Dù đã được tập hợp lại trong các tổ chức pháp nhân như Hợp tác xã, và được các cơ quan Nhà nước từng bước quan tâm, lắng nghe và hỗ trợ, điều kiện làm việc của người thu gom rác vẫn mang tính chất đơn lẻ. Một số Hợp tác xã vừa mới được thành lập, cịn non kém, chưa có thực lực và cịn nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Đối tượng làm cơng việc thu gom rác này không được hưởng những quyền lợi như cơng nhân của các cơng ty như Cơng ích Thành phố hay Công ty Môi trường Đô thị, hay các phúc lợi về mua bảo hiểm xã hội, nghỉ phép thường niên hay chế độ thai sản (cho nữ giới)…
Đối với những cá nhân là người nhập cư, khơng có sổ tạm trú KT3 hay hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc tiếp cận kịp thời những hỗ trợ từ Nhà nước còn vướng phải nhiều hạn chế. Đơn cử như hoạt động hỗ trợ của Nhà nước cho người lao động chịu ảnh hưởng trong thời kỳ giãn cách xã hội do Covid-19, đối tượng thu gom rác dân lập là đối tượng chịu thiệt thịi vì là lực lượng khơng thể thực hiện giãn cách do yêu cầu công việc giữ vệ sinh cho thành phố và cũng là đối tượng dễ bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với chất thải của nhiều hộ gia đình khác nhau trong đó có cả chất thải của những khu vực đang thực hiện cách ly. Các cấp chính quyền cũng đã có những quan tâm và hỗ trợ kịp thời như hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm y tế, tuy nhiên, những đối tượng nhận được hỗ trợ vẫn cần phải có sổ tạm trú KT3 hoặc hộ khẩu tại thành phố, trong khi số lượng đó chiếm rất ít (chỉ 30-35% trên tổng số người thu gom rác dân lập có hộ khẩu hay sổ tạm trú KT3 tại Thành phố Hồ Chí Minh).