4. NGUỒN DỮ LI ỆU, PHƢ ƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
5.2. Kết quả nghiên cứu về quyết định đầu tƣ và rủi ro phá sản của các công ty
5.2.1.1. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quyết định đầu tƣ
Bảng 4.3 trình bày kết quả ước lượng hàm đầu tư và chính sách tài chính doanh nghiệp cho 736 công ty niêm yết và phân chia thành năm ngành nghề. Mơ hình này được ước lượng bằng năm phương pháp là bình phương bé nhất thông thường, cố định, ngẫu nhiên, khoản giữa và chênh lệch bậc nhất. Nhìn chung, mức độ đầu tư mới giai đoạn sau của công ty chịu sự tác động của các nhân tố về mức độ đầu tư mới giai đoạn này, nhân tố dòng tiền và doanh thu.Nhân tố nợ dài hạn của giai đoạn này gần như khơng có tác động đến mức độ đầu tư mới của giai đoạn sau nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích cụ thể các nhân tố trong mơ hình cho tồn bộ mẫu và năm ngành khảo sát như sau:
Nhân tố tỷ số mức độ đầu tư mới (I/K): kết quả ước bằng phương pháp khoản giữa cho thấy rằng: có mối tương quan thuận giữa nhân tố mức độ đầu tư mới của giai đoạn này so với giai đoạn sau cho toàn bộ mẫu, ngành Chứng khoán, ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng, ngành Thực phẩm – Đồ uống và ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình với hệ số hồi quy tương ứng là 0.3234, 1.3115, 0.5781, 0.5693 và 0.4857. Đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến mức độ đầu tư của giai
đoạn sau với mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 5%, ngoại trừ ngành Chứng khốn có mức ý nghĩa thơng kê 10%, và là ngành chịu sự tác động mạnh nhất từ yếu tố này, mức độ tác động lớn hơn rất nhiều so với toàn bộ mẫu. Trong khi đó, mức độ tác động của nhân tố này đến ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng, ngành Thực phẩm – đồ uống và ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình lớn hơn so với tồn bộ mẫu. Ngược lại, ngành Bất động sản có mối tương quan nghịch giữa tỷ số mức độ đầu tư mới của giai đoạn này so với giai đoạn sau với hệ số hồi quy là -0.1017 nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Với phương pháp ước lượng chênh lệch bậc nhất, kết quả ước lượng hoàn toàn ngược với phương pháp ước lượng khoản giữa. Nhân tố mức độ đầu tư mới của giai đoạn này có mối tương quan nghịch với mức độ đầu tư mới của giai đoạn sau cho toàn bộ mẫu và các ngành nghề khảo sát. Tuy nhiên, hệ số R2 của phương pháp này nhỏ hơn rất nhiều so với phương pháp ước lượng khoản giữa nên khả năng giải thích của mơ hình này kém hơn mặc dù nhiều hệ số hồi quy của nó cũng có ý nghĩa thống kê. Các phương pháp ước lượng khác có hệ số R2 rất thấp và cũng có một vài hệ số hồi quy có ý nghĩa thơng kê nên khơng xem xét.
Nhân tố dòng tiền (C/K): với phương pháp ước lượng khoản giữa (hệ số R2
lớn nhất), xem xét toàn bộ mẫu, nhân tố dịng tiền của giai đoạn này có mối tương quan thuận với mức độ đầu tư của giai đoạn sau, có hệ số hồi quy là 0.0341 và có ý nghĩa thống kê 0.1%. Trong khi đó, các hệ số hồi quy của các ngành nghề khảo sát lại khơng có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, với hệ số R2 nhỏ hơn, nhưng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất cho hai ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng và ngành Thực phẩm – Đồ uống cho thấy rằng: có mối tương quan thuận giữa nhân tố dòng tiền giai đoạn này với mức độ đầu tư mới của giai đoạn sau, với các hệ số hồi quy tương ứng là 0.0218 và 0.0259 và có mức ý nghĩa thống kê 5%, mức tác động này mạnh hơn so với tồn bộ mẫu. Trong khi đó ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình có mối
tương quan nghịch giữa nhân tố dòng tiền giai đoạn này với mức độ đầu tư mới giai đoạn sau và có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, có mối tương quan thuận giữa khả năng tạo ra tiền từ tài sản đầu tư giai đoạn này và mức độ đầu tư mới giai đoạn sau cho toàn bộ mẫu, ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng và ngành Thực phẩm – Đồ uống và có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình có sự tác động nghịch trong mối tương quan này và có ý nghĩa thống kê.
Nhân tố doanh thu (Y/K): xem xét toàn bộ mẫu với phương pháp ước lượng
khoản giữa cho thấy rằng: nhân tố doanh thu giai đoạn này có mối tương quan nghịch với mức độ đầu tư mới của giai đoạn sau, có hệ số hồi quy là -0.0056 và có mức ý nghĩa thống kê mạnh là 0.1%. Trong khi các ngành nghề khảo sát có mối tương quan này khơng có ý nghĩa thống kê.
Bằng phương pháp ước lượng chênh lệch bậc nhất, nhân tố doanh thu giai đồn này có mối tương quan thuận với mức độ đầu tư mới giai đoạn sau cho ba ngành là ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng, ngành Thực phẩm – Đồ uống và ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình với hệ số hồi quy tương ứng là 0.0158, 0.0221 và 0.0166 và đều có ý nghĩa thống kê. Mức độ tác động của nhân tố này đến ba ngành này đều lớn hơn so với toàn bộ mẫu khảo sát và ngành Thực phẩm – đồ uống chịu sự tác động mạnh nhất.
Như vậy, số vịng quay tài sản giai đoạn này có tác động nghịch đến mức độ đầu tư mới giai đoạn sau cho toàn bộ mẫu khảo sát và có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, đối với các ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng, ngành Thực phẩm – Đồ uống và ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình thì sự tác động này là thuận và cũng có ý nghĩa thống kê.
Nhân tố nợ vay dài hạn bình phương (B/K)2: đối với tồn bộ mẫu, ngành Chứng khốn, và ngành Bất động sản, nhân tố nợ vay dài hạn giai đoạn này không tác động đến mức độ đầu tư mới giai đoạn sau cho tất cả các phương pháp ước
lượng nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, các ngành khảo sát cịn lại chịu sự tác động của nhân tố này đến mức độ đầu tư mới giai đoạn sau nhưng cũng khơng có ý nghĩa thống kê với tất cả phương pháp ước lượng. Điều này hàm ý rằng, đối với tồn bộ mẫu, ngành Chứng khốn, và ngành Bất động sản: tài sản công ty được hình thành từ nguồn vay nợ hay hành vi đầu tư vào tài sản cố định bằng nguồn tài trợ nợ của giai đoạn này khơng có tác động đến mức độ đầu tư mới giai đoạn sau nhưng khơng có ý nghĩa thống kê, do đó rủi ro tài chính cũng khơng rõ ràng. Các ngành còn lại chịu sự tác động của nhân tố này nhưng cũng khơng có ý nghĩa thống kê.