VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng dệt may xuất khẩu của việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 39)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

1. VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC

1.1 Hồn thiện cơ chế chính sách về xuất khẩu dệt may

Mở cửa thị trƣờng dịch vụ, cho phép sự tham gia một cách mạnh mẽ hơn nữa của các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam nhƣ dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải đa phƣơng thức, dịch vụ giao nhận, kho vận...; từng bƣớc xố bỏ tình trạng độc quyền trong kinh doanh ở một số lĩnh vực dịch vụ nhƣ bƣu chính viễn thông, điện, kinh doanh cảng biển... để nâng cao hiệu quả hoạt động trong những lĩnh vực này và từ đó giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời giúp các doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu giao hàng nhanh chóng, bảo đảm hợp đồng.

Xây dựng và thực hiện chƣơng trình hiện đại hố và cải cách thủ tục hải quan, lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu để phấn đấu đến năm 2010 giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu của Việt Nam xuống đạt mức trung bình của khu vực ASEAN thơng qua việc tăng cƣờng áp dụng các biện pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa...

Sớm triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân hàng với một số thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam hiện cịn đang gặp khó khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán nhƣ Nga và các nƣớc Trung Đông, châu Phi; để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thanh tốn.

Có chính sách để thúc đẩy sự hình thành các trung tâm cung ứng ngun - phụ liệu, đóng vai trị là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nƣớc, đặc biệt là trong lĩnh vực nhƣ sản xuất hàng dệt may nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời và với chi phí thấp hơn. Điều đó, giúp nâng cao giá trị của hàng dệt may xuất khẩu đồng thời đáp ứng u cầu của một số thị trƣờng khó tính về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa trong việc giảm thuế nhập khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.

Về chính sách tỷ giá, trƣớc mắt, cần thực hiện công tác điều hành tỷ giá theo hƣớng bảo đảm giữ ổn định tỷ giá, trong trƣờng hợp cần thiết điều chỉnh thì chỉ điều chỉnh tỷ giá ở biên độ nhỏ và có thể theo hƣớng giảm giá đồng tiền Việt Nam.

1.2 Tổ chức tốt công tác xúc tiến thƣơng mại

Tổ chức hoạt động xúc tiến thƣơng mại để xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam theo phƣơng châm “chất lƣợng, nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội” thông qua việc: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, ISO 14000, SA 8000; Tham gia các cuộc triển lãm hội chợ quốc tế; Xác định cấp tiêu chuẩn sản phẩm trên cơ sở tiêu chuẩn của các thị trƣờng chính. Qua đó, xác định cơ cấu mặt hàng và định hƣớng cho các doanh nghiệp.

Tập trung các hoạt động xúc tiến thƣơng mại của Nhà nƣớc vào tổ chức các chƣơng trình lớn nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, đặc biệt là tới các thị trƣờng nhập khẩu lớn nhƣ: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Canada, thị trƣờng nhập khẩu có nhiều tiềm năng đối với hàng hoá của Việt Nam nhƣ: Nga, châu Đại Dƣơng, châu Phi thông qua các kênh truyền thông lớn của quốc tế nhƣ CNN, BBC, The Economist... Sử dụng nguồn tài chính trƣớc đây dành cho thƣởng xuất khẩu và hỗ trợ lãi suất tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc nay theo cam kết trong WTO không đƣợc phép sử dụng để bổ sung kinh phí cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhằm mở rộng phạm vi hoạt động xúc tiến thƣơng mại và nâng cao khả năng hỗ trợ từ phía nhà nƣớc trong công tác xúc tiến thƣơng mại.

Đổi mới phƣơng thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quĩ Ngoại giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của Quĩ này trong hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu theo hƣớng chuyển giao việc quản lý Quĩ này từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Công Thƣơng (trƣớc là Bộ Thƣơng mại), tránh tình trạng ngƣời làm cơng tác xúc tiến thƣơng mại trực tiếp là các tham tán thƣơng mại thƣờng phải bị động nhƣ hiện nay. Trên cơ sở đó, hàng năm Bộ Cơng Thƣơng sẽ giao nhiệm vụ cho các cơ quan thƣơng vụ của Việt Nam ở nƣớc ngồi xây dựng chƣơng trình xúc tiến xuất khẩu vào thị trƣờng sở tại và báo cáo Đại sứ thơng qua chƣơng trình này trƣớc khi báo cáo Bộ Thƣơng mại để tổng hợp, phân bổ kinh phí chung cho các thị trƣờng theo từng năm.

1.3 Tăng cƣờng công tác dự báo thị trƣờng, nhận biết và ứng phó với các chính sách bảo hộ mậu dịch và rào cản phi thuế quan trên thị trƣờng nƣớc ngoài

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may vẫn chƣa thực sự chú trọng vào công tác dự báo thị trƣờng, mà chỉ trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nƣớc. Do vậy, Chính phủ cần có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dự báo thị trƣờng. Mặt khác, hƣớng dẫn, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả công tác này ở các doanh nghiệp

Hàng dệt may là mặt hàng rất nhạy cảm, kể cả ở các nƣớc phát triển ngƣời ta vẫn phải chú trọng phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may. Nguyên nhân là vì ngành cơng nghiệp này sử dụng rất nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ, cho nên nó giải quyết đƣợc rất nhiều việc làm cho ngƣời lao động, giúp Chính phủ các nƣớc giảm bớt đƣợc nhiều gánh nặng. Do vậy, Chính phủ các nƣớc ln có xu hƣớng bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may, ngay cả trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Họ sử dụng các chính sách bảo hộ mậu dịch và đặc biệt là các rào cản phi thuế quan nhƣ: quy định về xuất xứ và nhãn hiệu hàng dệt may, quy định về bao bì, đóng gói, trách nhiệm xã hội và tiêu chuẩn lao động, qui định về môi trƣờng, qui định tiết kiệm... Chính phủ phải có giải pháp giúp các doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu nhận biết và ứng phó kịp thời trƣớc những rào cản này. Tránh tình trạng bị phía nƣớc sở tại kiện hay áp dụng các biện pháp kiếm chế do vi phạm quy định của họ. Bản thân Chính phủ cần liên tục đàm phán nhằm đạt kết quả là nƣớc sở tại sẽ bỏ áp đặt các biện pháp đƣợc coi là “phịng vệ chính đáng” với hàng dệt may nƣớc ta.

1.4 Thành lập các Trung tâm đào tạo chuyên ngành dệt may

Nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam yếu cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Số lƣợng cơng nhân có tay nghề cao thiếu trầm trọng, nhân lực cho các khâu của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may cũng chƣa thực sự đủ tầm. Thành lập Trung tâm đào tạo chuyên ngành dệt may nhằm đào tạo các chuyên viên cao cấp về: Thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng, tiếp thị hàng hoá, tổ trƣởng - chuyền trƣởng, quản lý chất lƣợng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu. Những chuyên viên cao cấp này sẽ có đủ khả năng giúp dệt may Việt Nam nâng cao giá trị và chiếm lĩnh các thị trƣờng. Nâng cao hiệu quả đào tạo kể cả thuê các chuyên gia nƣớc ngoài, để đáp ứng nhu cầu

tăng vọt về cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong thời gian tới. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng các nhà thiết kế mẫu theo hƣớng mở các lớp tập huấn, mời các chuyên gia trong và ngoài nƣớc giảng dạy và gửi đi đào tạo chính quy ở nƣớc ngồi để có các nhà thiết kế mẫu chun nghiệp có đủ trình độ, năng lực đáp ứng cho nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu. Chú trọng đào tạo theo hƣớng tiêu chuẩn hóa các thao tác để nâng cao kỹ năng và hiệu suất sử dụng thiết bị của công nhân, để cơng nhân may Việt Nam có trình độ và năng suất lao động ngang tầm với các nƣớc trong khu vực

Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chƣơng trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lƣợng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động nhƣ lĩnh vực sản xuất hàng dệt may. Theo đó, ngồi u cầu đẩy mạnh xã hội hố việc dạy nghề, hàng năm Nhà nƣớc cần cân đối một nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ sử dụng cụ thể. Hồn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nƣớc trong lĩnh vực lao động và việc làm nhằm tăng cƣờng chăm lo, bảo vệ lợi ích cho ngƣời lao động, nâng cao mức thu nhập và điều kiện sống cho ngƣời lao động.

