Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 132)

Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ

Cuộc CMCN lần thứ tư, với cốt lõi là Công nghệ 4.0, trở thành nhân tố giữ vai trò quyết định đối với năng lực cạnh tranh quốc gia và là xu thế lớn có tác động đến sự phát triển KT - XH đất nước. Phần lớn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động đang phát triển đến giai đoạn với những xu hướng dịch chuyển rõ nét. Những xu hướng này tác động lên mọi khía cạnh của nền kinh tế, dẫn tới sự suy giảm của các quốc gia phát triển chủ yếu dựa vào NNL dồi dào, khai thác tài nguyên, trong khi đó, tăng cường vai trò chủ đạo của những nước chú trọng vào việc phát triển công nghệ. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của xu hướng đó. Do vậy, phát triển NNL hiệu quả sẽ tạo ra nhiều giá trị việc làm hơn, với hiệu ứng số nhân lớn và các mối liên kết bền chặt hơn. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bản luận án tiến sĩ, dưới đây chúng tôi chỉ xin được tập trung vào một số nhóm giải pháp sau đây:

4.2.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước

4.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể, hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô về phát triển nguồn nhân lực

a) Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể, hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển NNL để làm rõ những vấn đề đặt ra và đưa ra những định hướng cho Việt Nam trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư thời gian tới.

b) Nội dung của giải pháp

Thứ nhất, phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng với tư duy đột phá và tầm nhìn lâu dài, phù hợp với thực tiễn, xác định rõ mục tiêu, quy mơ, lộ trình và những cơ chế, chính sách tổng thể. Trong đó, mục tiêu chiến lược phải ưu tiên khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu; xác định quy mô, số lượng và cơ cấu NNL cho phù hợp. Chiến lược cũng cần xây dựng lộ trình thực hiện một cách hợp lý, có tính dự báo cao, xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển NNL một cách toàn diện và đồng bộ.

Thứ hai, Trên thực tế, những năm qua, nước ta có nhiều cơ chế, chính sách

có tác động tích cực đến việc phát triển NNL. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các chính sách đã bộc lộ khơng ít hạn chế, bất cập, hiệu quả mang lại chưa cao. Để tiếp tục phát triển NNL có hiệu quả, địi hỏi cần phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho việc phát triển NNL quốc gia trước tác động của cuộc CMCN lần thứ tư.

Thứ ba, đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho sự phát triển

NNL phải được thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện như GDĐT, KHCN, mơi trường, chính sách việc làm, an sinh xã hội, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, chính sách phát triển thị trường lao động, các điều kiện nhà ở, sinh sống, định cư... Nhà nước cần tiếp tục đổi mới thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý từ Trung ương xuống địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển NNL, thị trường và sản phẩm KHCN theo hướng hội nhập, phát triển các ngành, nghề kinh doanh mới ở Việt Nam nảy sinh từ cuộc CMCN lần thứ tư.

Thứ tư, xây dựng chính sách thỏa đáng để tạo nguồn lực và khai thác có hiệu

quả nguồn lực mới, nhất là trong những ngành mũi nhọn về công nghệ, đồng thời, tăng cường sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học thúc đẩy sự phát triển một số ngành chọn lọc, đặc biệt là CNTT.

4.2.1.2. Xây dựng chính sách vi mơ về phát triển nguồn nhân lực các ngành mũi nhọn, đặc biệt là đội ngũ nh n tài tham gia thị trường lao động quốc tế

a) Mục tiêu của giải pháp

Để phát huy tối đa nội lực, thực hiện các chương trình, đề án đào tạo NNL đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn, đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ của quốc tế, Nhà nước cần ban hành, bổ sung hướng tới việc hồn thiện hệ thống chính sách về vấn đề hợp tác quốc tế trong phát triển NNL như: đơn giản hóa thủ tục hành chính; nâng cao tính cơng bằng, khách quan trong tuyển chọn, đào tạo, sử dụng theo đúng yêu cầu thực tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

b) Nội dung của giải pháp

Thứ nhất, Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao

đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn như cơng nghệ thơng tin, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục.

Thứ hai, xây dựng chiến lược và lộ trình đầy đủ cho việc hội nhập quốc tế ngay trong từng tổ chức khoa học, thông qua liên kết đào tạo, hợp tác nghiên cứu với các tổ chức quốc tế và chuyên gia nước ngoài.

Thứ ba, Nâng cao khả năng hội nhập cho các nhà khoa học bằng việc tham

gia các hội thảo và chương trình hợp tác nghiên cứu ở tầm quốc tế, đồng thời chuẩn bị đủ năng lực và trình độ để thu hút, tổ chức các diễn đàn trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, viện nghiên cứu hàng đầu của các nước.

