Giới thiệu chung về công ty cổ phần FPT

Một phần của tài liệu Xây dựng dự toán chi phí cho các bộ phận hành chính tại công ty cổ phần FPT theo định hướng xây dựng hệ thống dự toán trên cơ sở hoạt động (Trang 26)

2.1.1 Giới thiệu chung

Công ty cổ phần FPT, tiền thân là Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ (FPT) được thành lập ngày 13/-9/1988, với 13 thành viên, thuộc Viện công nghệ nghiên cứu Quốc gia. Các mốc thời gian quan trọng trong sự hình thành và phát triển của cơng ty như sau:

• Ngày 13/-3/1990, cơng ty thành lập Chi nhánh Công ty Phát Triển Đầu Tư Cơng Nghệ FPT TP Hồ Chí Minh. Từ năm 1994, cơng ty chuyển sang trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

• Tháng 4/2002, Cơng ty chuyển sang cổ phần hóa (51% cổ phần Nhà nước, 49% là của CBNV).

• Tháng 4/2003, thành lập 3 Cơng ty thành viên: Công ty TNHH Hệ Thống Thông Tin FPT, Công ty TNHH Phân Phối FPT và Cơng ty Cổ Phần Viễn Thơng FPT.

• Tháng 12/2003, thành lập thêm 3 Công ty: Công ty TNHH Công Nghệ Di Động FPT, Công ty Cổ Phần Phần Mềm FPT, Công ty Giải Pháp Phần Mềm FPT.

• Ngày 13/12/2006 cơng ty đã niêm yết thành công trên thị trường chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh.

• 2008: Đạt mức doanh thu 1 tỷ USD

FPT liên tục tăng trưởng trên 50%/năm kể từ năm 2002 và năm 2008 đã cán đích doanh thu 1 tỷ USD.

Năm 2008, đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần FPT và tái khẳng định ngành nghề kinh doanh cốt lõi gồm viễn thơng, cơng nghiệp nội dung và các dịch vụ CNTT.

• 2010: Thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, tiến sâu vào thị trường đại chúng

Lần đầu tiên sau 22 năm, FPT thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu. Đây là bước khởi đầu quan trọng cho chiến lược tiến vào thị trường đại chúng của FPT.

• 2011: Chiến lược OneFPT – “FPT phải trở thành Tập đoàn Toàn cầu Hàng đầu của Việt Nam”

Chiến lược OneFPT với lộ trình 13 năm (2011-2024) được phê duyệt với định hướng tập trung vào phát triển công nghệ và mục tiêu “FPT phải trở thành Tập đoàn Toàn cầu Hàng đầu của Việt Nam”, lọt vào danh sách Top 500 trong Forbes Global 2000 vào năm 2024.

Những ngành nghề kinh doanh chính và các cơng ty con tương ứng hiện nay của công ty cổ phần FPT được thể hiện ở bảng 2.1:

Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh Đơn vị kinh doanh tương ứng

Tích hợp hệ thống Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin FPT (FIS) Giải pháp phần mềm Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin FPT (FIS)

Dịch vụ tin học Công ty TNHH Dịch vụ tin học FPT (FSC)

Xuất khẩu phần mềm Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FSOFT)

Viễn thông Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)

Phân phối các sản phẩm

CNTT và viễn thông Công ty Cổ phần Thương mại FPT (FTG)

Sản xuất các sản phẩm

công nghệ Công ty Cổ phần Thương mại FPT (FTG/FTP)

Nội dung số Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online)

Truyền thông Cơng ty TNHH Truyền thơng giải trí FPT (FMD)

Đào tạo Khối Giáo dục và đào tạo (FE), bao gồm: FU (Đại học

FPT), FAI (FAT, FAN)

Bất động sản Công ty TNHH Bất động sản FPT (FLand)

Ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

Chứng khoán Cơng ty Cổ phần Chứng khốn FPT (FPTS)

Đại hội đồng cổ đơng

Ban kiểm sốt

Hội đồng quản trị

Ban điều hành

Phòng ban Phòng ban Phòng ban Phòng ban

Trụ sở chính của Tập đồn FPT đóng tại Tịa nhà FPT Cầu Giấy, lơ B2, cụm sản xuất Tiểu thủ công nghiệp và Công nghiệp nhỏ Cầu Giấy - Đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

