1 .Tiềm năng tăng trưởng ngành
3. Các đối thủ cạnh tranh của Viettel mạnh lên hay yếu đi
Giai đoạn trước năm 2012, các đối thủ cạnh tranh chính của Viettel bao gồm Vinafone, Mobifone, Sfone, Beeline, Vietnam mobile và Gmobile. Đây là giai đoạn mà sự cạnh tranh giữa các đối thủ khá là gay gắt, khi mà các đối thủ liên tục đưa ra các gói cước hay các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Ví dụ, trong năm 2010:
- Vinafone thực hiện chương trình khuyến mãi tặng 2 lần dung lượng miễn phí của gói cước mobile internet và giảm 50% cước vượt gói. Bên cạnh đó, để níu chân th bao là học sinh sinh viên, vinafone tung ra chương trình tặng thẻ học tiếng anh trực tuyến BEA card, miến phí 1 tháng cước thuê bao dịch vụ ringtunes và 1 tháng cước thue bao dịch vụ thông báo cuộc gọi lỡ khi kích hoạt gói cước học sinh sinh viên
- Không chịu kém cạnh, Mobifone đưa ra gói cước Q263 dành cho cán bộ đồn các cấp với chính sách ưu đãi miến phí hịa mạng và cước th bao hàng tháng, cùng nhiều ưu đãi khác...
- Các nhà mạng nhỏ điển hình như Vietnamobile và Beeline cũng cơng bố những gói cước siêu khủng như gói cước “Sim miền Bắc” của Vietnammobile dành cho khách hàng 26 tỉnh phía Bắc với mức cước 680đ/phút cho bất kì cuộc gọi ngoại mạng hay nội mạng nào. Hay gói cước tỷ phú của Beeline , các thuê bao nạp thẻ tối thiểu 20.000 đồng để nhận 1 tỷ đồng và gọi nội mạng miễn phí trong 30 ngày đầu tiên.
Tuy nhiên, sau khi EVN Telecom kinh doanh thua lỗ và phải sáp nhập vào Viettel từ 1/1/2012, sau đó là S-Fone lâm vào cảnh gần như ngừng hoạt động,
các mạng di động nhỏ ở Việt Nam vẫn tiếp tục lâm vào cảnh khó khăn. Thị trường viễn thơng di động Việt Nam dường như chỉ cịn là cuộc đua của 3 nhà mạng lớn là Viettel, Vinafone và Mobifone khi mà 3 nhà mạng này đã chiếm đến 95% thị phần năm 2013. Thị phần cũng như năng lực cung ứng của hai hãng
Vietnam Mobile và Gmobile không đủ để hai hãng này có thể cạnh tranh trực tiếp với VNPT và Viettel.
4. Vị thế cạnh tranh của Viettel trong tƣơng quan với các đối thủ
Ngày 15/10/2004 VIETTEL chính thức kinh doanh dịch vụ điện thoại di động, chỉ hơn một tháng sau khi vào hoạt động, VIETTEL đã có 100,000 khách hàng; gần 1 năm sau đón khách hàng 1 triệu; ngày 21/07/2006 đón khách hàng thứ 4 triệu và đến cuối tháng 12/2007 đã vượt con số trên 7 triệu khách hàng. Là mạng di động phát triển nhanh nhất, chỉ sau hơn 2 năm chính thức kinh doanh đã có trên trên 3,000 trạm BTS trên tồn quốc và trên 7 triệu khách hàng, theo số liệu thống kê năm 2006 của GSMA thì VIETTEL mobile là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh thứ 13 trên thế giới. Tại thời điểm kết thúc năm 2007, trong 3 nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động công nghệ GSM (VinaPhone, MobiFone và Viettel), Viettel dẫn đầu với 7,232 trạm BTS, tăng gấp đôi so với năm 2006. Viettel hiện đang dẫn đầu với số lượng hơn 14 triệu thuê bao trên hệ thống, tăng gấp đôi so với năm 2006. Bên cạnh việc đoạt danh hiệu mạng di động có số thuê bao lớn nhất theo số liệu báo cáo chính thức, ViettelMobile cịn đoạt ln vị trí mạng di động có tốc độ tăng trưởng th bao nhanh nhất Việt Nam. Vào thời điểm giữa tháng 8-2007, mỗi ngày VinaPhone phát triển mới được khoảng 20,000 thuê bao, MobiFone được khoảng từ 24,000-25,000 thuê bao, còn Viettel là 52,000 - 54,000 thuê bao.
