quyết định chúng ta đưa ra ngày hôm nay.

13 Deloitte finds executives optimistic about Industry 4.0, but lacking confidence in their organizations‟ influence and preparedness. Deloitte Touche Tohmatsu Limited 2018.

Trước xu thế này, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có định hướng xây dựng chiến lược và các giải pháp để đạt được mục tiêu này như: Nghị quyết số 23- NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; Nghị quyết đã đề ra quan điểm “khai

thác triệt để thành tựu của cuộc ách mạng công nghiệp lần thứ 4”; Nghị quyết số

01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ xây dựng và ban hành Chiến lược quốc gia về CMCN lần thứ tư. Mục tiêu của Chiến lược là xây dựng một khn khổ chính sách chung của Chính phủ để chỉ đạo việc tham gia CMCN lần thứ tư trong giai đoạn 2020-2030.

. . . . Định hướng phát triển Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Việt Nam

Trong Toàn văn Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư đã đưa ra Quan điểm chỉ đạo:

- Chủ động, tích cực tham gia CMCN lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của CMCN lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

- CMCN lần thứ tư mang lại cả cơ hội và thách thức. Phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao NSLĐ, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội thông qua nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến của cuộc CMCN lần thứ tư cho các lĩnh vực của đời sống KT-XH, nhất là một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới.

- Chủ động phịng ngừa, ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phịng, an ninh, an tồn, cơng bằng xã hội và tính bền vững của q trình phát triển đất nước.

- CMCN lần thứ tư yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng, hồn thiện thể chế cho phù hợp. Cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng khơng chủ quan, nóng vội, duy ý chí.

- Phát huy tối đa các nguồn lực, bảo đảm đủ nguồn lực cho việc chủ động tham gia CMCN lần thứ tư, xác định nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn xã hội.

Quan điểm chỉ đạo chung của Chính Phủ cho thấy, chúng ta phải chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN lần thứ tư. Coi đây là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của CMCN lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp. Chúng ta cũng nhìn nhận rõ được cả cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng này đem lại. Do đó, chỉ đạo chung là phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao NSLĐ; Biết phát huy hiệu quả, tối đa các nguồn lực, đảm bảo đủ nguồn lực để tạo ra sức cạnh tranh của nền kinh tế; Chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến của CMCN lần thứ tư cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế; Đồng thời bảo đảm quốc phòng, an ninh, an tồn, cơng bằng xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước. Việc chủ động phịng ngừa, ứng phó sẽ làm hạn chế các tác động tiêu cực, tránh sự thụ động, chủ quan, nóng vội, duy ý chí, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn xã hội.

Trong dự thảo “ hiến lược Quốc gia về ách mạng công nghiệp lần thứ tư

đến năm 0 0” đã đưa ra quan điểm phát triển CMCN lần thứ tư ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)