2.1.2 Bộ máy quản lý và điều hành

Bộ máy quản lý và điều hành tại công ty cổ phần FPT được mô tả như sơ đồ 2.1

Ủy ban thường trực (EXCO)

Ủy ban kiểm soát nội bộ Ủy ban tổ chức cán bộ Hội đồng chiến lược Văn phòng chủ tịch

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý và điều hành

Nhiệm vụ và chức năng của các ủy ban như sau:

Ban kiểm sốt

• Giúp các cổ đơng kiểm sốt hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty, kiểm sốt tồn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty, can thiệp vào hoạt động công ty khi cần

• EXCO là cơ quan thường trực của HĐQT, có chức năng xem xét, giải quyết các vấn đề thuộc chức năng của HĐQT do HĐQT ủy quyền.

Ủy ban Kiểm sốt nội bộ

• Ủy ban Kiểm sốt nội bộ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và hệ thống quản trị FPT, cũng như kiến nghị các sửa đổi và đề xuất xử lý cần thiết.

• Ủy ban Kiểm sốt nội bộ cũng chịu trách nhiệm tham mưu về mặt pháp lý và đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong các hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm đối với việc xây dựng và quản lý hệ thống quản trị FPT.

Ủy ban Tổ chức cán bộ (Ủy ban TCCB)

• Ủy ban Tổ chức cán bộ có chức năng chỉ đạo xây dựng khung chính sách và qui trình nhân sự cho tồn bộ Tập đoàn, và hỗ trợ HĐQT trong việc lựa chọn, đề xuất, bổ nhiệm/ bãi nhiệm, đãi ngộ và đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên HĐQT, BĐH, người đại diện và các chức danh quản lý cao cấp khác.

Hội đồng Chiến lược

• Hội đồng Chiến lược chịu trách nhiệm định hướng, xây dựng, chỉ đạo và giám sát các vấn đề liên quan đến chiến lược hoạt động của FPT.

Văn phòng Chủ tịch

 VP Chủ tịch có trách nhiệm trợ giúp chủ tịch HĐQT trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT.

Ban điều hành

• Bao gồm: Tổng Giám đốc (CEO), Giám đốc điều hành (COO) và các Phó Tổng Giám đốc khác (kiêm nhiệm Giám đốc nghiệp vụ, lãnh đạo CTTV, khu vực địa lý có năng lực nổi bật, có thể đóng góp nhiều cho việc điều hành Công ty) do HĐQT/HĐTV/Chủ tịch Công ty bổ nhiệm

Phịng ban

• Các cơng ty thành viên, cơng ty góp vốn có ít nhất các chức năng sau: - Ban/phịng Tài chính – Kế tốn

- Văn phịng/phịng Hành chính - Ban/phịng Nhân sự

- Ban/phịng Cơng nghệ Thơng tin - Ban/phòng Đảm bảo chất lượng

- Ban/phịng Truyền thơng và cộng đồng

 Tùy theo quy mơ và tình hình thực tế, một số ban/phịng đảm bảo có thể được nhóm lại thành một đơn vị (ví dụ: Ban/Phịng Tổng hợp) với điều kiện đảm bảo các chức năng được liệt kê ở mục trên (3.10) và được sự phê duyệt của HĐQT/HĐTV/Chủ tịch Cơng ty.

• Trong các lĩnh vực đặc thù, khi cần thiết, Cơng ty có thể thành lập các ban/phịng chức năng khác.

2.2 Hệ thống tài chính tại cơng ty cổ phần FPT

2.2.1 Chức năng

Quản lý tài chính tại cơng ty cổ phần FPT bao gồm các chức năng cơ bản sau: • Xây dựng chính sách, chế độ tài chính.

• Thực hiện các thủ tục kế tốn tài chính. • Lập các kế hoạch về tài chính.

• Đảm bảo nguồn vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu. • Thẩm định và phê duyệt tài chính.

• Kiểm sốt tài chính.

• Đầu tư, mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các hoạt động tài chính khác. • Lập báo cáo tài chính định kỳ.

2.2.2 Tổ chức nhân sự và phân công trách nhiệm bộ máy quản lý tài chính

• Giám đốc Tài chính Cơng ty: tổ chức và quản lý các hoạt động tài chính của tồn Cơng ty.

• Bộ phận Tài chính Cơng ty: tổ chức triển khai các hoạt động quản lý tài chính theo các chức năng quản lý tài chính.