Viettel vẫn tiếp tục giữ chắc ngơi vị “ơng trùm” khi chính thức “vượt mặt” VNPT trong cuộc đua trên thị trường viễn thông vào thời điểm cuối năm 2012 với mức doanh thu lớn hơn 10.000 tỷ đồng so với VNPT. Và con số này đạt mức 43.000 tỷ đồng vào cuối năm 2013 . (Theo báo cáo tổng kết năm 2013 của Bộ TT&TT, tổng doanh thu của VNPT ước đạt 119.000 tỷ đồng trong khi đó, Viettel là 162.886 tỷ đồng).
Bảng: Ma trận CPM so sánh cạnh tranh của Viettel với 2 đối thủ lớn khác
Yếu tố thành công Trọng số Viettel Vinafone Mobifone Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 0,20 4 0,80 3 0,60 4 0,80 Tác động từ quảng cáo, truyền thông 0,15 2 0,30 3 0,60 2 0,40 Mức độ cạnh tranh về giá trên thị trường
0,15 4 0,60 3 0,45 2 0,30 Vị thế tài chính, tiềm lực tài chính, khả năng đầu tư 0,10 2 0,20 2 0,20 2 0,20 Khách hàng trung thành đối với các hãng 0,10 3 0,30 3 0,30 4 0,40 Thị phần của các hãng 0,15 4 0,60 3 0,45 3 0.45 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ 0,10 3 0,30 3 0,30 3 0,30 Mức độ tồn cầu hóa 0,05 2 0,10 1 0,05 2 0,10 Tổng điểm 1.00 3,20 2,95 2,95 (nguồn: http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-xay-dung-chien-luoc-kinh-doanh- vien-thong-di-dong-trong-nuoc-cua-tap-doan-vien-thong-quan-doi-viettel-giai- doan-54616/)
Từ những số liệu trên có thể thấy vị thế cạnh tranh của Viettel là khá cao so với các đối thủ hiện tại
5. Điểm mạnh của Viettel so với các đối thủ
Về mặt công nghệ: do Viettel là hãng vào sau nên có điều kiện lựa chọn công nghệ mới tiến bộ hơn và phù hợp hơn với trình độ cơng nghệ thế giới cũng như sự phát triển mới của công nghệ:
- Là hãng triển khai sớm nhất công nghệ 3G của Việt Nam, đến nay mạng 3G đã phủ sóng trên tồn quốc
- Là hãng viễn thơng duy nhất có hệ thống nhà máy sản xuất thiết bị đầu cuối, truyền dẫn
- Hơn 3000km vùng biển gần bờ Việt Nam đã được Viettel phủ sóng điện thoại di động, ngư dân đánh bắt xa bờ có thể liên lạc với người thân ở đất liền, thậm chí có thể truy cập internet ngay giữa biển khơi. Để làm được điều này, tồn bộ các trạm phsat sóng ven biển được áp dụng cơng nghệ phủ xa của viettel, nâng tầm phát sóng lên gấp 2-3 lần thiết kế cơ bản của công nghệ GSM
- Để nâng cao chất lượng thoại hơn, từ năm 2005, khi mới cung cấp dịch vụ, Viettel đã ứng dụng công nghệ SYN (công nghệ nhảy tần cho kênh thoại) nhằm giảm nhiễu và chất lượng mạng tại những nơi có mật độ phủ trạm lớn. Năm 2006, với cơng nghệ AMR (bộ mã hóa thoại thích ứng) đã tăng đáng kể chất lượng thoại, giảm thiểu các hiện tượng như vọng tiếng, trễ thoại … Viettel đã chuyển sang công cụ thiết kế tần số tự động nhằm đưa ra tần số hợp lý, đảm bảo quy hoạch và sử dụng tần số chính xác, cải thiện đến 20% chất lượng của mạng. Ngoài ra, Viettel đã triển khai hệ thống STP (hệ thống báo hiệu tập trung) vừa giải quyết khó khăn của một mạng có nhiều đầu số (3 đầu số là 098, 097, 0168), vừa đảm bảo việc nhắn tin qua 1 số tổng đài duy nhất, để chuẩn bị cung cấp dịch vụ cho phép giữ nguyên số thuê bao khi chuyển mạng (Number Portability) hiện đang được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới.
Viettel là mạng di động duy nhất có thể phủ sóng tới mọi vùng miền Tổ quốc, đảm bảo phục vụ người dân và cơng tác tuần tra bảo vệ, phịng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Viettel còn là đơn vị có giá cước cạnh tranh nhất theo các gói sản phẩm. Những gói cước của Viettel thật sự hấp dẫn và đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Happy Zone, homephone không cước thuê bao, Sumo sim hay “Cha và con” đều là những gói cước khác biệt mà khơng một doanh nghiệp viễn thông nào có.
