Tuy nhiên, việc “dễ dãi” với điều kiện lao động thấp cũng tiềm ẩn rủi ro tai nạn lao động cao. Thêm nữa, các hoạt động tháo dỡ và tái chế không đúng quy chuẩn cũng gây ô nhiễm môi trường và rủi ro cho sức khoẻ người lao động. Khảo sát của tác giả trong giai đoạn cuối năm 2019 đến giữa 2020 ở một số làng nghề tái chế tại Bắc Ninh và Hưng Yên cho thấy phế liệu và rác nhập khẩu vẫn được tái chế tại làng nghề dù khơng đủ điều kiện và có giấy phép mơi trường cho nhập khẩu phế liệu để tái chế. Nước thải, chất thải, khí thải từ hoạt động tái chế được xả thẳng ra môi trường mà không được xử lý.
Về mặt kinh tế, sự tham gia tích cực vào việc quản lý và tái chế chất thải là nguồn sinh kế dễ dàng cho cả những người lao động khơng có trình độ và khơng được đào tạo. Tuy nhiên, quy trình tái chế của khu vực phi chính thức tỏ ra rất kém hiệu quả trong việc thu hồi nguyên liệu. Ví dụ, việc tái chế thu hồi vàng từ các bản mạch điện tử có thể thu hồi tới 95% lượng vàng nhưng tái chế phi chính thức chỉ được khoảng 25- 50%.17 Bên cạnh đó, các mạng lưới phi chính thức cũng liên quan đến các hoạt động “rửa” chất thải nhựa và phế liệu bất hợp pháp, hoặc trốn thuế, đặc biệt là tại các làng nghề tái chế.18 Một số chất thải y tế nguy hại có chứa máu, dịch lỏng... được bán cho các bãi phế liệu hoặc làng nghề. Việc tính tốn doanh thu và áp thuế liên quan đến khối phi chính thức cũng là thách thức do dịng đầu ra - đầu vào có thể khơng được thể hiện trong các sổ sách kế toán. Mặc dù luật pháp quy định nếu hộ, cá nhân kinh doanh bán bn phế liệu có doanh thu từ 100 triệu VNĐ/năm thì phải nộp thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên trên thực tế khó có khả năng giám sát mà chủ yếu tính dựa trên con số tự kê khai.19 Một số lượng đáng kể túi ni-lông hiện được sản xuất bởi các hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề tái chế nhựa được bán ra thị trường nhưng khơng đóng thuế bảo vệ mơi trường.20
16 Phuong, N. H. (2020). Khung luật pháp, chính sách và thể chế quản trị rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam. Bonn, Germany: IUCN Environmental Law Centre. 18p. Xem tại: https://www.iucn.org/sites/dev/files/content/documents/viet_nam_sccoping_ IUCN Environmental Law Centre. 18p. Xem tại: https://www.iucn.org/sites/dev/files/content/documents/viet_nam_sccoping_ study_vn_05112020.pdf.
17 Ibid.
18 Phuong, N. H. (2020). Khung luật pháp, chính sách và thể chế quản trị rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam. Bonn, Germany: IUCN Environmental Law Centre. 18p. Xem tại: https://www.iucn.org/sites/dev/files/content/documents/viet_nam_sccoping_ IUCN Environmental Law Centre. 18p. Xem tại: https://www.iucn.org/sites/dev/files/content/documents/viet_nam_sccoping_ study_vn_05112020.pdf.