• Các trường hợp đặc biệt khác với các quy định trên do Tổng Giám đốc công ty quyết định.

2.2.3 Các hoạt động cơ bản của Quản lý tài chính

Xây dựng chính sách chế độ tài chính

Chính sách chế độ tài chính là tập hợp các quy định, quy chế liên quan đến hoạt động tài chính kế tốn của Cơng ty, quy định cụ thể các hoạt động tài chính, cho từng loại công việc, từng đơn vị, từng bộ phận, từng vùng công tác và từng cấp cán bộ.

Thực hiện các thủ tục kế tốn tài chính

Các hoạt động kế tốn, tài chính trong tồn FPT phải được thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế tốn tài chính.

Lập các kế hoạch tài chính:

Định kỳ hàng năm, các trưởng bộ phận Cơng ty lập kế hoạch tài chính chi tiết gồm kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dòng tiền, đầu tư tài sản theo từng tháng và kế hoạch tài chính 3 năm tiếp theo và bảo vệ cùng với kế hoạch kinh doanh. Trưởng Ban FAF/ Trưởng phịng FAF tổng hợp kế hoạch tài chính tồn đơn vị và trình lãnh đạo cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Kế hoạch tài chính năm của Cơng ty phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 dương lịch của năm trước.

Đảm bảo nguồn vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu:

Căn cứ vào kế hoạch tài chính được phê duyệt, Trưởng Ban FAF/Trưởng phòng FAF tổ chức/tham gia vào các hoạt động tài chính nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị: vay nợ ngân hàng và các đối tượng khác, phát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu.

Thẩm định và phê duyệt tài chính:

Ban/phịng Tài chính có trách nhiệm hỗ trợ xây dựng phương án tài chính và thẩm định tài chính cho các các đơn vị mới, hướng kinh doanh mới, dự án đầu tư, tham gia việc xem xét đối với các hợp đồng mua/cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng mua bán, sát nhập công ty theo quy định.

Trách nhiệm thẩm định và phê duyệt tài chính được phân cấp theo các quy định ban hành phù hợp với tình hình cụ thể của Cơng ty trong từng thời kỳ.

Kiểm sốt tài chính:

Giám đốc tài chính Cơng ty có trách nhiệm xây dựng hệ thống kiểm sốt nội bộ tồn Cơng ty về Tài chính, nhằm đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của Công ty, như rủi ro đầu tư, rủi ro bán hàng, rủi ro nhập hàng, rủi ro mua sắm, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác.

Các hoạt động kiểm sốt tài chính được tiến hành trước, trong và sau khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để đảm bảo hoạt động của Công ty đúng Pháp luật và tuân thủ các quy định chung, các định mức, kế hoạch, dự tốn được phê duyệt của Cơng ty.

Đầu tư, mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các hoạt động tài chính khác:

Giám đốc tài chính/ Trưởng ban FAF tổ chức việc thực hiện/ đề xuất/ tham gia hoạt động tài chính sau: đầu tư vào các dự án, đầu tư tài chính - mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các hoạt động đầu tư tài chính khác. Các hoạt động đầu tư, mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các hoạt động tài chính khác phải thực hiện theo các chiến lược/kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lập và xem xét Báo cáo nội bộ:

- Hàng tuần, Trưởng Ban FAF/Trưởng phòng FAF lập báo cáo theo dõi kinh doanh tuần và trình bày tại các cuộc họp giao ban của Công ty căn cứ theo nhu cầu quản trị của Công ty.

- Định kỳ hàng tháng, Trưởng Ban FAF/Trưởng phòng FAF lập báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh gửi Ban điều hành công ty. Các báo đánh giá tình hình kinh doanh của FPT phải được gửi trước ngày thứ Hai của tuần thứ 2 tháng tiếp theo.

- Định kỳ hàng quý, Ban điều hành Công ty lập báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh gửi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch Công ty. Các báo cáo đánh giá này được gửi muộn nhất vào ngày 20 tháng đầu quý sau.

- Định kỳ 6 tháng hoặc theo yêu cầu đột xuất của từng dự án, đơn vị mới hoặc hướng kinh doanh mới, Trưởng Ban FAF/Trưởng phòng FAF lập báo cáo đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư này và trình Giám đốc Tài chính cơng ty xem xét.

