Nguồn: tác giả
Và các giả thuyết cho mơ hình như sau:
- H1: Tính kiên định có ảnh hưởng có ý nghĩa tới động cơ làm việc - H2: Tính kiên định có ảnh hưởng có ý nghĩa tới kết quả cơng việc - H3a: Tính kiên định có ảnh hưởng có ý nghĩa tới nhu cầu tồn tại. - H3b: Tính kiên định có ảnh hưởng có ý nghĩa tới nhu cầu sở hữu - H3c: Tính kiên định có ảnh hưởng có ý nghĩa tới nhu cầu kiến thức - H4a: Động cơ làm việc có ảnh hưởng có ý nghĩa tới nhu cầu tồn tại. - H4b: Động cơ làm việc có ảnh hưởng có ý nghĩa tới nhu cầu sở hữu.
- H4c: Động cơ làm việc có ảnh hưởng có ý nghĩa tới nhu cầu kiến thức - H5a: Nhu cầu tồn tại có ảnh hưởng có ý nghĩa tới kết quả cơng việc. - H5b: Nhu cầu sở hữu có ảnh hưởng có ý nghĩa tới kết quả công việc. - H5c: Nhu cầu kiến thức có ảnh hưởng có ý nghĩa tới kết quả cơng việc
2.5 Tóm tắt
Chương 2 trình bày các cơ sở lý luận về tính kiên định, động cơ làm việc, chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc của nhân viên ngân hàng. Mơ hình lý thuyết cơ bản cùng với các giả thuyết về các mối quan hệ trong mơ hình được xây dựng. Cụ thể có 11 giả thuyết được đưa ra để kiểm định. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình lý thuyết.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết và đề nghị một mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết. Chương 3 này sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để đánh giá các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết và kỳ vọng nghiên cứu đề ra. Chương này gồm hai phần chính. Phần đầu giới thiệu về quy trình nghiên cứu. Phần thứ hai trình bày thang đo lường các khái niệm nghiên cứu.
3.2 2 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành thơng qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bản phỏng vấn, và (2) nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, ước lượng và kiểm định mơ hình nghiên cứu đề nghị.
Quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình 3.1
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng. Các nghiên cứu sơ bộ này được thực hiện tại Tp.Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng bảng câu hỏi và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với nhân viên ngân hàng trong nước và nhân viên ngân hàng nước ngồi tại TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng Bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ lần 1 và dàn bài để phỏng vấn sâu chuyên gia (xem Phụ lục 2).
Nghiên cứu định tính sơ bộ đối với nhân viên ngân hàng được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu một số các chuyên gia (bao gồm các nhân viên ngân
hàng) được thực hiện với mục đích điều chỉnh và bổ sung thang đo tính kiên định và kết quả công việc cho phù hợp với đặc thù của ngành ngân hàng.
Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 5 nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và 5 nhân viên ngân hàng ANZ Việt Nam.
Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu, tác giả hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi, xây dựng Bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ 2 và dùng bảng câu hỏi này để tiến hành khảo sát thử. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp 20 nhân viên, bao gồm 10 nhân viên ngân hàng trong nước và 10 nhân viên ngân hàng nước ngồi thơng qua bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai phần chính: (1) Phần I – Đánh giá tính kiên định, và kết quả cơng việc (2) Phần II – Thông tin của người được phỏng vấn (nhân viên ngân hàng) Thông tin thu thập được từ nghiên cứu định lượng này dùng để sàng lọc các biến quan sát (biến đo lường) dùng để đo lường các khái niệm thành phần tính kiên định và kết quả cơng việc. Phương pháp độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng ở bước này.
Kết quả của bước này là tác giả xây dựng được Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức (xem Phụ lục 3) dùng cho nghiên cứu chính thức.
3.2.2 Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu chính thức này cũng được tiến hành tại Tp.Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định lại các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo tính kiên định & kết quả cơng việc, và kiểm định mơ hình lý thuyết.
3.2.2.1 Mẫu nghiên cứu:
- Đối tượng khảo sát là các nhân viên ngân hàng trong nước và nhân viên ngân hàng nước ngồi tại TP. Hồ Chí Minh.
- Nhân viên ngân hàng được chọn để khảo sát bao gồm các nhân viên văn phòng làm việc tại các bộ phận kế tốn, hành chính, tín dụng, giao dịch, thẩm định, … tại Hội sở, các Chi nhánh và các Phòng giao dịch tại các ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
- Theo Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lường là 5:1, nghĩa là cần ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát, tốt nhất là tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lường đạt từ 10:1 trở lên.
- Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức:
n > = 8p + 50
Trong đó: n: cỡ mẫu
p: số biến độc lập của mơ hình
Trong bảng điều tra ban đầu có 20 biến quan sát nên tối thiểu cần có mẫu n = 210. Kích thước mẫu dự kiến cho nghiên cứu này là 250.
Trên cơ sở này, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 125 nhân viên ngân hàng trong nước và 125 nhân viên ngân hàng nước ngoài. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát, thơng qua hình thức phát bảng câu hỏi trực tiếp và sử dụng công cụ khảo sát trực tuyến.
Phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để đánh giá thang đo. Phương pháp phân tích mơ hình hồi quy bội thơng qua phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu.
3.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu từ người tiêu dùng, các bản phỏng vấn được xem xét và loại đi những bản phỏng vấn không đạt yêu cầu, mã hóa, nhập liệu, và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
Tiếp theo là thực hiện phân tích dữ liệu bằng các công cụ như thống kê mô tả, bảng tần số, phương pháp như kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui.
3.2.3 ui trình nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu được trình bày trong Hình 3.1 38
Bản phỏng vấn sơ bộ 1
Nghiên cứu định tính
(phỏng vấn sâu, n = 10)
Bản phỏng vấn sơ bộ 2
Bản phỏng vấn chính thức
Nghiên cứu định lượng (phỏng vấn trực tiếp, n = 250) Phỏng vấn nhân viên ngân hàng Mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu Thực hiện các kỹ thuật phân tích: thống kê mơ tả, Cronbach alpha, EFA, hồi qui…
- - -