- Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
Ngay khi nhận thấy thị trường trong nước có dấu hiệu bão hịa, và xu hướng tồn hóa diễn ra ngày môt mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế, Viettel đã nhanh chóng tìm kiếm các thị trường mới để mở rộng hoạt động đầu tư của mình và đạt được rất nhiều thành công.
Sau sáu năm đầu tư kinh doanh tại hai quốc gia láng giềng, hiện hai doanh nghiệp của Viettel (Metfone tại Campuchia và Unitel tại Lào) đã trở thành thương hiệu viễn thơng có hạ tầng mạng lưới, thuê bao và doanh thu lớn nhất. Metfone và Unitel còn được trao tặng danh hiệu "Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển" tại Giải thưởng truyền thông
thế giới (WCA) năm 2011-2012. Viettel đã triển khai xây dựng thành công tuyến đường trục truyền dẫn Ðông Dương dung lượng 400 Gbps nối trực tiếp ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia không chỉ nâng cao dung lượng mạng lưới cho Metfone và Unitel mà còn vu hồi cho đường trục Bắc Nam của Viettel.
Không chỉ tại 2 nước bạn là Lào và Camphuchia, Ngày 15/5/2012, Viettel cơng bố chính thức kinh doanh tại Mozambique với thương hiệu Movitel. Chỉ sau hơn 1 năm đầu tư, Movitel đã sở hữu mạng lưới lớn nhất, có vùng phủ rộng và sâu nhất tại Mozambique với 1.800 trạm phát sóng (2G và 3G) phủ 100% quận, huyện và đường quốc lộ, đóng góp hơn 50% hạ tầng mạng di động của toàn Mozambique. Viettel cũng dựng nên một hạ tầng viễn thông bền vững cho quốc gia Châu Phi này với 12.600 km cáp quang, đóng góp 70% hạ tầng cáp quang của tồn Mozambique. Ơng Paulo Zucula - Bộ trưởng Giao thông Liên lạc Mozambique cho biết, Movitel đã góp phần đưa Mozambique trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất về hạ tầng viễn thông và trở thành 1 trong 3 quốc gia có hạ tầng cáp quang lớn nhất khu vực sau Nam Phi và Nigeria.
Cuối năm 2012, Viettel đã trở thành "đặc sứ" trong chuyến công du của Thủ tướng Cộng hòa Haiti đến Việt Nam. Trong chuyến đi ấy, đã diễn ra một sự kiện chưa từng có trong lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam khi một doanh nghiệp đầu tiên trở thành "đối tác" của một Chính phủ. Với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đích thân Thủ tướng Lauren Xanvađo Lamôthê đã cùng Trung tướng Hoàng Anh Xuân - Tổng giám đốc Viettel ký bản ghi nhớ Viettel trở thành đối tác đầu tư chiến lược của Chính phủ Haiti. Sau 14 tháng xây dựng, Natcom - thương hiệu viễn thơng của Viettel tại Haiti đã chính thức cung cấp dịch vụ và tạo ra một bước nhảy vọt về hạ tầng viễn thông của quốc gia này...
Ngồi ra, Viettel cịn mở rộng hoạt động đầu tư của mình sang các nước Dongtimor và Cameroon. Trong tháng 2 năm 2014 vừa qua, Viettel cũng đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ di động tại Burundi – một trong những nước nghèo nhất thế giới nằm tại châu Phi. Ngoài ra theo một số nguồn tin của Thời báo kinh tế Sài Gịn Online thì Viettel cũng đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư sang các nước Tazania , Myanmar , Cuba, Kenya và một số quốc gia khác ở khu vực Châu phi.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel đó là, những quốc gia mà Viettel lựa chọn để đầu tư hầu hết là những nước cịn rất nghèo, thậm chí cịn lạc hậu hơn Việt nam. Có thể nhiều người sẽ nhận định rằng, đây hồn tồn là những thị trường khơng hề hấp dẫn và khơng có tiềm năng. Tuy nhiên, đối với Viettel, những thị trường nghèo, thị trường khó như vậy mới là những thị trường nhiều cơ hội. Bởi thứ nhất, ở những quốc gia này, tỷ lệ người đã dùng di động chiếm một số lượng khá nhỏ, do đó vẫn cịn rất nhiều thị phần mà Viettel có thể khai thác. Thứ hai, khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, Viettel phải đối mặt với những tập đồn viễn thơng lớn của thế giới như
Telenor, France Telecom, Vodafone... So với những tập đồn này thì Viettel có thể nói là yếu thế hơn hẳn. và nếu lựa chọn đầu tư ở những nơi có sự xuất hiện của các đối thủ này thì hồn tồn là điều bất lợi đối với Viettel. Thứ ba, Viettel là một cơng ty hình thành và phát triển tại một nước nghèo, cho nên Viettel có nhiều kinh nghiệm để kinh doanh ở những thị trường khó hơn.
- Nhanh chóng tiếp cận với các doanh nghiệp OTT:
Hiện nay, trào lưu OTT (dịch vụ kinh doanh trên hạ tầng mạng internet di động) đang phát triển khá mạnh mẽ và trở thành một xu thế mới trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, sự xuất hiện của các dịch vụ nhắn tin va gọi thoại miễn phí như Viber, Zalo, Line, Kakao Talk... cũng nhận được sự đón nhận hào hứng của đa số giới trẻ. Điều này đã khiến cho doanh thu của các nhà mạng trong nước bị sụt giảm đáng kể. Đứng trước xu thế này, Viettel đã có rất nhiều động thái cho thấy họ có ý định mua lại hoặc liên doanh với một số công ty ứng dụng như Kakao Talk, Viber hay Zalo. Khi mà nhận thức được khả năng sáng tạo không đủ để theo kịp sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ, thì việc Viettel đưa ra ý định như vậy có thể nói là rất sáng suốt. Điều đó thể hiện sự phản ứng nhanh nhạy và kịp thời của Viettel đối với những thay đổi của thị trường viễn thông và công nghệ.
Viettel rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt các cơ hội cũng nhƣ biến động của ngành