Kết quả tính toán chế độ thủy triều

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở động lực sóng,dòng chảy phục vụ xây dựng nhà máy nhiệt điện quảng trạch i tỉnh quảng bình (Trang 49)

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỘNG LỰC SÓNG, DÒNG CHẢY KHU VỰC MŨI ĐỘC, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2.3.2 Kết quả tính toán chế độ thủy triều

Chế độ thủy triều trong điều kiện tự nhiên (chưa có công trình)

Trường dòng triều tại sườn triều lên, sườn triều xuống được minh họa qua các hình 3.8 và 3.9. Dòng triều gần Mũi Độc có vận tốc cực đại 0.6 m/s, trung bình khoảng 0.2 - 0.35 m/s .

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Xây dựng công trình thủy 43

Hình 3.8 Trường dòng triều lúc sườn triều lên tại khu vực Mũi Độc (PAt 1)

Hình 3.9 Trường dòng triều lúc sườn triều xuống tại khu vực Mũi Độc(PAt 2).

Tùy thuộc vào chế độ thủy triều, chế độ dòng chảy tại khu vực Mũi Độc có tính chất thuận nghịch. Khi triều lên dòng chảy có hướng Nam và Đông Nam, khi triều xuống dòng chảy có hướng ngược lại. Khi triều lên do cấu trúc địa hình nên tồn tại một xoáy ngược theo chiều kim đồng hồ ở phía Bắc Mũi Độc. Thời gian tồn tại khoảng 12 - 14 giờ. Khi triều xuống một xoáy theo chiều kim đồng hồ được hình thành tại phía Nam Mũi Độc. Thời gian tồn tại chỉ vào khoảng 2-3 giờ. Cả hai xoáy này đều

Trường dòng triều trong điều kiện có công trình.

Các vị trí bố trí cầu cảng được thể hiện ở hai hình 3.10 và 3.11 dưới đây

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Xây dựng công trình thủy 45

Hình 3.11 Vị trí công trình Vị trí 2 (VT2)

Các điểm trích rút số liệu được bố trí nhưng hình sau, tại đó sẽ tính các trị số dòng triều lên và xuống theo từng phương án bố trí công trình, từ đó so sánh các trị số vận tôc dòng triều lên và xuống

Sau khi đưa các dữ liệu đầu vào cho từng phương án vị trí công trình, chạy phần mềm và đưa ra được kết quả tính toán trên mô hình MIKE 21FM như sau :

Hình 3.13 Trường dòng triều tại sườn triều lên PAt3

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Xây dựng công trình thủy 47

Hình 3.15 Trường dòng triều lúc sườn triều lên tại khu vực Mũi Độc phương án PAt5.

Bảng 3.9 Bảng tổng hợp vận tốc dòng triều lớn nhất trong một chu kỳ với các phương án công trình khác nhau.

TT Điểm Vận tốc dòng triều cực đại (m/s)

Hiện trạng Vị trí 1 Vị trí 2 1 T1 0.32 0.22 0.22 2 T2 0.24 0.05 0.05 3 T3 0.3 0.02 0.03 4 T4 0.3 0.03 0.02 5 T5 0.26 0.04 0.03 6 T6 0.25 0.13 0.08 7 T7 0.27 0.28 0.30 8 T8 0.28 0.05 0.03 9 T9 0.26 0.08 0.07 10 T10 0.59 0.17 0.19 11 T11 0.53 0.01 0.00 12 T12 0.91 0.11 0.09 13 T13 0.66 0.06 0.12 14 T14 0.93 0.02 0.01 15 T15 0.45 0.01 0.09 16 T16 0.38 0.22 0.16 17 T17 1.07 0.02 0.01

Từ kết quả tính toán theo bản trên cho thấy, khi chưa có công trình (hiện trạng) vận tốc dòng triều lớn nhất trong một chu kỳ so lớn hơn vận tốc dòng triều lớn nhất trong một chu kỳ trong phương án bố trí công trình ở vị trí 1 và vị trí 2 tới dưới 10 lần (T1, T2,T5,T6,T7,T8,T9,T10,T12, T16) còn tại các vị trí trích rút số liệu khác lên tới 10 đến hơn 50 lần, cá biệt ở vị trí T14, T17 vận tốc dòng triều lớn nhất ở điều kiện hiện trạng lớn gấp hơn 90 lần so khi bố trí công trình cầu cảng ở vị trí 2. Điều đó cho thấy khi có công trình cầu cảng, vận tốc dòng triều lớn nhất trong một chu kỳ tại vị trí nghiên cứu đã thay đổi rất nhiều có vị trí dòng triều không lên tới như T11 (vận tốc dòng triều gần bằng 0).

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Xây dựng công trình thủy 49

Với phương án bố trí công trình PA1, cho thấy khi triều lên và triều xuống đều tạo ra một bãi xói phía trước cầu cảng (về phía Đông). Phương án bố trí PA2, không tạo ra bãi bồi xói nào.

3.2.4 Tính toán chế độ sóng 3.2.4.1 Các kịch bản tính toán

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở động lực sóng,dòng chảy phục vụ xây dựng nhà máy nhiệt điện quảng trạch i tỉnh quảng bình (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)