Việt Nam là hệ thống tài chính tiền tệ đang trong giai đoạn phát triển với những quy định lỏng lẻo trong cơ chế giám sát từ phía các ngân hàng và các định chế tài chính. Chính sự lỏng lẻo đó mà hệ thống tài chính, tiền tệ Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro đáng kể đó là rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam và đó chính là cầu nối thuận lợi cho hoạt động rửa tiền của tội phạm trong và ngoài nước. Với hệ thống tài chính như thế thì khơng tránh khỏi nguy cơ bị lợi dụng trong hoạt động rửa tiền, thơng qua các hình thức:
Thứ nhất: Mua cổ phần ngân hàng
Trước tiên, do sức ép về hội nhập, ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng tăng vốn điều lệ là đến 2008, mức vốn pháp định đối với ngân hàng TMCP là 1000 tỷ đồng, đến 2010 sẽ là 3000 tỷ đồng. Do vậy nguy cơ các NHTM cổ phần dễ dàng chấp nhận việc góp vốn của bất kỳ ai mà không cần biết nguồn gốc của khoản vốn đó. Nếu các ngân hàng khơng cẩn thận thì có khả năng rửa tiền thơng qua việc chiếm giữ phần lớn cổ phần của ngân hàng.
Thứ hai : Gửi tiền qua hệ thống ngân hàng để biến tiền bẩn thành tiền sạch
Một điểm cần lưu ý là hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh nhau huy động cần tiền gửi từ cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí cịn sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để chiêu dụ khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Do đó sẽ tạo tâm lý khơng quan tâm đến nguồn gốc của các khoản tiền gửi vào ngân hàng mình. Một ngân hàng có lẽ sẽ vui
mừng khi nhận được một lượng tiền gửi lớn từ công chúng với một mức lãi suất huy động thấp hơn đối thủ cạnh tranh khác nhưng lưu ý rằng khi cá nhân hoặc tổ chức có tiền bất hợp pháp họ sẽ sẵn sàng đầu tư vào cả những nơi không sinh lợi cho chúng nhưng có hiệu quả là làm cho tiền bẩn của chúng được biến thành tiền sạch.
2.3.2.Tự do hóa dịng chu chuyển vốn quốc tế
2.3.2.1.Tự do tài khoản vãng lai
Một trong những cải cách triệt để nhất trong pháp lệnh ngoại hối năm 2005 có liên quan đến giao dịch tài khoản vãng lai là vấn đề đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy phép mua chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của cá nhân. Theo đó người cư trú sẽ được phép tự do hơn nữa trong việc mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngồi. Đối với những người khơng cư trú và người cư trú là người nước ngồi có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài.
Đây là bước đột phá mới trong q trình tiến tới tự do hóa hồn toàn các giao dịch vãng lai bởi trước đây khi các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu ngoại tệ trong các giao dịch vãng lai đều được xin NHNN cấp phép. Chủ trương xóa bỏ việc cấp giấy phép mua chuyển ngoại tệ ra nước ngoài một mặt phù hợp với việc cam kết WTO nhưng mặt khác chúng tạo ra nguy cơ mới cho các loại tội phạm lợi dụng khe hở này để thực hiện những hành vi rửa tiền ở quy mô lớn, bao gồm:
Thứ nhất: Nguy cơ chia nhỏ tiền và chuyển ra nước ngoài
Trong điều kiện hệ thống quản trị rủi ro và năng lực của các ngân hàng thương mại ở nước ta vẫn cịn yếu kém thì việc nhận diện những nguồn gốc từ các hành vi rửa tiền của khách hàng quả thực khơng đơn giản. Các tội phạm rửa tiền có khả năng qua mặt hệ thống kiểm sốt của các định chế tài chính và các ngân hàng bằng cách chia nhỏ và sau đó chuyển ra nước ngồi.
Thứ hai: Hiện tượng đào hối
Đã có những quan ngại rằng những chủ trương thơng thống về việc cho phép các cá nhân và các tổ chức được phép tự do mua ngoại tệ sẽ tạo ra một rủi ro thất thoát dự
trữ ngoại hối trên cán cân thanh toán, mà một trong những nguồn gốc dẫn đến rủi ro này là hiện tượng “đào hối” từ các hành vi rửa tiền của tội phạm trong và ngoài nước.
