8.1 Ưu tiên chiến lược dài hạn
Ngành công nghiệp nội thất của Việt Nam đang phát triển qua một giai đoạn thay đổi ngoạn mục không song trùng với lịch sử của nó. Từ chỗ chỉ đáp ứng được yêu cầu của thị trường nội địa và với số lượng xuất khẩu trong khu vực giá trị thấp là 120,000,000 đô la Mỹ vào 1999 chủ yếu là các sản phẩm nội thất mang phong cách truyền thống dân tộc đột nhiên tăng vọt với giá trị xuất khẩu gấp đôi hàng năm đạt 2 tỷ đo la Mỹ doanh số bán hàng vào năm 2006 và đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 5.5 tỷ đô la Mỹ với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 29.8%. Có khoảng gần 2000 cơng ty đang hoạt động trong ngành và phát triển tốt.
Để đáp ứng được thách thức về sự tăng trưởng như thế, ngành cần phải có sự lãnh đạo sáng suốt và chặt chẽ. Ngành cần phương tiện liên lạc giữa các yếu tố khác nhau của ngành, cần sự tham gia ở cấp độ quốc gia trong việc phát triển chính sách có thể đưa sự tăng trưởng có tính
hiện tượng thành một cơ sở hợp lý, cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ đồng thời đạt được mục tiêu của chính phủ vì mục đích phát triển xã hội và xố đói giảm nghèo.
Thành lập một Hiệp hội Chế biến đồ gỗ Quốc gia Việt Nam là một giải pháp lý tưởng
đáp ứng nhu cầu và hướng ngành qua giai đoạn quan phát triển chính sách quan trọng có thể đưa sự tăng trưởng có tính hiện tượng thành một cơ sở hợp lý, cần có sự hỗ trợ từ phía chính phủ đồng thời đạt được mục tiêu của chính phủ vì mục đích phát triển xã hội và xố đói giảm nghèo (xem hướng dẫn thành lập Hiệp hội ở phục luc 1)
Xây dựng chương trình trồng ngun liệu có chứng nhận, khai thác và chế biến nguyên liệu bền vững (Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Xây dựng các quy chế cụ thể về giao đất rừng cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ. Cần có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào phát triển gỗ có chứng nhận nhằm đặt nền móng cho việc phát triển một ngành cơng nghiệp gỗ có chứng nhận cấp quốc gia.
Xây dựng quy chế tín dụng và phương thức hợp tác Nhà nước – Tư nhân cùng các nhà xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhằm tạo ra các nguồn nguyên liệu.
Xây dựng các quy chuẩn rõ ràng hoặc hệ thống phân cấp ngun liệu thơ vì chất lượng sản phẩm cuối cùng phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu thô.
Thiết lập phát triển, đổi mới và thiết kế sản phẩm bằng cách thiết lập Trung tâm thiết kế công nghệ nội thất.
Chuyên về lĩnh vực đồ gỗ nội ngoại thất (có thể là một phần của Trung tâm quốc gia về Thiết kế và Phát triển sản phẩm)
Hỗ trợ Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp trong việc đào tạo thiết kế nội ngoại thất và kết nối sinh viên thiết kế được thực tập năm cuối với các nhà xuất khẩu.
Thuê thiết kế quốc gia làm việc trong các lĩnh vực thủ công (họ cần được trả công xứng đáng) để cùng làm việc với thiết kế và chuyên gia trong và ngoài nước là những người am hiểu về xu hướng thị trường nhằm phát triển các thương phẩm có giá trị cao.
Đào tạo thiết kế nội ngoại thất
Thiết lập phòng trưng bày sản phẩm đặc trưng của nhà xuất khẩu
Tổ chức các cuộc thi thiết kế quốc gia
Đào tạo marketing và trường phát triển thương hiệu cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp, thành lập ít nhất một Trung tâm triển lãm quốc gia kèm theo 2-3 trung tâm trưng bày khu vực hỗ trợ và một chương trình để tham gia hội chợ thương mại quốc tế.
Đào tạo nghề (Cơ quan chủ quản: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội / Sở LD, TB &
XH)
Đào tạo nghề đồ gỗ và các lĩnh vực phụ trợ khác phụ thuộc vào nhu cầu của các nhà xuất khẩu – Trong một số trường hợp, nguồn vốn hỗ trợ cần được cân nhắc chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ đào tạo lao động tại chỗ.
