Nguồn vốn đầu tư dự án

Một phần của tài liệu Thẩm định tính khả thi của việc di dời cảng sông hàn ra sơn trà (Trang 42)

Theo báo cáo của chủ đầu tư, chi phí đầu tư dự án được tài trợ từ 30% vốn chủ sở hữu, 35% chi phí được tài trợ từ vay vốn ưu đãi của Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Đà Nẵng (DDIF) và 35% chi phí cịn lại được tài trợ từ huy động của các pháp nhân hoặc tổ chức khác. Tuy nhiên, hiện tại chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc huy động vốn, vì vậy, luận văn giả định nguồn vốn đầu tư dự án bao gồm 30% vốn chủ sở hữu và 70% chi phí đầu tư được tài trợ từ nguồn vốn vay của DDIF với lãi suất vay 13%/năm, thời gian vay vốn 8 năm, ân hạn trả nợ gốc trong thời gian xây dựng, lãi vay trong thời gian xây dựng được nhập vào nợ gốc.

Nguồn vốn lưu động trong thời gian hoạt động của dự án được tài trợ bằng khoản vay ngắn hạn của ngân hàng với lãi suất là 15%/năm.

5.2.7.Chi p í sử dụng vốn b n quân trọng số

5.2.7.1..1. Chi phí vốn chủ sở hữu

Mức sinh lợi yêu cầu của chủ đầu tư đối với dự án này là 10%/năm. Luận văn tính tốn chi phí vốn chủ sở hữu dựa trên mơ hình CAPM. Hiện tại, trên thị trường chứng khốn có nhóm ngành cảng biển, với 5 cảng biển chủ yếu. Các cảng biển này cùng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam như Cảng Đà Nẵng, có hoạt động kinh doanh tương tự. Nên luận văn xác định suất sinh lời lịch sử của từng loại cổ phiếu trong khoảng thời gian 5 năm. Kết quả tính tốn cho mức chi phí vốn chủ sở hữu cao nhất là 20,09%, chi phí vốn chủ sở hữu thấp nhất là 12,30%. Do đó, luận văn sử dụng mức chi phí vốn chủ sở hữu là 14,36%, là trung bình chi phí vốn chủ sở hữu của 5 loại cổ phiếu cảng biển.

(Xem phụ lục 5.1)

5.2.7.2..2. Chi phí vốn bình qn trọng số

Luận văn sử dụng mơ hình WACC để tính chi phí vốn bình qn trọng số, với tỷ trọng nguồn vốn sau khi điều chỉnh lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn chủ sở hữu có tỷ trọng 33,70%, chi phí vốn chủ sở hữu là 14,36%, vốn vay có tỷ trọng 66,30% với lãi suất vốn vay là 13,05%, thì WACC danh nghĩa của dự án là 13,49%.

5.3.Kết quả phân tích tài chính

Từ các thơng số ở trên, dự án có giá trị NPV tài chính là 301,893 tỷ đồng, có suất sinh lợi của dự án là 18,33% lớn hơn WACC danh nghĩa của dự án. Trên quan điểm chủ đầu tư, dự án có giá trị NPV chủ đầu tư là 307,689 tỷ đồng, có suất sinh lợi của chủ đầu tư là 20,44% lớn hơn chi phí vốn chủ sở hữu. Như vậy, dự án khả thi về mặt tài chính, cả trên quan điểm dự án và quan điểm chủ đầu tư. Tuy nhiên, dự án gặp rủi ro trong việc trả nợ vay với tỷ lệ DSCR trung bình là 1,06, và 3 năm đầu tỷ lệ DSCR đều nhỏ hơn 1.

(Xem phụ lục 5.2)

5.4.Phân tích rủi ro tài chính của dự án

Để đánh giá mức bền vững về khả thi tài chính của dự án, luận văn phân tích độ nhạy các thơng số đầu vào của dự án, bằng cách thay đổi một thông số đầu vào trong điều kiện các thông số khác khơng đổi.

