M c độ phụ thuộc qu ớn vào một số ít thị trường
1 Định hướng đổi mới thủ tục Hải quan trong thời gian tới Định hướng chung
1.1 Định hướng chung
Những năm gần đây do yêu cầu của phát triển kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế, ngành Hải quan đã thực hiện công cuộc cải cách mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả quan trọng. Những biện pháp cải cách của Hải quan đã được Đảng, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp khen ngợi. Nhưng chưa dừng ở đó, cơng cuộc cải cách thủ tục Hải quan trong thời gian tới cần tiếp tục theo chiều sâu, dựa trên những định hướng sau:
Thứ nhất là, thống nhất nhận thức, coi việc thực hiện dự án là nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành Tài chính và Hải quan, đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của thủ trưởng đơn vị.
Thứ hai, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý phù hợp với kế hoạch của Dự án.
Thứ ba, nghiên cứu và đề xuất phương án nhân sự và tổ chức phù hợp với thực hiện dự án.
Thứ tư, xem xét chế độ đãi ngộ cho các cán bộ làm cơng tác hiện đại hóa, có cơ chế quy hoạch, bổ nhiệm để khuyến khích cán bộ.
Thứ năm, tổ chức các chương trình truyền thơng để nâng cao nhận thức của cán bộ trong ngành và ngoài ngành hiểu rõ về dự án.
Thứ sáu là chuẩn bị tốt vấn đề “hậu dự án”, huy động nhân lực và vật lực sẵn sàng để duy trì và khai thác tối đa hiệu quả hoạt động sau khi dự án đi vào vận hành, đảm bảo đạt được các mục tiêu về cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan theo Chiến lược đã được Chính phủ phê duyệt.
1.2 Khắc phục những vướng mắc còn tồn tại
Cần khắc phục trong thời gian tới một số vướng mắc tồn tại trong hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động Hải quan và trong tình hình triển khai Luật Hải quan.
Cần khắc phục trong thời gian tới một số vướng mắc tồn tại trong hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động Hải quan và trong tình hình triển khai Luật Hải quan
Do một số Nghị định của Chính phủ ban hành chậm, thiếu đồng bộ gây lúng túng trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Hải quan. Công tác ban hành
văn bản qui phạm pháp luật theo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung, một số điều của Hiến pháp, Tổng cục Hải quan không được ban hành văn bản qui phạm pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Hải quan theo qui định của Luật Hải quan. Đây là vấn đề khó khăn lớn cho Ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Hải quan.
Thực hiện Luật Hải quan địi hỏi phải kiên quyết xố bỏ những qui định cũ khơng cịn phù hợp, song một bộ phận cơng chức Hải quan trình độ chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và nội dung cải cách của ngành Hải quan trong tổ chức thực hiện Luật Hải quan. Cịn nhiều biểu hiện bảo thủ, trì trệ, chưa dứt khốt trong tư tưởng với cách làm cũ.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ cơng chức Hải quan chưa tích cực học tập, nghiên cứu nội dung Luật Hải quan và những quyết định ban hành các qui trình quản lý thủ tục Hải quan đối với các loại hình xuất nhập khẩu, do khơng nắm chắc nội dung các văn bản, các qui định mới về thủ tục Hải quan nên giải thích cho doanh nghiệp và tổ chức thực hiện không đúng, dẫn đến cửa quyền, sách nhiễu.
Tỷ lệ hàng nhập khẩu phải tiến hành kiểm tra tồn bộ nhìn chung cịn cao; miễn kiểm tra đối với hàng xuất khẩu có nơi đạt tỷ lệ thấp. Nguyên nhân chủ yếu do chủ hàng chưa đáp ứng được các tiêu chí chấp hành pháp luật, một số mặt hàng theo qui định phải kiểm tra nhưng thiếu thơng tin về tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp trong thời gian trước đó và ở những địa phương khác; một số cơng chức cịn mang tâm lý sợ các doanh nghiệp lợi dụng làm trái nên có tình trạng kiểm tra tràn lan.
Công tác kiểm tra sau thơng quan cịn nhiều hạn chế. Một mặt do cơ sở pháp lý, nhất là văn bản hướng dẫn cụ thể chưa đầy đủ, mặt khác cơ sở vật chất, hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thơng tin phục vụ cịn khoảng cách xa so với yêu cầu. Năng lực cán bộ thực hiện kiểm tra sau thông quan , công tác tổ chức đảm bảo kiểm tra sau thơng quan cịn yếu.
