CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỘNG LỰC SĨNG, DỊNG CHẢY KHU VỰC MŨI ĐỘC, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1 Giới thiệu tổng quan về khu vực nghiên cứu
Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, là nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội giữa hai miền Nam Bắc của đất nước. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đơng giáp biển Đơng và phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Nằm trên nhiều đầu mối giao thông quan trọng nên Quảng Bình có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước và các quốc gia trong khu vực.
Khu kinh tế Hịn La có một vị trí hết sức quan trọng, nằm ở trung tâm trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, tuyến trục Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung; trên hành lang của tuyến đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hướng biển của các nước trong tiểu khu vực Mê Kông mở rộng, đặc biệt là với các nước Lào, Thái Lan. Từ KKT Hòn La theo quốc lộ 12A tới cửa khẩu quốc tế Cha Lo khoảng 120 km, đến sân bay Đồng Hới khoảng 40 km, đến Di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng khoảng 70 km. Vị trí địa lý như trên rất thuận lợi để KKT Hòn La trở thành một trung tâm đặc biệt quan trọng trong quan hệ hợp tác, giao lưu, trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa miền Trung Việt Nam với vùng Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan; vừa là cửa ngõ ra biển thuận lợi nhất cho nước bạn Lào, vùng Đông - Bắc Thái Lan và trở thành một điểm trung chuyển để khu vực này tham gia vào q trình phân cơng lao động quốc tế; đầu mối giao lưu hợp tác của khu vực Bắc Miền Trung với các khu vực khác trong nước và với nước ngồi. Cảng Hịn La đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Quảng Bình và các tỉnh trong vùng, Lào và vùng Đông - Bắc Thái Lan. Với vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội như vậy, việc xây dựng cầu cảng phục vụ nhập nguyên vật liệu phục vụ nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I – tỉnh Quảng Bình trở thành vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay.
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Xây dựng cơng trình thủy 29