CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2. 22 Cơ sở lý thuyết
4.3.1 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến khơng phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến- tổng hiệu chỉnh (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0,60 trở lên.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 24): “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo đo lường là tốt, từ gần 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)”.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 350-351):“Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này
không thực sự như vậy. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (Alpha> 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (redundancy)”.
Trong nghiên cứu này, ngoài việc khảo sát định tính để xác định các thành phần của các thang đo tính kiên định và thang đo kết quả công việc, tác giả cũng tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ với 20 mẫu khảo sát, bao gồm 10 nhân viên ngân hàng trong nước và 10 nhân viên ngân hàng nước ngoài để tiến hành hiệu chỉnh thang đo trước khi nghiên cứu chính thức. Kết quả Cronbach’s Alpha sơ bộ đối với các thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép. Kết quả Cronbach’s Alpha đối với nghiên cứu chính thức cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép, do đó tất cả các thang đo đều được sử dụng trong các bước phân tích EFA và hồi quy tiếp theo.
Dưới đây là kết quả kiểm định của các thang đo Bảng 4.2 Kết quả Cronbach alpha các thang đo
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến – tổng Alpha nếu loại biến tổng Tính kiên định α =.815 KD1 7.4980 2.259 .677 .735 KD2 7.8988 2.360 .651 .762 KD3 7.6883 2.150 .673 .740 Động cơ làm việc α =.802 DC1 11.8664 4.246 .530 .791 DC2 12.3603 3.809 .640 .740
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến – tổng Alpha nếu loại biến tổng DC3 12.4777 3.795 .588 .767 DC4 12.4130 3.552 .710 .704
Nhu cầu tồn tại α =.796
TT1 6.5830 2.773 .552 .818
TT2 6.3522 2.481 .747 .602
TT3 5.9393 2.887 .631 .733
Nhu cầu sở hữu α =.730
SH1 7.2713 2.459 .481 .723
SH2 7.8178 2.036 .523 .690
SH3 7.3563 2.092 .673 .504
Nhu cầu kiến thức α =.865
KT1 7.2429 2.461 .725 .826
KT2 7.2065 2.368 .803 .754
KT3 7.4049 2.559 .702 .846
Kết quả công việc α =.837
KQ1 11.3158 4.282 .602 .822 KQ2 11.7004 4.016 .624 .814 KQ3 11.5466 3.598 .769 .746 KQ4 11.4818 4.015 .685 .787 Nguồn: tác giả 48
Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả kiểm định hệ số cronbach alpha.
STT Thang đo Biến
quan sát
Hệ số Cronbach alpha
Đánh giá
1 Tính kiên định 3 0.815 Đạt yêu cầu
2 Động cơ làm việc 4 0.802 Đạt yêu cầu
3 Nhu cầu tồn tại 3 0.796 Đạt yêu cầu
4 Nhu cầu sở hữu 3 0.730 Đạt yêu cầu
5 Nhu cầu kiến thức 3 0.865 Đạt yêu cầu
6 Kết quả công việc 4 0.837 Đạt yêu cầu
Nguồn: tác giả
Kết quả phân tích trên cho thấy, tất cả thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy của thang đo. Riêng đối với trường hợp thang đo động cơ làm việc, nhu cầu kiến thức và kết quả cơng việc là có độ tin cậy tốt, cịn các thang đo cịn lại có độ tin cậy tương đối tốt. Tương quan biến với tổng tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu, hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất thuộc biến quan sát SH1 (thuộc thang đo nhu cầu sở hữu) với hệ số tương quan là 0.481, trong khi đó hệ số tương quan đạt u cầu là trên 0.3. Vì vậy có thể nói tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy, nên các biến quan sát thuộc các thang đo này được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.