5.4.1.Phân tích rủi ro t eo c i p í đầu tư

Chi phí đầu tư là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến ngân lưu ra của dự án, tuy nhiên tùy thuộc vào mức cung cầu thị trường mà các yếu tố này thay đổi, luận văn khơng thể xác định chính xác chi phí đầu tư ban đầu. Luận văn giả định chi phí đầu tư giảm từ 5% đến tăng 20% so với mơ hình cơ sở ban đầu. Theo kết quả phân tích, khi chi phí đầu tư thay đổi trong khoảng từ 95% đến 120% so với mơ hình ban đầu thì NPV của dự án và NPV của chủ đầu tư đều có giá trị dương, suất sinh lời của dự án lớn hơn chi phí vốn bình qn trọng số, suất sinh lợi của chủ đầu tư lớn hơn chi phí vốn chủ sở hữu, và dự án khả thi về mặt tài chính. NPV tài chính của dự án sẽ đạt giá trị hốn chuyển khi chi phí đầu tư ban đầu tăng 55% so với mơ hình cơ sở ban đầu. Trong trường hợp dự án được xây dựng trong năm 2013, 2014 thì chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn so với mơ hình cơ sở, nhưng xác suất chi phí đầu tư tăng 55% là thấp hoặc khơng xảy ra.

Bảng 5.5: P ân tíc độ nhạy t eo c i p í đầu tư

Mơ n cơ sở T ay đổi c i p í đầu tư ban đầu

-5,00% +10,00% +15,00% +20,00%

NPV dự án 301,89 327,96 248,15 221,05 193,93

IRR dự án 19,66% 18,97% 17,18% 16,66% 16,18%

NPV c ủ đầu tư 359,24 333,47 254,52 227,70 200,87

IRR c ủ đầu tư 22,50% 21,41% 18,72% 17,96% 17,27%

Nguồn: Tác giả tự tính tốn

5.4.2.P ân tíc rủi ro t eo tỷ lệ lạm p át

Lạm phát là yếu tố dự báo trong tương lai, khó có thể chính xác. Trong phân tích tài chính, lạm phát ảnh hưởng đến các chi phí, doanh thu của dự án, do đó, để đánh giá tính khả thi của dự án, luận văn cho lạm phát thay đổi từ -0,5% đến +1,5% so với mơ hình cơ sở. Theo kết quả tính tốn, khi lạm phát càng tăng thì NPV của dự án càng tăng, do giá dịch vụ của cảng được điều chỉnh theo lạm phát hàng năm. NPV tài chính khơng có giá trị hốn chuyển đối với tỷ lệ lạm phát của Việt Nam.

Bảng 5.6: P ân tíc độ nhạy theo tỷ lệ lạm phát Mơ n cơ sở T ay đổi tỷ lệ lạm p át của VND -0,50% +0,50% +1,00% +1,50% NPV dự án 301,89 257,77 349,61 401,29 457,34 IRR dự án 18,33% 17,80% 18,87% 19,41% 19,94% NPV c ủ đầu tư 307,69 263,54 355,44 407,17 463,26

IRR c ủ đầu tư 20,44% 19,69% 21,19% 21,93% 22,68%

Nguồn: Tác giả tự tính tốn

5.4.3.P ân tíc rủi ro t eo lượng àng óa t ơng qua cảng

Lượng hàng hóa thơng qua cảng hàng năm tác động trực tiếp đến doanh thu của dự án và ngân lưu vào của dự án. Hiện tại với hệ thống cảng biển miền Trung dày đặc, nên cảng Sơn Trà có khả năng khơng đạt hết cơng suất hoạt động tối đa. Vì vậy, luận văn cho thay đổi lượng hàng hóa thơng qua cảng từ giảm 20% đến tăng 10%. Từ kết quả phân tích cho thấy, lượng hàng hóa thơng qua cảng ảnh hưởng mạnh đến tính khả thi của dự án, NPV tài chính của dự án đạt giá trị hoán chuyển khi lượt tàu và hàng hóa thơng qua cảng hàng năm giảm 3% so với mơ hình cơ sở ban đầu. Khả năng lượt tàu và hàng hóa giảm 3% so với mơ hình cơ sở ban đầu là cao, ảnh hưởng đến tính khả thi tài chính của dự án.

