5.1. Kết luận và kiến nghị
5.1.1 Kết luận
Nhằm tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến định dưới giá trong ngắn hạn cho một mẫu 76 công ty IPO ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2012. Tác giả nhận thấy mức định dưới giá trong mười ngày giao dịch đầu tiên dao động trong khoảng 35,86% - 40,17%. Mức định dưới giá này cao hơn so với các nước phát triển, nhưng thấp hơn rất nhiều với các thị trường Trung Quốc, Jordan, Ấn Độ, Ả rập Saudi.
Tác giả kiểm tra mối quan hệ giữa mức độ định dưới giá và một tập hợp các biến ngoại sinh được giả thuyết đưa ra là có ảnh hưởng đến định dưới giá. Ước lượng dựa trên phương pháp OLS phân tích hồi quy đa biến chứng tỏ tỉ lệ mua vượt mức, giá khởi điểm, thời gian hoạt động của cơng ty và quy mơ phát hành có ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá IPO ở Việt Nam. Tác giả thêm vào mơ hình gốc biến rủi ro của Cơng ty IPO để kiểm tra tác động của nhân tố rủi ro lên mức định dưới giá nhưng tác giả khơng tìm thấy mối tương quan giữa 2 nhân tố này.
5.1.2 Kiến nghị
Các kết quả của nghiên cứu này dẫn đến một số gợi ý của riêng tác giả đối với chính sách tại Việt Nam:
Đa số các công ty trong mẫu nghiên cứu (73/76 cơng ty) khơng có bảo lãnh phát hành, chỉ có tổ chức tư vấn phát hành trong bản cáo bạch IPO. Do đó Ủy ban chứng khốn nhà nước cần khuyến khích các cơng ty lớn, cơng ty nhà nước khi IPO thực hiện bảo lãnh phát hành vì nếu khơng có tổ chức bảo lãnh phát hành, cơng ty IPO có nguy cơ sẽ không bán được hết lượng cổ phiếu chào bán.
Độ trễ niêm yết của IPO tại Việt Nam khá lớn, đa số các doanh nghiệp khơng có kế hoạch niêm yết rõ ràng sau khi IPO. Điều này gây rủi ro cho nhà đầu tư và giảm tính thanh khoản của cổ phiếu IPO. Do đó cần thiết quy định thời gian tối đa cho các doanh nghiệp IPO đủ điều kiện phải niêm yết trên sàn chứng khoán.
Giá đấu trong một số trường hợp bị đẩy lên rất cao (trong giai đoạn 2006-2007), do đó Ủy ban chứng khốn nhà nước cần quy định biện pháp chế tài đối với nhà đầu tư tham giá đấu giá nhằm tránh tình trạng đặt cọc rồi đấu giá rất cao làm ảnh hưởng đến giá đấu rồi sau đó bỏ cọc.
Trong q trình tìm kiếm dữ liệu, tác giả thấy chỉ những doanh nghiệp IPO trên 2 Sở giao dịch chứng khoán mới công bố thông tin rộng rãi về kết quả IPO còn các doanh nghiệp thực hiện IPO tại cơng ty chứng khốn thì khơng cơng bố thông tin. Điều này cản trở việc thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu về IPO. Vì vậy Ủy ban chứng khốn nhà nước nên quy định các công ty khi IPO cần minh bạch thông tin và công bố rộng rãi trước khi tiến hành niêm yết chính thức.
5.2. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo