Các tổ chức kiểm soát chất lượng độc lập như SGS (Thuỵ Sỹ), OMIC (Nhật Bản), Vinacon- trol (Việt Nam) hiện đang hoạt động tại Việt Nam và được các nhà nhập khẩu uỷ quyền để kiểm tra. Các công ty chuyên về xơng khói cũng rất sẵn và hoạt động khá hiệu quả.
Tuy nhiên, bản thân các nhà xuất khẩu thường phải nghiên cứu các chi tiết kỹ thuật bắt buộc đối với sản phẩm, các yêu cầu kỹ thuật này được thiết lập ở những thị trường chính để bảo vệ sức khoẻ khách hàng, đảm bảo an tồn và mơi trường. Thực tế, vẫn có nhiều những vấn đề mang tính kỹ thuật nằm ngồi sự kiểm sốt cảu các nhà xuất khẩu hàng thủ công, chẳng hạn như kỹ thuật giữ cho các sản phẩm cói và bèo tây khơng bị mốc, giữ cho mầu sắc của những nguyên liệu này tự nhiên, hay đảm bảo sự thống nhất về màu sắc cho những đơn hàng lớn. Một số vấn đề về kỹ thuật có thể được các viện nghiên cứu ở Việt Nam thực hiện, tuy nhiên, các viện nghiên cứu này thường lại không hiểu rõ các yêu cầu của thị trường.
Các dịch vụ vận chuyển được cung ứng rộng rãi thông qua các công ty khác nhau (nhà nước, tư nhân hoặc công ty nước ngồi). Có hàng trăm các công ty tàu biển và các hãng vận chuyển ở Việt Nam, sản phẩm thủ cơng có thể được vận chuyển từ Việt Nam tới bất kỳ nước nào trên thế giới (thậm chí có cả dịch vụ giao hàng “tận cửa”) bằng đường biển hoặc bằng hàng khơng, thậm chí bằng cả xe tải sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, và Campuchia. Các công ty tàu biển và các hãng giao nhận cũng cung cấp các dịch vụ đóng gói và xếp tàu (cả ở Việt Nam và khi đến nước ngồi). Dịch vụ đóng gói chun nghiệp được cung cấp theo yêu cầu.
Các hãng chuyển phát nhanh ở Việt Nam như DHL, UPS, FedEx, EMS… cũng góp phần làm cho các hoạt động giao dịch giữa các nhà xuất khẩu và khách hàng nước ngoài được thuận lợi. Tuy nhiên, cước phí hàng khơng và đường biển ở Việt Nam đắt hơn nhiều so với Trung Quốc, đây là một trong những vấn đề mấu chốt làm giảm đi sức cạnh tranh của ngành thủ công và mỹ nghệ Việt Nam.