Bảng 5.7: P ân tíc độ nhạy theo lượng hàng hóa

Mơ n cơ sở T ay đổi lượng tàu và àng t ông qua cảng

-20% -10% -5% 5%

NPV dự án 301,89 -677,52 -397,20 -142,66 1.279,36

IRR dự án 18,33% #DIV/0! #DIV/0! 9,03% 25,04%

NPV c ủ đầu tư 307,69 -671,87 -391,57 -137,02 1.285,95

IRR c ủ đầu tư 20,44% #DIV/0! #DIV/0! 6,96% 29,66%

Nguồn: Tác giả tự tính tốn

5.4.4.Phân tích rủi ro t eo c i p í oạt động

Chi phí hoạt động của dự án ảnh hưởng trực tiếp đến ngân lưu ra của dự án, do đó, luận văn phân tích rủi ro của dự án khi thay đổi chi phí hoạt động từ giảm 10% đến tăng 20% so với mơ hình cơ sở ban đầu. Theo kết quả tính tốn, khi chi phí hoạt động của dự án càng

tăng thì NPV dự án càng giảm và khi chi phí hoạt động của dự án tăng 71% so với mơ hình cơ sở thì NPV tài chính của dự án đạt giá trị hoán chuyển. Tuy nhiên, khả năng chi phí hoạt động tăng hơn 71% so với mơ hình cơ sở là khó xảy ra nên NPV tài chính khơng có giá trị hốn chuyển đối với chi phí hoạt động.

Bảng 5.8: P ân tíc độ nhạy theo chi phí hoạt động

Mơ n cơ sở T ay đổi c i p í oạt động

-10,00% 10,00% 15,00% 20,00%

NPV dự án 301,89 324,96 278,82 267,10 255,36

IRR dự án 18,33% 18,67% 18,00% 17,82% 17,65%

NPV c ủ đầu tư 307,69 330,76 284,62 272,90 261,15

IRR c ủ đầu tư 20,44% 20,94% 19,94% 19,68% 19,42%

Nguồn: Tác giả tự tính tốn

5.4.5.P ân tíc rủi ro t eo c i p í vốn c ủ sở ữu

Do Cảng Đà Nẵng chưa được niêm yết trên TTCK, nên luận văn lấy chi phí vốn chủ sở hữu để tính tốn bằng trung bình cộng chi phí vốn chủ sở hữu của 5 cổ phiếu thuộc nhóm cảng biển. Do đó, luận văn phân tích độ nhạy theo các mức chi phí vốn chủ sở hữu khác nhau để xác định tính khả thi của dự án.

Bảng 5.9: P ân tíc độ nhạy theo chi phí vốn chủ sở hữu

Mơ n cơ sở C i p í vốn c ủ sở ữu

20,09% 12,31% 14,09% 13,04% 12,30%

NPV dự án 301,89 155,62 366,09 310,00 342,38 366,38

NPV c ủ đầu tư 307,69 185,04 362,74 314,60 342,33 362,99

Nguồn: Tác giả tự tính tốn

Như vậy, với các mức chi phí vốn chủ sở hữu, NPV tài chính của dự án và NPV tài chính của chủ đầu tư đều có giá trị dương.