Thứ tư, Thực hiện các chính sách thu hút người tài thơng qua kêu gọi các nhà

khoa học Việt Nam ở nước ngồi về xây dựng đất nước, hoặc có những đóng góp về khoa học cho đất nước. Họ sẽ là đầu mối liên hệ giữa các nhà khoa học trong nước với các nhà khoa học quốc tế, giúp nắm bắt được các trào lưu khoa học mới, bắt kịp trình độ quốc tế.

Thứ năm, xây dựng các chính sách tạo điều kiện cho người Việt Nam tham

gia vào TTLĐ quốc tế như Dự thảo Luật NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có hơn 10,000 tiến sĩ nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia, số lượng tiến sĩ có trình độ, đạt chuẩn quốc tế chưa cao. Hơn nữa khả năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý cịn rất hạn chế. Do đó, hợp tác quốc tế trong GDĐT là một phương cách hữu hiệu để nâng cao chất lượng NNL. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích thúc đẩy NNL, đặc biệt là đội ngũ nhân tài tham gia thị trường việc làm ngoài nước để học hỏi kỹ năng và nghiệp vụ.

4.2.1.3. Xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thông qua giáo dục đại học theo từng giai đoạn.

a) Mục tiêu của giải pháp

Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển NNL thông qua GDĐH trên cơ sở kết nối các ngành, các tổ chức có liên quan, tăng cường và sử dụng hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước và các nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động GDĐH, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và doanh nghiệp trong GDĐH, NCKH và chuyển giao công nghệ, lập kế hoạch nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên trong từng giai đoạn phù hợp với thời cuộc, dự báo xu thế phát triển của Công nghiệp 4.0 ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới cơ sở GDĐH.

b) Nội dung của giải pháp:

Thứ nhất, Quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH:

Theo Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XIII, mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam sẽ thành nước đang phát triển có cơng nghiệp theo hướng hiện đại vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 sẽ là nước phát đang phát triển có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở KHCN, đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao17. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, Chiến lược phát triển GDĐH đóng góp phần quan trọng. Do đó, cần xây dựng và triển khai Chiến lược tổng thể phát triển GDĐH giai đoạn 2021-2030 với các trụ cột chính. Lập và triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mở rộng, khơng hạn chế sự phát triển của các trường đại học tư thục…; Thực hiện tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh về chất lượng giữa các cơ sở GDĐH; khắc phục sự chồng chéo, dàn trải, thiếu hiệu quả của hệ thống GDĐH; bảo đảm tính đa dạng, đồng bộ của hệ thống GDĐH.

Thứ hai, Tăng cường và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn

lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính cho phát triển NNL.

Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, nguồn tài chính của các trường đại học công lập và cách thức huy động của từng nguồn hiện nay là: (i) Từ nguồn ngân sách nhà nước; (ii) Từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; (iii) Từ nguồn thu theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; (iv) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật; (v) Từ những giao dịch tài chính của các trường đại học công lập theo quy định của pháp luật (vốn vay, vốn huy động, lãi tiền gửi ngân hàng… ; vi Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật; (vii) Nguồn h trợ tài chính cho sinh viên từ các tổ chức… Chính vì vậy, giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động tài chính cho GDĐH cơng lập được đưa ra là: 1 Đổi mới phương thức phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước cho các trường đại học dựa trên yếu tố đầu vào như: Số lượng sinh viên tuyển mới, quy mô sinh viên, biên chế nhân sự… sang phân bổ dựa trên các

yếu tố đầu ra, các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động của trường đại học như: Tổng số giờ giảng thực hiện, chất lượng cơng trình nghiên cứu, số lượng sinh viên tốt nghiệp tìm được việc liên quan đến chuyên ngành được đào tạo, sự hài lòng của xã hội... (2) Tăng cường nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp cơng: Đổi mới chính sách học phí theo nguyên tắc chia sẻ chi phí với xã hội, trong đó các trường đại học có tư cách là người cung ứng dịch vụ. (3) Đổi mới chính sách h trợ tài chính đối với sinh viên: Rà sốt các văn bản pháp luật, sửa đổi, bổ sung để có cơ chế rõ ràng dựa trên việc xác định các tiêu chí cụ thể, tránh chồng chéo về đối tượng thụ hưởng chính sách. (4) Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư cho các trường đại học công lập từ các nguồn trong và ngồi nước theo chủ trương xã hội hóa giáo dục đại học.

Thứ ba, Đẩy mạnh ứng dụng NCTT trong hoạt động GDĐH.