- Giám đốc Tài chính Cơng ty FPT chịu trách nhiệm tổ chức việc xây dựng hệ thống quy định để tổ chức thực hiện việc lập các báo cáo nội bộ trong toàn Tập đồn.

- Tổng Giám đốc cơng ty FPT quyết định và chủ trì các buổi xem xét các báo cáo tài chính của toàn FPT. Thành phần các buổi xem xét này do Tổng Giám đốc cơng ty FPT quyết định. Giám đốc Tài chính cơng ty FPT, các Tổng Giám đốc cơng ty thành viên và Trưởng Ban FAF Công ty FPT là các thành viên bắt buộc của các cuộc họp này. - Trong trường hợp đột xuất, Trưởng Ban FAF/Trưởng phòng FAF

lập và gửi các báo cáo theo yêu cầu của Giám đốc Tài chính và Tổng Giám đốc trong thời hạn ấn định hoặc 3 ngày nếu không ấn định về thời gian kể từ khi được yêu cầu.

- Định kỳ và đột xuất theo yêu cầu, Kế tốn trưởng Cơng ty lập các báo cáo tài chính và gửi các cơ quan quản lý Nhà nước theo các quy định của Pháp luật Nhà nước, gửi các cổ động và nhà đầu tư được lựa chọn.

- Báo cáo Tài chính năm của Cơng ty phải được một cơng ty kiểm tốn độc lập nằm trong danh sách được Đại Hội Đồng Cổ đông lựa chọn thực hiện kiểm tốn.

2.2.4 Phân cấp quản lý tài chính

Hệ thống tài chính, kế tốn tại công ty cổ phần FPT thiết kế quản lý theo ngành dọc như sơ đồ 2.2, với các đặc điểm sau:

- Cấp một là tổng công ty cổ phần FPT, cấp hai là các công ty con, đơn vị thành viên, cấp ba là cấp các cơng ty góp vốn khơng trực tiếp.

• Các chính sách và quy định được ban hành từ cấp tổng công ty thống nhất cho tất cả các công ty thuộc cấp hai và cấp ba, sau đó triển khai (có chỉnh sửa theo đặc thù) đến các đơn vị thành viên.

• Chính sách đào tạo theo các nội dung và quy định của tập đồn cũng được phổ biến từ cấp tổng cơng ty xuống các cơng ty cấp hai và cấp ba.

• Nguồn lực được tập hợp và kiểm sốt từ cấp tập đồn (tiền, tài sản…). Các công ty cấp hai, cấp ba khơng được quyền kiểm sốt nguồn lực, khi nguồn lực nhàn rỗi và khơng có phân quyền sử dụng, các cơng ty cấp hai và cấp ba phải chuyển ngay nguồn lực về tổng cơng ty.

• Tất cả các kế tốn trưởng tại các công ty cấp hai và cấp ba đểu do Ban FAF tại tổng công ty quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ và nguồn thu nhập.

Công ty cấp 1

Công ty cấp 2

Công ty cấp 3

Sơ đồ 2.2: Mơ hình phân cấp quản lý tài chính tại FPT

2.2.5 Hệ thống các quy định tài chính

Hệ thống các quy định tài chính tại FPT được phân cấp thành -3 tầng như sơ đồ 2.3:

Sơ đồ 2.3: Mơ tả hệ thống các quy định tài chính tại FPT

Trong đó:

 Bao gồm các ngun tắc để điều hành và kiểm sốt doanh nghiệp

Quy định quản trị:

 Cụ thể hóa các nguyên tắc quản trị thành những quy định cụ thể trong

từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

 Thiết lập các nguyên tắc nhằm quản lý các hoạt động tài chính kế tốn,

đảm bảo các nguồn lực tài chính, đảm bảo tính tự chủ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty

 Là căn cứ để xây dựng các hướng dẫn chi tiết trong các sổ tay quá trình

của Cơng ty

Sổ tay q trình: Bao gồm:

 Danh mục: 2 danh mục

 Mơ tả các q trình: 14 mơ tả q trình

 Quy định:

+ 15 quy định về tài chính

+ -1 quy chế quản lý cơng ty con

+ 1- quy định liên quan đến quản lý chi nhánh, VPĐD

Một phần của tài liệu Xây dựng dự toán chi phí cho các bộ phận hành chính tại công ty cổ phần FPT theo định hướng xây dựng hệ thống dự toán trên cơ sở hoạt động (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w