Biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 31 - 32)

Bảng 4.8 : Khắc phục mô hình 02

3.2. Các biến trong mô hình

3.2.1. Biến phụ thuộc

Bảng 3.1 Biến phụ thuộc

STT Tên biến Định nghĩa

1 Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Turnover)

2 Tỷ suất sinh lợi trên

vốn chủ sở hữu (ROE)

Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả

Tác giả sử dụng 2 biến phụ thuộc để đo lường chi phí đại diện. Cách thứ nhất sử dụng Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản (Asset Turnover) theo nghiên cứu của Ang và cộng sự (1999), Singh và Davidson (2003), Hongxia Li và Liming Cui (2003), Florackis và Ozkan (2004)… Tỷ số này đo lường mức độ hiệu quả từ thu nhập tài sản. Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản cao cho thấy một lượng doanh thu và dòng tiền cuối cùng được tạo ra cho một mức độ tài sản. Trong khi, tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản cao có thể được xác định với phương thức quản lý tài sản hiệu quả và do đó tạo ra giá trị cổ đơng.

Một phương thức khác được tác giả sử dụng trong bài để đo lường chi phí đại diện là Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE). Hongxia Li và Liming Cui (2003) đã sử dụng ROE để đo lường chi phí đại diện của các doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc. Hầu hết hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết đều được đo lường qua chỉ tiêu ROE. ROE dương là một

trong những điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán. ROE cao phản ánh doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và ngược lại.

Ngoài 2 phương pháp để đo lường chi phí đại diện như trên một số tác giả sử dụng các chỉ số khác để đo lường chi phí đại diện như: Tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu (OETS) - Ang và cộng sự (2000), He Zhang và Steven Li (2007), James và cộng sự (2000)…; tỷ số chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh thu (SG&A) - Singh và Davidson (2000)….

Tác giả sử dụng 2 biến đo lường chi phí đại diện nêu trên trong bài luận văn vì dữ liệu liên quan đến các biến trên có thể thu thập trên báo cáo tài chính tại Việt Nam. Thêm vào đó, Singh và Davidson (2003) đã chứng minh rằng mức độ tương quan yếu của các biến tác động lên chi phí đại diện khi đo lường bằng OETS hay SG&A.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 31 - 32)