1.5 Tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ phát triển các Cụm công nghiệp Dệt may

Trƣớc mắt, nên đầu tƣ trọng điểm cho ngành dệt để có những dây chuyền thiết bị với công nghệ sản xuất hiện đại, tạo ra sản phẩm hồn chỉnh có chất lƣợng tốt, giá thành hạ, đủ khả năng cạnh tranh, cung cấp cho ngành may. Phấn đấu đến năm 2010, ngành dệt có thể cung cấp 60-70% nguyên liệu cho ngành may, chủ động đƣợc nguyên, phụ liệu, mà cụ thể là đẩy mạnh chƣơng trình tăng tốc của ngành theo QĐ 55 của Thủ tƣớng Chính phủ. Đối với thiết bị sản xuất, biện pháp trƣớc mắt là ngành dệt may Việt Nam phải làm tốt công tác nhập khẩu thiết bị phụ tùng sản xuất trong ngành, đặc biệt là công tác kiểm định hàng nhập khẩu, thẩm định chất lƣợng cơng nghệ để có thể nhập đƣợc những thiết bị phù hợp với yêu cầu của cơng cuộc đổi mới trong ngành tránh tình trạng biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ của thế giới. Đối với nguồn nguyên phụ liệu, hiện nay, phần lớn nguyên, phụ liệu

cho ngành dệt may Việt Nam nhƣ: bông, tơ, sợi tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm... vẫn phải nhập khẩu. Điều này là khơng thỏa đáng. Việt Nam có

điều kiện khí hậu thuận lợi nên hồn tồn có thể phát triển vùng nguyên liệu bông. Để làm đƣợc điều này, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ ngƣời trồng bơng, góp phần đảm bảo ngành dệt phát triển. Cụ thể, đầu tƣ để giải quyết vấn đề khoa học kỹ thuật nhƣ xác định mùa vụ thích hợp, tạo đƣợc các giống lai có năng suất cao, phẩm chất tốt đƣa vào sản xuất, xây dựng phƣơng thức tổ chức sản xuất; làm dịch vụ kỹ thuật đầu tƣ vật tƣ, bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ để ngƣời nông dân an tâm sản xuất; xây dựng các cơ sở chế biến bông tại các vùng trồng bông với công nghệ hiện đại, đáp ứng công suất chế biến, nâng cao chất lƣợng bơng xơ.

Ngồi ra, nên đầu tƣ xây dựng một số nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp, sản xuất hóa chất, thuốc nhuộm, chất phụ trợ nhằm thay thế một phần nguyên, phụ liệu đang phải nhập khẩu để phục vụ ngành dệt may Việt Nam. Trong khi còn phải nhập khẩu nguyên liệu nhƣ hiện nay, để chủ động, cần thành lập các kho ngoại quan để các nhà cung cấp nguyên liệu nƣớc ngồi dự trữ hàng có thể cung cấp kịp thời nguyên liệu sản xuất cho các doanh nghiệp may khi ký kết đƣợc hợp đồng sản xuất, bảo đảm tiến độ giao hàng. Đồng thời, cần xây dựng trung tâm nguyên, phụ liệu ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chủ động về nguồn nguyên, vật liệu, đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp may trong cả nƣớc. Các dự án đầu tƣ này cần đƣợc nghiên cứu, quy hoạch một cách tổng thể trong sự phát triển chung của các ngành công nghiệp khác, của nơng thơn và miền núi và hồn thiện áp dụng các luật về môi trƣờng sinh thái.

Nguyên liệu cho ngành may là sản phẩm của ngành dệt, "may là lối ra cho dệt''. Với mục tiêu phát triển toàn ngành, ngành dệt Việt Nam phải tăng cƣờng đầu tƣ sản xuất để đuổi kịp ngành may. Chúng ta phải tập trung đầu tƣ nhằm thay thế hết các loại máy dệt thoi cổ điển. Bên cạnh đó, cần tập trung vào lĩnh vực sản phẩm dệt kim đang đƣợc ƣu chuộng. Ngành dệt may Việt Nam cũng phải chú ý đến phát triển ngành in hoa, nhuộm và hồn tất, vì đây là cơng đoạn khó làm chủ nhất và quyết định nhiều nhất đến chất lƣợng và ngoại quan của vải.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng dệt may xuất khẩu của việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)