5.1 Tầm nhìn
Những điểm mạnh của Việt Nam gồm có sự sẵn có và đa dạng của các loại nguyên liệu thô, bản chất siêng năng và năng lực kinh doanh phát triển khá tốt, lực lượng lao động mạnh mẽ và nhiệt tình, kỹ năng thành thạo về may, kết cườm, nghề gốm, sơn mài, đan giỏ và những kỹ thuật làm bằng tay khác để sản xuất ra những sản phẩm trong thời đại hiện nay.
Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam hầu hết vẫn là điểm cung cấp sản phẩm giá rẻ do chi phí cho lao động thấp. Trong chuỗi giá trị, giá trị gia tăng lớn nhất là thông qua xây dựng thương hiệu và marketing các sản phẩm cho khách hàng quốc tế.
Tầm nhìn của chuỗi giá trị tương lai là:
Đảm bảo cung cấp nguyên liệu thô bền vững và lâu dài nhằm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành.
Phát triển kỹ năng kinh doanh của các nhà xuất khẩu hàng thủ công và giúp họ phát triển hơn nữa để trở thành Những công ty Thương mại nhạy bén và có tổ chức, có khả năng đảm đương được những hoạt động marketing quốc tế và từ đó dành được nhiều thị phần hơn trên thị trường thủ công mỹ nghệ thế giới.
Thúc đẩy Cơ sở hạ tầng dịch vụ phát triển kinh doanh hướng vào ngành nhằm cung cấp thông tin, các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ phát triển sản phẩm theo phương thức hướng ra thị trường.
Tăng gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu và công ăn việc làm thông qua tăng cường các hoạt động Xúc tiến xuất khẩu và mở rộng quy mô sản phẩm.
Hướng tới một ngành thủ cơng mỹ nghệ có tổ chức chặt chẽ hơn với sự hợp tác hiệu quả giữa các công ty và khu vực tư nhân năng động phần nào đóng góp vào những phát triển về mặt chính trị.
Trong 4-5 năm tới, ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sẽ chuyển đổi và trở thành một ngành có nền thương mại tập trung và hoạt động tiếp thị phát triển, các nhà xuất khẩu là động lực chính cho sự phát triển của ngành, chiếm lĩnh ngày càng nhiều thị phần ở các thị trường trọng điểm lớn. Ngành sẽ phát triển từ một địa điểm chuyên cung cấp sản phẩm từ lao động rẻ và thực hiện theo hợp đồng phụ trở thành một ngành có thương hiệu sản phẩm được thị trường quốc tế thừa nhận.
Mức sống của các làng nghề sản xuất sẽ được đảm bảo và cải thiện thông qua phát triển các trang thiết bị lớn mạnh hơn theo chu trình khép kín (in-house), một mơ hình kết hợp sản xuất ở nhà máy và ở làng nghề và đi kèm theo đó là một cơ sở hạ tầng đảm bảo cùng với các tổ chức có đủ năng lực.
Về ngắn hạn, các nhà xuất khẩu có thể trở thành những đối tác thương mại có hiệu quả hơn do các nhà nhập khẩu có số lượng lớn hơn nhiều trên thế giới và đối với một số loại sản phẩm khác. Công nghệ và đổi mới sẽ được khuyến khích hơn, các nhà xuất khẩu sẽ hoà nhập hiệu quả hơn vào những chuỗi cung ứng quốc tế và cung cấp được số lượng lớn hơn. Tiềm năng cung cấp sản phẩm của Việt Nam sẽ được mở rộng.
Thông qua chiến lược mang tính dài hạn, sự phụ thuộc vào những tên tuổi, thương hiệu nước ngoài và những nhà trung gian, những người hiện đang có ưu thế trên thị trường thế giới và kiếm lời với tỉ lệ giá trị gia tăng cao nhất có thể giảm đi vào thay vào đó là hoạt động kinh doanh của chính mình, cung cấp được những sản phẩm thủ cơng cạnh tranh, thiết lập được những hệ thống phân phối cho khách hàng trên khắp thế giới.
Dựa trên những lợi thế cạnh tranh của mình, từ sự phát triển nhanh chóng và những cơ sở vật chất dành cho sản xuất được củng cố, ngành có thể phát triển các cơ cấu kinh doanh trong nước và giữ vai trò quan trọng hơn trên thị trường thế giới thông qua thương hiệu mạnh của mình với hệ thống hậu cần đa dạng và có khả năng cung cấp trực tiếp tới những nhà bán lẻ trên thế giới. Ngành sẽ phát triển lên từ một ngành chỉ chuyên cung cấp sản phẩm từ lao động rẻ và thực hiện các hợp đồng phụ trở thành một ngành có thương hiệu hàng hố được quốc tế thừa nhận. Phần giá trị của quốc gia nhờ đó cũng được mở rộng.
5.2 Chuỗi giá trị tương lai của ngành
Pillar 1: Các nhà xuất khẩu làm việc trong một mơ hình kết hợp giữa nhà xuất khẩu/nhà sản xuất dưới hình thức nhà thầu phụ trong khuôn khổ làng nghề
và các phương tiện sản xuất khép kín đảm bảo cho marketing/hậu cần/phát triển sản phẩm.
Pillar 2: Chuỗi cung cấp nguyên liệu thô được tổ chức hợp lý, bền vững và hiệu quả, ít các nhà trung gian hơn và các nhà xuất khẩu kiểm soát trực tiếp nhiều
hơn về những hoạt động cung cấp nguyên liệu thô.
Pillar 3: Các tổ chức hỗ trợ hiệu quả cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ, tri thức thị trường, năng lực marketing xuất khẩu, phát triển sản phẩm…
Pillar 4: Cấp độ tổ chức ngành cao hơn với những đại diện từ khu vực tư nhân đóng
góp cho các chương trình phát triển ngành.
Pillar 5: Củng cố các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế.
Những mục tiêu này cần có những hành động phối hợp chặt chẽ từ các cấp và từ những đơn vị liên quan khác.
Vấn đề chủ yếu để phát triển ngành là xây dựng năng lực của các nhà xuất khẩu để họ có thể phát huy vai trò trong việc định hướng thị trường và quản lý bền vững các nguồn nguyên liệu thô.