5.4.5.P ân tíc rủi ro t eo kịc bản giá p í dịc vụ tại cảng

Theo mơ hình cơ sở, giá phí dịch vụ tại cảng được điều chỉnh tăng hàng năm theo tỷ lệ lạm phát tương ứng hàng năm. Tuy nhiên, giá phí dịch vụ tại cảng do Bộ Tài chính quy định nên luận văn khó có thể xác định được mức tăng giá dịch vụ để có thể đánh giá được tính

khả thi tài chính của dự án. Luận văn giả định mức giá dịch vụ tại cảng có thể được điều chỉnh theo các kịch bản sau:

Kịch bản 1: Mức giá dịch vụ tại cảng thay đổi theo tỷ lệ lạm phát hàng năm (mơ hình cơ sở)

Kịch bản 2: Mức giá phí dịch vụ tại cảng được điều chỉnh 2 năm một lần, theo tỷ lệ lạm phát của năm trước đó.

Kịch bản 3: Mức giá phí dịch vụ tại cảng được điều chỉnh 3 năm một lần, với mức tăng 5% so với năm trước.

Kịch bản 4: Mức giá phí dịch vụ tại cảng được điều chỉnh 3 năm một lần, với mức tăng 4,5% so với năm trước.

Kết quả về giá trị NPV tài chính theo các kịch bản được trình bày ở bảng 5.9, thay đổi mức giá phí dịch vụ tại cảng ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án. Với kịch bản 4, khi giá phí được điều chỉnh 3 năm một lần với mức tăng 4,5% thì dự án khơng khả thi về mặt tài chính.

Bảng 5.10: Phân tích rủi ro theo kịch bản giá phí dịch vụ tại cảng Kịc bản 1

(mô n cơ sở) Kịc bản 2 Kịc bản 3 Kịc bản 4

Npv dự án 301.893,99 51.367,05 9.302,74 -3.758,91

IRR dự án 18,33% 14,55% 13,70% 13,414%

NPV c ủ đầu tư 307.689,81 57.066,87 14.991,10 1.926,07

IRR c ủ đầu tư 20,44% 15,15% 13,96% 13,56%

Nguồn: Tác giả tự tính tốn

5.4.6.P ân tíc mơ p ỏng Monte Carlo

Dựa vào kết quả phân tích độ nhạy, ba biến tác động đến tính khả thi tài chính của dự án cao nhât là chi phí đầu tư, lượt tàu, hàng hóa thơng qua cảng và giá phí dịch vụ tại cảng. Luận văn thực hiện phân tích mơ phỏng Monte Carlo để xác định tính khả thi của dự án khi bị tác động đồng thời ba biến trên.

Việc xác định được phân phối của từng biến trên là khó thực hiện, nên luận văn giả định cả ba biến đều có phân phối tam giác. Với chi phí đầu tư, so với mơ hình cơ sở, giá trị thấp nhất (min) là giảm 10%, giá trị cao nhất (max) là tăng 70%, giá trị ưa thích (liked) là bằng

mơ hình cơ sở. Với lượt tàu và hàng hóa, so với mơ hình cơ sở, giá trị min là giảm 15%, giá trị max là tăng 5% và giá trị liked bằng mơ hình cơ sở. Với giá phí từng loại hình dịch vụ và từng loại hàng hóa, giá trị min là giá phí dịch vụ được quy định tại năm 2013, giá trị max là 105% giá dịch vụ được điều chỉnh là theo tỷ lệ lạm phát hàng năm, giá trị liked là giá dịch vụ được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát hàng năm.

Kết quả chạy mơ phỏng Monte Carlo theo hình 5.1 cho thấy xác suất để NPV tài chính của dự án có giá trị dương là 46,82%, do đó dự án cũng có rủi ro rất cao khi bị tác động bởi ba yếu tố trên.

Hình 5.1: Kết quả phân tích mơ phỏng Monte Carlo

Tóm lại, dự án cảng Sơn Trà có tính khả thi về mặt tài chính trên quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư. Tuy nhiên, dự án gặp rủi ro khi trả nợ vay trong 3 năm đầu dự án đi vào hoạt động. Dự án cịn gặp rủi ro khi lượng hàng hóa thơng qua cảng bị giảm 3% so với mơ hình cơ sở, hoặc mức giá phí dịch vụ bị điều chỉnh tăng chậm trễ hơn mơ hình cơ sở.