Để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong GDĐH ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập: số hoá học liệu, đổi mới sang phương pháp dạy - học kết hợp trực tiếp với trực tuyến, linh hoạt được thời gian: (1) Xây dựng giải pháp tổng thể ứng dụng CNTT của nhà trường bao gồm: (i) Nhóm hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện đảm bảo, gồm hạ tầng CNTT, thiết bị và an tồn thơng tin; bồi dưỡng NNL sử dụng CNTT; công tác thể chế, quy chế; (ii) Nhóm các ứng dụng CNTT và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành nội bộ nhà trường, đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học - kiểm tra đánh giá và NCKH; iii Nhóm các dịch vụ trực tuyến như đăng kí học, nộp học phí…; iv Nhóm kênh giao tiếp thơng qua cổng thơng tin điện tử của trường, thư điện tử… Việc xây dựng giải pháp tổng thể có thể do nhà trường tự thực hiện hoặc thuê tư vấn xây dựng để đảm bảo chất lượng. (2) Chính thức đưa vào quy hoạch phát triển của các cơ sở giáo dục về ứng dụng CNTT. Nội dung kế hoạch bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, kinh phí, phân cơng tổ chức thực hiện. (3) Triển khai các điều kiện đảm bảo, trong đó ưu tiên kiện toàn đội ngũ chuyên trách CNTT, đồng thời cần thể chế hóa cơng tác ứng dụng CNTT, ban hành các quy chế quản lý vận hành, khai thác hệ thống ứng dụng, quy chế đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin để thực hiện đồng bộ trong toàn trường.

Thứ tư, Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và doanh nghiệp trong GDĐH NCKH và

chuyển giao công nghệ.

Nhằm gắn đào tạo với yêu cầu của TTLĐ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc phát triển KT – XH đất nước trong bối cảnh CMCN lần thứ tư: 1 Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế; mở rộng các hình thức liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam, Thúc đẩy hợp tác trong việc đào tạo và cấp các chứng chỉ nghề quốc tế ở Việt Nam, , tạo mối quan hệ hợp tác hữu hiệu với các trường đại học, viện nghiên cứu của các nước có nền khoa học hiện đại hoặc những nơi có cơng nghệ mà chúng ta cần. (2) Đẩy mạnh xã hóa GDĐH, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển GDDH. Liên kết với doanh nghiệp giúp bổ sung thêm nguồn lực cho cơ sở GDĐH, ví dụ: Nhân lực (giảng viên thỉnh giảng, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý,… , vật lực (phịng thí nghiệm, trang thiết bị, cơ sở thực tập,… , tài lực: học bổng cho sinh viên và các h trợ tài chính khác. Trên thực tế, hợp tác với doanh nghiệp sẽ thúc đẩy tính sáng tạo trong nghiên cứu và tính thực tế, hiệu quả của đào tạo trong trường đại học. Do đó, việc hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp trong GDĐH là xu hướng tất yếu trong tương lai. (3) Các trường ĐH muốn thúc đẩy hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ phải hợp tác với khu vực doanh nghiệp để thương mại hóa, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, khuyến khích các nghiên cứu có tính ứng dụng cao, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt

Thứ năm, lập kế hoạch, chiến lược nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng

viên trong từng giai đoạn phù hợp với thời cuộc.

Để có thể tiếp cận, làm chủ và phát triển cơng nghệ mới, cần có chiến lược cụ thể nhằm xây dựng các tổ chức, trung tâm, viện nghiên cứu xuất sắc ở mọi lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ chủ chốt và các lĩnh vực mới phát sinh trong Công nghệ 4.0. Tập hợp và tạo mọi điều kiện để phát huy nguồn lực là đội ngũ trí thức tài năng trong và ngồi nước để nắm bắt những cơ hội của thời đại: (1) Để đảm bảo tính hiệu quả, chiến lược đó cần phù hợp từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo cấp cao đến các cơ sở GDĐH vì nếu khơng có thể gây bất mãn và thất vọng. (2) H trợ cung cấp các khóa đào tạo về kiến thức, kỹ năng chủ yếu là CNTT như: Kỹ thuật dạy học

online, phương pháp sư phạm dạy học online, kỹ năng tổ chức lớp học online, kỹ năng thiết kế bài học online, giáo trình, học liệu, đề thi, kiểm tra đánh giá online, công nghệ dạy học online, xây dựng bài giảng, kỹ năng sử dụng công nghệ h trợ giảng dạy, kỹ năng khai thác nguồn học liệu online… 3 Tổ chức các khóa học về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ: phương pháp giảng dạy, kỹ năng hướng dẫn thực hành, thực tập và mở rộng các kiến thức liên quan; xây dựng chương trình mơn học, thiết kế bài giảng; đào tạo về kỹ năng thuyết trình, đàm phán và giải quyết xung đột cần thiết cho giảng dạy trên lớp ; khóa đào tạo dùng tiếng Anh; các khóa học bồi dưỡng về kiểm tra đánh giá, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo; đặc biệt là năng lực biên soạn chương trình, nội dung, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí lớp học theo đào tạo tín chỉ, quản lí tài nguyên mạng. 3 Để có kết quả tốt, cần liên kết chặt chẽ, ln hiểu rõ giá trị của các kế hoạch, chiến lược chính là để thực hiện tầm nhìn, mục tiêu trong tương lai. Do đó, xác định

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)