2.3.2.2.Tự do hóa tài khoản vốn
Pháp lệnh ngoại hối 2005 trong việc tự do hóa tài khoản vốn giúp mở rộng kênh đầu tư cũng như huy động vốn của các cá nhân và tổ chức trong nước. Tuy nhiên với những quy định thơng thống của pháp lệnh giúp bọn tội phạm rửa tiền có cơ may xâm nhập để có thể thực hiện hành vi rửa tiền ngay trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ngược lại, thông qua các quy định sau đây:
Thứ nhất: Pháp lệnh cho phép các cá nhân được vay và cho vay vốn nước ngoài tạo nguy cơ rửa tiền
Trước đây khi chưa có pháp lệnh này ban hành, các cá nhân muốn vay vốn người thân, bạn bè ở nước ngồi phải thơng qua con đường kiều hối và chuyển tiền bất hợp pháp. Tuy nhiên hiện nay điều này đã được pháp luật cho phép các cá nhân vay nợ nước ngoài. Điều này đã tạo nguy cơ cho các hoạt động rửa tiền quốc tế xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời, pháp lệnh còn cho phép các cá nhân được quyền cho vay và thu hồi nợ nước ngoài. Như vậy nếu như việc cho phép các cá nhân vay nợ nước ngoài đã tạo nguy cơ cho các hoạt động rửa tiền quốc tế xãy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì việc cho phép các cá nhân tự do cho vay và trả nợ nước ngoài lại tạo ra một nguy cơ rửa tiền từ trong nước ra nước ngoài.
Thứ hai: Pháp lệnh cho phép các tổ chức và cá nhân đầu tư ra nước ngoài tạo nguy cơ rửa tiền từ trong nước ra nước ngoài
Đây là xu hướng phù hợp với các cam kết của chính phủ trong q trình hội nhập như trong hiệp định thương mại Việt Mỹ có quy định các giao dịch thương mại và đầu tư phải được thực hiện hai chiều. Đồng thời nhằm thơng thống hoạt động đầu tư trong nước để thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên với năng lực hiện tại có khả năng chính phủ sẽ khơng kiểm sốt được hết các giao dịch này vì luồng tiền đã đi ra ngồi lãnh thổ và do đó dẫn đến một nguy cơ làm thất
thoát vốn và rửa tiền. Theo kiến nghị của tổ chức chống rửa tiền quốc tế, đây chính là hình thức rửa tiền ở giai đoạn cuối dưới dạng thâu tóm các khoản tiền đã phân tán trước đây, nơi mà các loại tiền bẩn đã được tẩy sạch hoàn toàn và được thể hiện cuối cùng ở các khoản đầu tư tài chính, bất động sản và các tài sản quý hiếm khác.
Bên cạnh đó pháp lệnh cịn cho phép các doanh nghiệp được phát hành chứng khoán ra nước ngồi. Đây cũng là một kênh thối vốn quan trọng cho các hoạt động rửa tiền bằng cách bọn tội phạm lập ra các cơng ty cổ phần hợp pháp rồi sau đó niêm yết trên thị trường chứng khốn quốc tế.
2.3.2.3.Đơla hóa và nguy cơ rửa tiền
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang đối phó với tình trạng đơla hóa ở mức cao và chính vì vậy đã đến lúc chính phủ cần có những biện pháp quyết liệt để giảm hiện tượng đơla hóa. Khơng nằm ngồi mục đích đó, trong pháp lệnh ngoại hối, chính phủ đã thừa nhận việc nắm giữ ngoại tệ của cá nhân. Theo đó, cho phép các cá nhân có quyền được mở tài khoản và sử dụng ngoại tệ và đương nhiên họ được toàn quyền được thu chi ngoại tệ trên tài khoản này.
