Thành tựu đã đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 35 - 36)

II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ 1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

3. Thành tựu đã đạt đƣợc

Năm 2007 xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam đạt 160,5 nghìn tấn, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm 0,68% về lượng và tăng 2% về trị giá so với năm 2006, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Năm 2007, tôm đông lạnh xuất khẩu tới 46 quốc gia và khu vực thị trường (khu vực EU, ASEAN). Đứng đầu là thị trường Nhật Bản chiếm 34,8% về lượng và 32,31% về kim ngạch; Hoa Kỳ chiếm 24,35% về lượng và 31,14% về kim ngạch; Hàn Quốc chiếm 6,34% về lượng và 5,54% về kim ngạch; Canađa chiếm 3,61% về lượng và 4,45% về kim ngạch. Tiếp theo là Đài Loan, Ơxtraylia, ASEAN, Hồng Kơng. Cùng với con tôm sú, xuất khẩu (XK) cá tra, cá ba sa VN đang tăng trưởng mạnh tại các thị trường EU, Nga... đã mở ra triển vọng rất lớn cho hoạt động XK thủy sản VN trong năm 2007. Giá trị XK thủy sản của VN sang thị trường EU đã tăng rất mạnh trong năm qua, chiếm khoảng 22% tổng kim ngạch XK của ngành, qua cả thị trường Hoa Kỳ (20%) để trở thành thị trường XK thủy sản lớn thứ hai của VN, chỉ sau Nhật Bản (25%). Sự tăng trưởng này gắn liền với sản phẩm cá tra, cá ba sa.

VASEP cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm 2008 đạt khoảng 4,4 tỷ USD. Trong đó năm 2008 xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đã tăng vượt trội tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đạt 534,5 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong tháng 9 với 100,7 triệu USD, tăng tới 75% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp xuất khẩu thủy sản sang thị trường này thốt khỏi tình trạng suy giảm. Nguyên nhân sụt giảm kim

ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ thời gian trước được cho là do nền kinh tế Mỹ suy thoái, sức mua của người dân bị hạn chế, đồng đôla Mỹ mất giá. Thêm vào đó, có thời điểm đồng Việt Nam khan hiếm, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó trong việc chuyển đổi tiền, doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản đều thiếu vốn đầu tư.

Ngoài ra, việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá một số mặt hàng của Việt Nam cũng khiến xuất khẩu thủy sản sang Mỹ chịu tác động tiêu cực.

Năm 2009, mặc dù nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm mạnh do tác động của khủng hoảng tài chính, song xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn ước đạt khoảng 325,6 triệu USD, tăng 29,77%

Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2010 đã đạt 1,62 tỉ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó xuất khẩu tơm đơng lạnh đã tăng 29,5% so với cùng kỳ, đặc biệt tại các thị trường EU, Trung Quốc, Hàn Quốc... Mặt hàng cá tra, basa mặc dù bị thiệt hại do đồng euro mất giá so với đồng USD nhưng cũng có mức tăng trưởng 12,3%. Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu cá tra và tôm lớn thứ 2 của VN.

Từ đầu năm đến nay cá tra VN xuất khẩu sang Mỹ đã đạt trên 13.000 tấn, trị giá 40 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của VN sang Mỹ và Canada cũng đã tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ tăng về lượng, giá xuất khẩu tại các thị trường này đang ngày càng hấp dẫn với mức giá trung bình khoảng 3,83 USD/kg.

Bộ thủy sản đánh giá, Mỹ là một trong những thị trường hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với trị giá nhập khẩu tăng theo từng năm. Thị trường Mỹ cần được quan tâm và tiếp tục mở rộng do nhu cầu nhập khẩu hàng năm hơn 10 tỉ USD. Yêu cầu về chất lượng và an tồn cao nhưng khơng khắt khe như EU. Giá bán thủy sản sang Mỹ lại cao hơn các thị trường khác mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ ngày càng mở rộng.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)