Viettel nắm giữ những điểm mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh, khắc phục đƣợc nhiều điểm yếu của đối thủ
6. Khả năng của Viettel trong việc nắm bắt các cơ hội của ngành
- Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
Ngay khi nhận thấy thị trường trong nước có dấu hiệu bão hịa, và xu hướng tồn hóa diễn ra ngày môt mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế, Viettel đã nhanh chóng tìm kiếm các thị trường mới để mở rộng hoạt động đầu tư của mình và đạt được rất nhiều thành công.
Sau sáu năm đầu tư kinh doanh tại hai quốc gia láng giềng, hiện hai doanh nghiệp của Viettel (Metfone tại Campuchia và Unitel tại Lào) đã trở thành thương hiệu viễn thơng có hạ tầng mạng lưới, thuê bao và doanh thu lớn nhất. Metfone và Unitel còn được trao tặng danh hiệu "Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển" tại Giải thưởng truyền thông
thế giới (WCA) năm 2011-2012. Viettel đã triển khai xây dựng thành công tuyến đường trục truyền dẫn Ðông Dương dung lượng 400 Gbps nối trực tiếp ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia không chỉ nâng cao dung lượng mạng lưới cho Metfone và Unitel mà còn vu hồi cho đường trục Bắc Nam của Viettel.
Không chỉ tại 2 nước bạn là Lào và Camphuchia, Ngày 15/5/2012, Viettel cơng bố chính thức kinh doanh tại Mozambique với thương hiệu Movitel. Chỉ sau hơn 1 năm đầu tư, Movitel đã sở hữu mạng lưới lớn nhất, có vùng phủ rộng và sâu nhất tại Mozambique với 1.800 trạm phát sóng (2G và 3G) phủ 100% quận, huyện và đường quốc lộ, đóng góp hơn 50% hạ tầng mạng di động của toàn Mozambique. Viettel cũng dựng nên một hạ tầng viễn thông bền vững cho quốc gia Châu Phi này với 12.600 km cáp quang, đóng góp 70% hạ tầng cáp quang của tồn Mozambique. Ơng Paulo Zucula - Bộ trưởng Giao thông Liên lạc Mozambique cho biết, Movitel đã góp phần đưa Mozambique trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất về hạ tầng viễn thông và trở thành 1 trong 3 quốc gia có hạ tầng cáp quang lớn nhất khu vực sau Nam Phi và Nigeria.
Cuối năm 2012, Viettel đã trở thành "đặc sứ" trong chuyến công du của Thủ tướng Cộng hòa Haiti đến Việt Nam. Trong chuyến đi ấy, đã diễn ra một sự kiện chưa từng có trong lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam khi một doanh nghiệp đầu tiên trở thành "đối tác" của một Chính phủ. Với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đích thân Thủ tướng Lauren Xanvađo Lamôthê đã cùng Trung tướng Hoàng Anh Xuân - Tổng giám đốc Viettel ký bản ghi nhớ Viettel trở thành đối tác đầu tư chiến lược của Chính phủ Haiti. Sau 14 tháng xây dựng, Natcom - thương hiệu viễn thơng của Viettel tại Haiti đã chính thức cung cấp dịch vụ và tạo ra một bước nhảy vọt về hạ tầng viễn thông của quốc gia này...
Ngồi ra, Viettel cịn mở rộng hoạt động đầu tư của mình sang các nước Dongtimor và Cameroon. Trong tháng 2 năm 2014 vừa qua, Viettel cũng đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ di động tại Burundi – một trong những nước nghèo nhất thế giới nằm tại châu Phi. Ngoài ra theo một số nguồn tin của Thời báo kinh tế Sài Gịn Online thì Viettel cũng đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư sang các nước Tazania , Myanmar , Cuba, Kenya và một số quốc gia khác ở khu vực Châu phi.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel đó là, những quốc gia mà Viettel lựa chọn để đầu tư hầu hết là những nước cịn rất nghèo, thậm chí cịn lạc hậu hơn Việt nam. Có thể nhiều người sẽ nhận định rằng, đây hồn tồn là những thị trường khơng hề hấp dẫn và khơng có tiềm năng. Tuy nhiên, đối với Viettel, những thị trường nghèo, thị trường khó như vậy mới là những thị trường nhiều cơ hội. Bởi thứ nhất, ở những quốc gia này, tỷ lệ người đã dùng di động chiếm một số lượng khá nhỏ, do đó vẫn cịn rất nhiều thị phần mà Viettel có thể khai thác. Thứ hai, khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, Viettel phải đối mặt với những tập đồn viễn thơng lớn của thế giới như
Telenor, France Telecom, Vodafone... So với những tập đồn này thì Viettel có thể nói là yếu thế hơn hẳn. và nếu lựa chọn đầu tư ở những nơi có sự xuất hiện của các đối thủ này thì hồn tồn là điều bất lợi đối với Viettel. Thứ ba, Viettel là một cơng ty hình thành và phát triển tại một nước nghèo, cho nên Viettel có nhiều kinh nghiệm để kinh doanh ở những thị trường khó hơn.
