Giá trị xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 28 - 35)

II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ 1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

2. Giá trị xuất khẩu.

Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện nay Mỹ là thị trường được đánh giá đầy triển vọng đứng thứ hai sau Nhật Bản ( theo số liệu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ chiếm 16,73% tổng kim ngạch suất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong khi đó kim ngạch suất khẩu sang Nhật là 17,89% ). Trước năm 1994, do chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sản phẩm thủy sản của Việt Nam không thể xuất khẩu trực tiếp sang Hoa Kỳ ma phải thông qua lãnh thổ thứ 3 là Singapore và Hồng Kông. Tháng 2 năm 1994 Hoa Kỳ chính thức xóa bỏ lệnh cấm vận kinh tế. Tháng 7 năm 1994 lô hàng thủy sản đầu tiên của Việt Nam cập cảng tiểu bang Florida với giá trị ban đầu chỉ 6 triệu USD. Năm 1995 Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ và quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính thức được thiết lập. Kể từ đó Việt Nam và Hoa Kỳ đã hình thành và phất triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thủy sản, quản lý nhà nước, khoa học công nghệ và thương mại. Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

đã phát triển nhảy vọt, hiệp định đã tác động rất lớn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Nó được thể hiện ở tốc độ tăng giá trị xuất khẩu qua từng năm như sau:

Bảng 6: Giá trị xuất khẩu thủy sản vào Mỹ ( Đơn vị: triệu USD )

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị XK 628,402 667,421 730,352 739,133 711,149

Nguồn: tổng cục thống kê.

Trong đó cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 7: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Năm Loại 2005 2006 2007 2008 Giá trị XK (1000USD ) Tỷ trọn g (%) Giá trị XK (1000US D) Tỷ trọn g (%) Giá trị XK (1000US D) Tỷ trọn g (%) Giá trị XK (1000US D) Tỷ trọn g (%) Cá đông 89406 14.2 3 135362 20.2 8 131604 18.0 2 146511 19.8 2 Mực đông 1901 0.3 5709 0.86 3896 0.53 6106 0.82 Tôm đông 411792 65.5 3 366403 54.9 443193 60.6 8 363253 49.1 5 Loại khác 125302 19.9 4 159920 23.9 6 151659 20.7 7 223263 30.2 1 Tổng 628402 100 667421 100 730352 100 739133 100

Nguồn: tổng cục thống kê Như vậy theo bảng 2 ta có thể thấy sản lượng tơm xuất khẩu có xu hướng giảm mặc dù đây là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đặc biệt là năm 2008 giảm chỉ còn 49.15% tỷ trọng hàng xuất khẩu. Trong khi đó cá đơng và mực đơng có xu hướng tăng cụ thể là năm 2008 giá trị xuất khẩu cá đông tăng lên 146511000 USD tăng 11.33% so với năm 2007, giá trị xuất khẩu mực đông năm 2008 là 6106 USD tăng 56.72%, đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ rằng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ngày càng tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu.

Trong 7 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt khoảng 2,4 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngối. Trong đó, tơm đơng lạnh chiếm 32,8% tổng kim đạt 784 triệu USD và cá tra, basa chiếm 31,9% đạt 763 triệu USD. Trong đó Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ hơn 130.000 tấn thuỷ sản, đạt kim ngạch trên 475 triệu USD, tăng gần 77% về lượng và 40% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), đây cũng là tháng có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất trong 3 năm qua về cả giá trị và khối lượng.

Trong đó, tơm đơng lạnh và cá tra, basa giữ vai trò chủ đạo với giá trị đạt 172 triệu USD và 155 triệu USD, tăng lần lượt 8,4% và 94% so với cùng kỳ năm ngoái. Đại diện VASEP cho biết nhận định với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu như bảy tháng vừa qua, mục tiêu kim ngạch 4 tỷ USD trong năm 2008 là hoàn toàn khả quan.