Có lẽ khơng bàn cải về chủ trương hợp lý này của chính phủ trong q trình tiến tới một sân chơi bình đẳng cho các cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, khe hở cho hoạt động rửa tiền vì thế mà lộ ra. Thực tế cho có khá nhiều doanh nghiệp tuy có mở tài khoản ngoại tệ nhưng không hoạt động kinh doanh. Ngoại tệ không rõ nguồn gốc sẽ được hợp thức hóa trên tài khoản ngoại tệ qua bình phong là doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Và từ đó có khả năng bước tiếp theo chúng sẽ chia nhỏ các khoản tiền ra, thoát ra khỏi quốc gia bằng các hoạt động rửa tiền .
2.3.3.Tồn tại nền kinh tế phi chính thức
Thực tế cho thấy lượng kiều hối được chuyển bằng con đường phi chính thức là rất lớn, chiếm khoảng 30-60% lượng kiều hối bằng con đường chính thức. Một điều khơng thể phủ nhận song hành với nền kinh tế chính thức là sự hiện diện của nền kinh tế phi chính thức. Đây là một dạng nền kinh tế mà những bất cập trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đã làm cho đồng USD và vàng vẫn cịn là phương tiện thanh tốn phổ biến trong
nền kinh tế.
Chính sự tồn tại của nền kinh tế phi chính thức là nguy cơ dẫn đến các hành vi rửa tiền khó lần ra dấu vết nếu như các nhà hoạch định chính sách khơng có những định hướng hợp lý trong chính sách tiền tệ, đặt biệt là tháo gỡ các rào cản phi lý trong việc chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài.
Điều đó q rõ ràng trong vụ án bn lậu ma túy của 9 Việt Kiều Úc, bọn chúng đã sử dụng bốn công ty chuyển tiền ở Sydney và Melbourne để rửa 93 triệu đôla Úc – lợi nhuận từ bn bán ma túy và vũ khí trong 1 năm. Số tiền này được chuyển về Việt Nam thông qua đường hàng không.
2.3.4.Tham nhũng ngày càng gia tăng
Một nguồn gốc nữa dẫn đến hành vi rửa tiền là tình trạng tham nhũng tràn lan đến mức đã trở thành một thị trường tham nhũng, trốn thuế, tình trạng tiêu cực lãng phí và thất thốt trong xây dựng cơ bản cùng với các dạng tổ chức tội phạm đang ngày càng phát triển. Theo tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) công bố chỉ số nhận thức tham nhũng 2012 (CPI) tụt 11 bậc so với năm ngối, theo đó Việt Nam đứng thứ 123/176 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong thời gian gần đây, chính phủ đã có những nỗ lực trong việc phịng chống tham nhũng, nạn lãng phí. Và kết quả là đã khám phá ra nhiều vụ án tham nhũng lớn như vụ PMU18 làm thất thoát hàng chục tỉ đồng tiền đầu tư xây dựng cơ bản lấy từ nguồn vốn vay ODA. Hay đường dây chạy quota dệt may của gia đình Bộ Trưởng Mai Văn Dâu mà theo những người trong cuộc thì đây là luật bất thành văn nếu muốn có hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Và gần đây nhất là vụ bê bối của các tập đoàn nhà nước Vinalines, Vinashin được đánh giá có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng hơn vụ PMU18.
Tuy nhiên, những phát hiện trong thời gian qua chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Trên thực tế, có thể cịn nhiều nguồn tiền tham nhũng chưa phát hiện hoặc giả chúng đã được rửa sạch và đã được đầu tư mà vẫn chưa bị phát hiện.
Nền kinh tế Việt Nam phần lớn là sử dụng tiền mặt, nó chiếm khoảng 70% tổng giao dịch trong nền kinh tế. Theo ông Chritt Batt, chuyên gia chống rửa tiền của UNODC nhận định “Việt Nam dễ bị tội phạm rửa tiền tìm đến do nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt, cùng với hoạt động thương mại và đầu tư ngày càng tăng”.
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán (%)
20.00%18.00% 18.00% 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Nguồn : Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam
2.3.5.1.Nền kinh tế thanh toán tiền mặt là phổ biến
Theo khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2003 cho thấy thanh tốn bằng tiền mặt cịn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư.
Từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với tổng phương tiện thanh tốn có giảm qua các năm. Năm 2001 tỷ lệ này là 23,7% giảm qua các năm đến năm 2012 là chỉ còn 14,02% . Tuy tỷ trọng hàng năm đã giảm nhưng còn ở mức cao hơn so với thế giới; tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉ ở mức là 10%.
2.3.5.2.Nguyên nhân tồn tại nền kinh tiền mặt
Thói quen sử dụng tiền mặt
Thực tế cho thấy, mặc dù các tiện ích về thẻ thanh tốn, ngân hàng điện tử với sự góp sức cơng nghệ hiện đại nhưng người dân vẫn chưa quen với phương thức thanh tốn này. Họ khơng thích tiếp xúc q nhiều với máy móc, thích tự giữ tiền và chi tiêu.
Bất tiện trong thanh toán bằng thẻ
Hơn thế nữa, ở Việt Nam chưa thật sự khuyến khích, rất ít nơi chấp nhận thanh tốn bằng thẻ chỉ tập trung ở các khu thương mại lớn, khách sạn lớn hay siêu thị mà điều đáng nói họ sẽ bị tính phí nếu thanh tốn bằng thẻ. Do đó, tạo tâm lý bất tiện nếu như khơng có có tiền mặt mang theo.
Vì đặc điểm nền kinh tế như thế đã tạo thêm một khe hở cho bọn rửa tiền lợi dụng. Chúng sử dụng tiền mặt mua bất cứ thứ gì muốn từ cái nhỏ nhất như một ổ bánh mì hay món có giá trị lớn như viên kim cương với độ tinh khiết mang đẳng cấp quốc tế hay đầu tư vào bắt động sản. Và đây cũng là thủ thuật của trùm buôn lậu ma túy xuyên biên giới Trịnh Nguyên Thủy. Hắn đã dùng tiền buôn lậu ma túy để đầu tư vào khu du lịch sinh thái với giá trị đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng. Ngồi ra hắn cịn dùng tiền này để đầu tư vào bất động sản ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Thông qua kênh tiền mặt, trộn lẫn với các giao dich mua bán thông thường, chúng đưa tiền vào lưu thông một cách dễ dàng mà khó có thể bị phát hiện.
2.4.Thực trạng phịng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam
2.4.1.Thực trạng rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam
Với những khe hở như đã trình bày ở trên, cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam đứng trước nguy cơ là kênh rửa tiền hữu hiệu của bọn tội phạm rửa tiền. Đến nay, Trung tâm thơng tin phịng, chống rửa tiền đã nhận được khoảng 20 báo cáo về các giao dịch tình nghi là rửa tiền. Tuy nhiên, chưa một vụ nghi vấn nào được kết luận là hành vi rửa tiền. Điều này khơng đồng nghĩa là tại Việt Nam chưa có hành vi rửa tiền. Các giao dịch về tài chính ở Việt Nam chủ yếu là tiền mặt trao tay, ít dùng các cơng nghệ thanh tốn
như các nước trên thế giới, khiến việc kiểm tra hoạt động rửa tiền gần như không thể thực hiện. Sau đây là một số trường hợp rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam bị phát hiện:
Trường hợp 1: Nhận tiền có nguồn gốc phi pháp qua tài khoản ngân hàng.
Vụ việc được phát hiện vào năm 2009 trên tài khoản khách hàng Nguyễn Thị Lan mở tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín. Tài khoản khách hàng Nguyễn Thị Lan được mở từ năm 2001, nhưng đến năm 2009, giao dịch trên tài khoản rất nhiều, đặc biệt là những khoản nhận chuyển tiền từ nước ngoài. Cho đến tháng 11/2009, sau khi nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng HSBC có trụ sở tại Hồng Kơng về việc yêu cầu Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín tạm thời phong tỏa tài khoản của khách hàng Nguyễn Thị Lan để phục vụ cho công tác điều tra theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Hồng Kơng. Đồng thời Cục Phòng, chống rửa tiền của Việt Nam cũng nhận được văn bản của cơ quan cảnh sát Hồng Kơng cũng với nội dung tương tự thì sự