- Nhanh chóng tiếp cận với các doanh nghiệp OTT:
Hiện nay, trào lưu OTT (dịch vụ kinh doanh trên hạ tầng mạng internet di động) đang phát triển khá mạnh mẽ và trở thành một xu thế mới trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, sự xuất hiện của các dịch vụ nhắn tin va gọi thoại miễn phí như Viber, Zalo, Line, Kakao Talk... cũng nhận được sự đón nhận hào hứng của đa số giới trẻ. Điều này đã khiến cho doanh thu của các nhà mạng trong nước bị sụt giảm đáng kể. Đứng trước xu thế này, Viettel đã có rất nhiều động thái cho thấy họ có ý định mua lại hoặc liên doanh với một số công ty ứng dụng như Kakao Talk, Viber hay Zalo. Khi mà nhận thức được khả năng sáng tạo không đủ để theo kịp sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ, thì việc Viettel đưa ra ý định như vậy có thể nói là rất sáng suốt. Điều đó thể hiện sự phản ứng nhanh nhạy và kịp thời của Viettel đối với những thay đổi của thị trường viễn thông và công nghệ.
Viettel rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt các cơ hội cũng nhƣ biến động của ngành
7. Kết luận
Từ những phân tích ở trên chúng ta rút ra một số nhận xét như sau:
- Về tiềm năng tăng trưởng của ngành dịch vụ điện thoại di động: tuy rằng ngành viễn thông di động đang có dấu hiệu bão hịa, tuy nhiên, nhu cầu của con người đối với loại dịch vụ này vẫn luôn luôn tồn tại. Ngày nay, khó có một thiết bị nào có thể thay thế cho điện thoại di động, và tất nhiên đi cùng với đó chính la các dịch vụ di động. Xu thế tồn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ lại càng minh chứng rõ hơn cho điều đó.
- Các nhân tố chi phối ngành hầu hết có tác động thuận lợi đến khả năng sinh lợi của ngành
- Các đối thủ cạnh tranh trong nước của Viettel có xu hướng yếu đi . Biểu hiện là sự “bốc hơi” hay “trạng thái bất động” của một số doanh nghiệp nhỏ. Đối thủ lớn nhất là VNPT vẫn đang vướng trong công tác cải tổ bộ máy tổ chức cồng kềnh.
- Hiện nay Tập đồn Viễn thơng qn đội Viettel tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 về doanh thu và số lượng thuê bao điện thoại duy trì trên mạng lưới. - Dịch vụ của Viettel khắc phục được rất nhiều điểm yếu của các đối thủ
khác nhờ những điểm mạnh vê cơng nghệ, nhờ đó được nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn mặc dù là doanh nghiệp “vào sau”
- Viettel rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt các cơ hội của thị trường, thể hiện thông qua những thành công vang dội của Viettel trên các thị trường nước ngoài
- Viettel hiện nay có đủ tiềm lực và sức mạnh để chống lại các nhân tố bất lợi có thể xảy ra trong ngành
Kết luận: Kinh doanh dịch vụ điện thoại di động mang lại cơ hội rất hấp
dẫn về lợi nhuận cho Tập đồn Viễn thơng qn đội Viettel.
V. Liên hệ thực tiễn:
1. Tổng quan thị trường viễn thông di động
1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành dịch vụ viễn thông di động tại
Việt Nam
- Dịch vụ viễn thơng di động chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1993 với sự ra đời của mạng di động MobiFone do Công ty thông tin di động Việt Nam cung cấp – đây là 1 đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tập đồn Bưu chính viễn thơng Việt Nam .
Suốt trong thời gian 3 năm kể từ khi dịch vụ viễn thông di động được cung cấp tại Việt Nam, MobiFone vẫn luôn giữ thế độc quyền bởi là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động duy nhất tại Việt Nam.