Trong nữa đầu năm 2009, nhập khẩu tôm của Mỹ hầu như không thay đổi về lượng, khoảng 236.076 tấn. Về mặt giá trị, nhập khẩu giảm 2,5% xuống còn 1.600 triệu USD do giá thấp hơn trên thị trường tôm thế giới. Thái Lan vẫn là nhà cung cấp tôm hàng đầu của Mỹ với 73.367 tấn tương đương với 31% tổng lượng nhập khẩu. Đứng thứ 2 là Indonesia và Ecuador. Top 6 nước nhập khẩu hàng đầu cịn có Mexico, Việt Nam và Trung Quốc chiếm

81% tổng lượng tơm nhập khẩu vào Mỹ trong q đầu năm 2009. Mức mua từ Mexico tăng mạnh (59%) khi mức bán của Trung Quốc giảm (27%). Tôm khơng đầu cịn vỏ đơng lạnh vẩn là sản phẩm nhập khẩu chính với 92.741 tấn nhưng tỉ lệ của nó trong tổng lượng nhập khẩu giảm từ 42% xuống còn 39%.

Trong 7 tháng đầu 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 2.17 tỷ USD, giảm 8.9% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau Nhật Bản. Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm của Việt Nam vào Mỹ đạt 380.83 triệu USD, tăng 11.36% và là một trong ít thị trường có kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng.

Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2009 và so với cùng kỳ năm 2008

Nguồn: TCTK và Vietstock tổng hợp

Quan sát biểu đồ trên cho thấy, 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2009 (chiếm 65.73% kim ngạch xuất khẩu thủy sản) có 5 thị trường tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2008. Trung Quốc tăng lớn nhất với gần 46%, tuy nhiên giá trị xuất khẩu vào thị trường này tương đối nhỏ (chỉ 52 triệu USD trong 7t/2009). Các thị trường khác như Hàn Quốc, Đức và Tây Ban Nha cũng đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Từ biểu đồ trên ta cũng thấy được tầm quan trọng của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam.

Phân theo mặt hàng, tơm vẫn là mặt hàng có giá trị lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, kim ngạch 7 tháng năm 2009 đạt 185 triệu USD chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản (242 triệu USD). Tôm xuất khẩu vào Mỹ chiếm 24.5% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Điều này cho thấy Mỹ vẫn là một thị trường quan trọng đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam.

Sản phẩm từ cá tra và basa đứng thứ 2 trong số các mặt hàng thủy sản lớn nhất xuất khẩu vào Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 88 triệu USD, chiếm 9.64% giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Kể từ sau vụ kiện chống bán phá giá “Cat fish” ở Mỹ năm 2002 đến này, kim ngạch xuất khẩu loại cá này không ngừng tăng và thị trường cũng được mở rộng rất nhiều nước. Thị trường Mỹ mặc dù không tăng mạnh như các thị trường khác nhưng vẫn đạt tốc độ tăng khả quan. Đây vẫn là một thị trường lớn cho xuất khẩu cá tra và basa lớn của Việt Nam dù cho tháng 6/2009, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vẫn quyết định duy trì thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam.

Ngồi tơm, cá tra và basa, các sản phẩm khác như cá ngừ, trứng cá và cua đều đạt kim ngạch trên 10 triệu USD, các sản phẩm cịn lại trị giá 53 triệu USD 185 88 21 21 11 53 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Triệu USD

Tơm Cá tra, basa Trứng cá cá ngừ Cua Loại khác

Xuất khẩu vào Mỹ 9T/2009 theo mặt hàng

Tuy nhiên, lượng mực nhập khẩu vào Mỹ trong năm 2009 chỉ đạt 59 nghìn tấn bằng ½ mức nhập khẩu trung bình hàng năm, ngun nhân chính là do nguồn cung mặt hàng này tại hầu hết các thị trường lớn như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, ASEAN giảm mạnh.

Theo số liệu thống kê mới đây, sản lượng khai thác mực tại Trung Quốc và các nứơc ASEAN tăng khá khiến cho lượng mực này nhập khẩu vào Mỹ tăng trong 2 tháng đầu năm 2010 đạt 9,2 nghìn tấn với trị giá đạt 29,5 triệu USD, tăng 8,6% về lượng và 9,54 về trị giá.