Việc phối hợp giữa các cơ quan Hải quan với bộ, ngành liên quan, cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa được thực hiện thống nhất. Việc xác định cửa khẩu được coi như “ cảng biển quốc tế” của Bộ giao thông vận tải gây nên bị động, lúng túng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kiểm soát Hải quan. Việc theo dõi cấp phép, kiểm tra chuyên ngành và cung cấp thơng tin, số liệu liên quan đối với hàng hóa hành lý xuất nhập khẩu, người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không, bưu điện quốc tế, cửa hàng miễn thuế theo tinh thần của
Luật Hải quan chưa được tổ chức phối hợp tốt. Hình thức kinh doanh tạm nhập- tái xuất (nhất là đối với xăng dầu là mặt hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu) ln địi hỏi phải có qui chế quản lý chặt chẽ hơn của Bộ Thương mại để tạo thuận lợi cho yêu cầu quản lý Hải quan. Việc xác định ranh giới giữa xử lý hành chính hay xử lý hình sự các vụ vi phạm trong lĩnh vực Hải quan chưa có qui định cụ thể có tính khả thi. Chính sách và cơ chế quản lý đối với các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu, người và phương tiện ra vào khu kinh tế cửa khẩu và nhiệm vụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa tại địa bàn trên chưa được các Bộ, ngành liên quan và UNBD tỉnh, thành phố thống nhất hướng dẫn bảo đảm yêu cầu quản lý Hải quan có hiệu quả.
Công tác phối kết hợp của một số cục Hải quan tỉnh, thành phố trong việc giải quyết thủ tục Hải quan còn nhiều hạn chế. Việc chấp hành chế độ báo cáo theo qui định của Tổng cục Hải quan, nhiều cục Hải quan tỉnh, thành phố chấp hành không nghiêm túc.
Công tác cập nhật dữ liệu tờ khai Hải quan, theo dõi tình hình vi phạm của doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào máy tính nhìn chung chưa kịp thời, cán bộ làm công tác tin học thông kê trình độ khơng đồng đều, một bộ phận ý thức trách nhiệm với công việc chưa cao nên ảnh hưởng đến việc cập nhật, truyền và tiếp nhận dữ liệu, một số trung tâm có cán bộ khơng đủ trình độ cơng nghệ thông tin nên khả năng xử lý yếu.
Cơ sở vật chất, phương tiện k thuật phục vụ cho yêu cầu nghiệp vụ Hải quan cịn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
1.3 Định hướng và kế hoạch triển khai hải quan điện tử
Hải quan Việt Nam xác định đến năm 2020 sẽ trở thành “Hải quan mọi lúc mọi nơi” nghĩa là cán bộ Hải quan làm việc mọi lúc mọi nơi và người khai hải quan thực hiện thủ tục mọi lúc mọi nơi. Để đạt được mục tiêu đó, trong giai đoạn 2011-2015 ngành Hải quan đặt ra những chỉ tiêu cụ thể và quan trọng phải đạt được nhằm tạo nền tảng cho giai đoạn tới.
Hải quan điện tử giai đoạn 2011-2015
Trong năm 2011, đối với 13 cục Hải quan tỉnh, thành phố được nêu tại Quyết định 103/2009/QĐ-TTg, hải quan điện tử sẽ được triển khai ở tất cả các loại hình được quy định trong Thơng tư 222/2009/TT-BTC, tại 100% các Chi cục, đạt tỷ lệ 80% kim ngạch và tờ khai thông qua hải quan điện tử đến giai đoạn cuối năm 2011. Đối với các cục Hải quan còn lại, sẽ tiếp tục triển khai tại 7 đơn
vị (Cục Hải quan Long An, Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Ninh, Khánh Hịa, Bình Định, Quảng Nam), trong đó mỗi đơn vị lựa chọn từ 1-2 Chi cục Hải quan có khối lượng cơng việc lớn để thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong năm 2011. Hoàn thành việc tổng kết thí điểm thủ tục hải quan điện tử theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngành Hải quan cũng sẽ áp dụng thủ tục hải quan điện tử cho các doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Tổng cục Hải quan công nhận.
Trong giai đoạn 2011-2015, ngành tích cực triển khai Đề án Quản lý rủi ro, trong đó trọng tâm vào việc nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro cả trước, trong và sau thông quan.
Xây dựng các địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm) theo quy hoạch được duyệt; đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra giám sát (máy soi container, máy soi hành lý, hệ thống camera giám sát, bộ công cụ hỗ trợ...).
Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt sẽ được triển khai phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và điều kiện đặc thù của Việt Nam. Đồng thời, Hải quan Việt Nam cũng xây dựng và vận hành hệ thống Chỉ số đánh giá hoạt động nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của toàn ngành cũng như của các đơn vị hải quan trong ngành đối với một số lĩnh vực cơ bản.