5.5. Phân tích phân phối

Đối với dự án này, luận văn thực hiện phân tích phân phối dựa trên quan điểm giữ nguyên cảng cũ hoặc xây dựng cảng mới. Ngoại tác là phần chênh lệch giữa NPV của ngân lưu kinh tế và NPV của ngân lưu tài chính thực (chỉ tính cho lượng hàng hóa tăng thêm) khi chiết khấu theo chi phí cơ hội của nền kinh tế có giá trị 856.495,57 triệu đồng, đây là ngoại tác tích cực của dự án. Ngoại tác này phân phối cho các đối tượng bao gồm ngân sách thành phố, chủ tàu, chủ hàng, cảng Đà Nẵng, người lao động và phần cịn lại của nền kinh tế.

Theo kết quả tính tốn được trình bày theo bảng 5.11, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án là ngân sách thành phố với giá trị 830.416,73 triệu đồng, nhờ tiền từ khoảng đất cảng cũ có giá trị kinh tế là 783.669,42 triệu đồng, khoảng tiền thu được từ thuế VAT và thuế TNDN đối với lượng hàng hóa tăng thêm là 46.747,31 triệu đồng. Chủ tàu được hưởng lợi từ tiết kiệm chi phí bến đậu tại cảng, có giá trị là 15.954,53 triệu đồng. Người lao động được hưởng lợi từ dự án là 42.225,96 triệu đồng. Cảng Đà Nẵng bị thiệt hại một khoảng là 30.970,16 triệu đồng, do cảng phải mất khoản tiền đầu tư dự án. Chủ hàng, mặc dù được hưởng lợi từ tiết kiệm thời gian hàng hóa ở cảng nhưng bị thiệt do khoảng cách vận chuyển hàng hóa từ cảng Sơn Trà đến các nơi tiêu thụ xa hơn cảng cũ 5 km, tổng thiệt hại của chủ hàng là không đáng kể, 757,17 triệu đồng. Lãi tiền gởi tiết kiệm là phần chuyển giao giữa các đối tượng trong nền kinh tế.

Do vậy, UBND thành phố nên hỗ trợ cho cảng Đà Nẵng để cảng có khoản kinh phí thực hiện cơng tác di dời khu bến Sông Hàn. Hơn nữa, chủ hàng hóa bị thiệt hại một phần nhỏ do khoảng cách vận chuyển từ cảng đến nơi tiêu thụ tăng lên, do đó, chủ tàu có thể chuyển một phần lợi ích có được cho chủ hàng.

40

Bảng 5.11: Phân tích phân phối (triệu đồng)

Ngoại tác Ngân sách C ủ tàu C ủ àng Cảng Lao động P ần còn lại

Ngân lưu vào 920.998,80 823.071,32 15.954,53 82.347,27 0,00 0,00 -374,32

+ Doanh thu tăng thêm 39.401,90 39.401,90 0,00

+ Lãi tiền gởi không kỳ hạn -374,32 -374,32

+ Lợi ích tiết kiệm thời gian đối với chủ tàu 15.954,53 15.954,53

+ Lợi ích tiết kiệm thời gian đối với chủ hàng 82.347,27 82.347,27 - Lợi ích kinh tế của đất cảng cũ 783.669,42 783.669,42

Ngân lưu ra 64.503,23 -7.345,41 0,00 83.104,44 30.970,16 -42.225,96 0,00

- Chi phí hoạt động 31.139,52 31.139,52

- Thay đổi vốn lưu động -169,36 -169,36

- Thuế TNDN -7.345,41 -7.345,41

- Chi phí đầu tư ban đầu -42.225,96 -42.225,96

- Chi phí tái đầu tư MMTB 0,00

- Chi phí kinh tế do tăng khoảng cách vận

chuyển 83.104,44 83.104,44

Một phần của tài liệu Thẩm định tính khả thi của việc di dời cảng sông hàn ra sơn trà (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w