Như vậy bất chấp kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ đều suy giảm mạnh nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Có thể nói đây là một điểm sáng đối với ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân có thể do thủy sản được xem là một mặt hàng cơ bản, mặt dù thu nhập giảm sút nhưng sức mua của mặt hàng này giảm khơng nhiều, thậm chí một số loại cịn tăng lên do người tiêu dùng chuyển sang sử dụng mặt hàng rẻ hơn.

Theo nhận định của giới phân tích xuất khẩu thủy sản vào những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn khi kinh tế thế giới thốt khỏi tình trạng suy thối. Thực tế trong những năm qua, những tháng cuối năm là thời điểm mà xuất khẩu thủy sản thường cao hơn đầu năm. Từ đó chúng ta có thể tin tưởng rằng, dù gặp một số rào cản và khó khăn nhất định nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ tiếp tục tăng.

Nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn giữ ở mức ổn định trong những tháng còn lại của năm 2009 cho đến khi kinh tế phục hồi. Cho đến lúc đó, các sản phẩm như tôm sẽ không tăng về nhu cầu. Trên thị trường tôm đánh bắt trong nước, mức cung cấp quá mức và giá thấp có thể sẽ tiếp tục và gây khó khăn trừ khi việc phân biệt được thực thiên giựa những sản phẩm này và tôm nuôi nhập khẩu. Dự báo nhập khẩu mực vào Mỹ năm 2010 sẽ tăng mạnh trở lại sau một năm 2009 sụt giảm mạnh.

Bốn tháng đầu năm 2010, tổng lượng nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 147,9 ngàn tấn, giá trị đạt 1,03 tỷ USD; giảm 4% về lượng và 2,5% về giá trị so với

cùng kỳ năm 2009. Kể từ khi sự cố tràn dầu xảy ra, cùng với tín hiệu phục hồi kinh tế và nguồn cung giảm, giá các loại tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ đã tăng khoảng 5 – 10%. Nhập khẩu tôm của Mỹ từ Thái Lan, nước chiếm thị phần lớn nhất trong mặt hàng tôm nhập khẩu của Mỹ, tăng 16,4% về lượng và 15,5% về giá trị. Trong khi đó, nhập khẩu tơm của Mỹ từ Việt Nam giảm 3,3% về lượng, tăng 2,3% về giá trị. Mặc dù cùng chịu áp lực giảm giá do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng giá tơm Thái Lan xuất khẩu ln có xu hướng ổn định hơn giá tôm Việt Nam và phục hồi ở mức mạnh hơn so với giá tôm Việt Nam trong những tháng đầu năm 2010. So sánh giá tơm hùm bóc vỏ, trừ đi chế biến – mặt hàng có mức giá khá tương đồng với giá tơm đánh bắt từ vùng vịnh Mexico - của Thái Lan và Việt Nam vào Mỹ 5 tháng đầu năm 2010, cùng với mức tăng lượng và giá trị xuất khẩu chung, có thể thấy rằng người Thái tận dụng thời kỳ phục hồi kinh tế và ít nhiều hiệu ứng giá tôm từ vụ tràn dầu vịnh Mexico tốt hơn người Việt.

Trong 6 tháng đầu năm 2010 cá tra VN xuất khẩu sang Mỹ đã đạt trên 13.000 tấn, trị giá 40 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của VN sang Mỹ và Canada cũng đã tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ tăng về lượng, giá xuất khẩu tại các thị trường này đang ngày càng hấp dẫn với mức giá trung bình khoảng 3,83 USD/kg. Dưới đây là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm.

Bảng 8 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm.

Mặt hàng

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2010 Từ 1/1 – 31/8/2010

KL(Tấn) GT(Tr.USD) Tôm 28849 293,307 Cá ngừ 19879 93,377 Cá tra 31259 97,135

Nhuyễn thể 2257 7,665

Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)

Theo dự báo của Bộ Công Thương , đến cuối năm nay thị trường Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, giúp đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong những tháng cuối năm dự kiến lên 33, 5tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với 6 tháng đầu năm là 32,7 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)