Đào tạo nghề trong lĩnh vực xử lý gỗ, đặc biệt là sấy gỗ và bảo quản gỗ,…
Đào tạo nghề trong lĩnh vực hoàn thiện sản phẩm, đặc biệt là hoàn thiện bề mặt như sơn mài, vẽ màu, chạm khảm, dát vàng, …
Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đồ gỗ nội thất (Cơ quan chủ quản: Bộ Tài chính
và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đưa chế biến gỗ vào danh sách ưu tiên
Thiết lập thời gian mềm dẻo cho các khoản tín dụng ngắn hạn
Điều chỉnh tỷ lệ lãi suất cho các doanh nghiệp nội thất gỗ nhằm kích thích sản xuất
Xem xét giảm thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu các mặt hàng gỗ xuất khẩu được sản xuất từ nguồn gỗ nhập khẩu.
Xây dựng chương trình hỗ trợ các nhà sản xuất đồ gỗ nhằm tránh các vụ kiện chống phá giá
Các chương trình sau được đề xuất nhằm hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ bị kiện chống phá giá cho các doanh nghiệp đồ gỗ của Việt Nam:
Tập trung đa dạng hoá sản phẩm
Cải thiện kỹ thuật sản xuất bằng cách đầu tư mới máy móc nhằm tạo ra hàng hố có kỹ thuật hồn thiện và thiết kế tốt hơn nhằm tăng giá trị sản phẩm. Ngoài ra, việc đầu tư này giúp giảm thiểu việc sản xuất dựa nhiều vào lao động. Hơn nữa, đầu tư vào thiết bị máy móc có thể tận dụng ngun liệu thơ là một yếu tố quan trọng nhằm giảm giá thành
Đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động quốc tế, bao gồm lương cũng như các tiêu chuẩn của Mỹ và tránh các cáo buộc về sự ngược đãi nhân cơng
Đảm bảo gỗ có nguồn gốc hợp pháp rõ ràng và không phải từ nguồn gỗ do giải toả đất để làm nhà và làm nông nghiệp. Bởi gỗ từ các nguồn gốc không rõ ràng này khiến các nhà sản xuất Việt Nam có thể sử dụng gỗ với giá rẻ tạo nên sự cạnh tranh không công bằng với các nhà sản xuất trên thế giới khác
Sử dụng các kỹ thuật hiện đại, bao gồm phần mềm ERP (Hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp) hoặc các quy trình khác nhằm kiểm sốt giá thành sản xuất nhằm cung cấp các bằng chứng chi phí sử dụng nguyên liệu.
Các nhà xuất khẩu khơng nên tìm kiếm trợ cấp từ Chính phủ vì các trợ cấp này chính là các nguyên nhân khiến các nhà sản xuất của Mỹ kiện về việc áp dụng thương mại không công bằng. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam được coi là Nước kém phát triển (LCD), thì Hiệp hội sản xuất đồ nội thất của Mỹ ủng hộ việc trợ cấp của Chính phủ cho các doanh nghiệp nội thất của Việt nam.
Giá cả hàng hố nội địa khơng nên cao hơn giá xuất khẩu, và Chính phủ Việt Nam cần thực hiện tự do hoá thương mại, bao gồm xoá bỏ hàng rào thuế quan và thuế nhập khẩu hàng nội thất hoàn thiện.
Các nhà sản xuất đồ ngoại thất cần tự thành lập hiệp hội để nhận được tư vấn hợp pháp từ các chuyên gia thương mại quốc tế.
Kế hoạch hành động ngắn hạn cho Vietrade. Đề xuất là kế hoạchhành động 2-3 năm đựoc thực hiện để hỗ trợ một nhóm khoảng 20-30 doanh nghiệp được lựa chọn bằng hình thức hội thảo, các chương trình đào tạo quản lý, thiết kế, đào tạo giám sát, đào tạo công nghệ và các chuyến cơng tác tiếp thị trong và ngồi nước. Kế hoạch này được đồng tài trợ bởi ngành và Vietrade
Đào tạo nghề. Chủ yếu là đào tạo của nhà đào tạo chứ không thiên về áp đặt đầu vào trực tiếp cho người được đào tạo
Đào tạo kỹ thuật và quản lý. Dự kiến là nên tiến hành lựa chọn chuyên gia gắn liền với
việc lựa chọn các trường đại học và trường kỹ thuật
Phụ lục 1