Tuyển người là đãi cát tìm vàng. Thay vì tuyển được ai thì dùng người đó lâu dài,
chúng ta tuyển 10 người sau 6 tháng chọn lấy 5 người để sử dụng. Tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc, loại bỏ những người khơng phù hợp thì sự thành công sẽ tự đến. Việc loại ra những người không phù hợp không chỉ tốt cho VIETTEL mà còn tốt cho cá nhân những người ra đi, vì họ sẽ tìm được Công ty khác phù hợp hơn để phát triển. Một người phù
hợp khơng cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ, họ sẽ tự cảm thấy thôi thúc bởi động lực bên trong phải đạt kết quả tốt nhất và đóng góp một phần tạo nên Cơng ty. Người phù hợp là người phù hợp với văn hố VIETTEL, tính cách, tinh thần làm việc VIETTEL, là người có khả năng suy luận, có các tiềm năng, có tinh thần quyết tâm hồn thành mục tiêu, phù hợp về các giá trị sống của VIETTEL, cịn về trình độ học vấn, kỹ năng, kiến thức chun mơn hay kinh nghiệm làm việc thì có thể tích luỹ được, có thể đào tạo được. Những người phù hợp thì dễ đồn kết hơn. Việc áp dụng chính sách cho ra 5% là cách để chúng ta chọn lọc những người phù hợp cùng nhau xây dựng VIETTEL.
Luân chuyển cán bộ. Khi chiến lược kinh doanh thay đổi thì phải có sự thay đổi, phải có
sự luân chuyển cán bộ. Luân chuyển cán bộ là để đào tạo và phát hiện cán bộ, luân chuyển cũng là để tìm ra người thích hợp vào vị trí thích hợp. Luân chuyển là tạo không gian mới cho cá nhân sáng tạo, làm mới mình và để phát hiện những khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân. Luân chuyển là cũng để làm tốt hơn các mối quan hệ chiều ngang và chiều dọc. Chúng ta thực hiện luân chuyển theo cả chiều ngang liên tỉnh, giữa các phòng ban, và chiều dọc từ Tập đoàn xuống và từ đơn vị lên Tập đoàn. Luân chuyển, nhất là luân chuyển từ cơ sở lên cũng là một phương pháp đào tạo. Việc luân chuyển ở VIETTEL không phải là nghĩa vụ mà là văn hố làm việc. Thơng qua luân chuyển đã có rất nhiều cán bộ trưởng thành, trở thành lực lượng lãnh đạo quan trọng. Người tài có ở khắp mọi nơi. Nếu khơng tạo cơ hội để mọi người bộc lộ hết khả năng thì người tài sẽ không xuất hiện.
Không ai là số 0: Người làm ở Viettel, dù ít hay nhiều, dù ở vị trí nào, cơng việc nào cũng đều là viên gạch quan trọng để xây dựng Ngôi nhà chung Viettel. Ai đã đến Viettel, đã đi qua Viettel, dù là Tổng Giám đốc hay anh lái xe, dù là kỹ sư hay tạp vụ thì cũng góp phần đặt một viên gạch xây dựng nên Viettel.
Tâm và tố chất quan trọng hơn bằng cấp: Sẽ khơng có việc gì khó nếu người làm có
tâm với cơng việc ấy. Trong cuộc sống và cả trong công việc nữa, sẽ có vơ vàn những việc khó, những việc chưa từng làm. Với những người có tâm, họ sẽ có cách để vượt qua, để tìm ra hướng đi cho mình. Ngồi ra, bằng cấp chưa phản ánh hết năng lực hoặc đam mê của một cá nhân đối với lĩnh vực nào đó. Bởi vậy, nếu chỉ dựa trên bằng cấp có thể sẽ sắp xếp một người vào một
cơng việc mà bản thân họ khơng thích. Một khi đã khơng thích thì khơng thể sáng tạo và nỗ lực hết mình. Vì thế ở Viettel, bằng cấp chỉ là một trong các nhân tố.
5. Process
Quản trị Marketing cần hội đủ tính sáng tạo và tính ngun tắc và kết hợp rất tốt vai trị cá nhân
cũng như hệ thống và quy trình quản trị (Process). Nhóm 2 yếu tố People & Process chính là yếu tố bên trong công ty, yếu tố nội tại. Đây là nhóm chiến lược thể hiện tinh thần cơ bản của quản trị hiện đại có thể ví đây như là “phần chìm của một tảng băng”. Là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc hoạch định, thực thi và quản lý các chiến lược của doanh nghiệp hướng đến xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng và các bên hữu quan.
Viettel sẽ ứng dụng 100% CNTT trong quản lý điều hành :
Nắm bắt được tầm quan trọng của CNTT và cũng là nhu cầu khách quan bắt buộc. Công ty luôn luôn chú trọng đầu tư, phát triển và triển khai có hiệu quả hoạt động ứng dụng CNTT. Viettel đã nhận thức rõ công tác ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh là yếu tố sống còn đối với một DN. Việc triển khai ứng dụng hiệu quả CNTT trong quản lý điều hành hoạt động SXKD sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp DN nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu, vị trí và uy tín của DN trên thị trường. Từ nhận thức này, từ cuối năm 2006 đến nay, Viettel đã chú trọng, tập trung đầu tư cho CNTT với tiêu chí ứng dụng tồn diện CNTT vào điều hành quản lý sản xuất kinh doanh.
Phát triển phần mềm ứng dụng CNTT :
Tháng 3/2011, Viettel chính thức ký quyết định điều chuyển Trung tâm Phần mềm thuộc Công ty Viễn thông Viettel trở thành một đơn vị trực thuộc Tập đoàn, tiến tới sẽ trở thành một công ty.
Theo quyết định này, đơn vị mới có tên gọi Trung tâm Phần mềm Viettel là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tập đồn, có tài khoản, con dấu riêng và thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Sản phẩm được định hướng chủ yếu là những giải pháp chiến lược trên thị trường viễn thông như: Phần mềm kinh doanh viễn thông, phần mềm quản lý mạng viễn thông, phần mềm quản lý doanh nghiệp, giải pháp viễn thông và giá trị gia tăng, thương mại điện tử, phần mềm chính phủ điện tử…Trung tâm Phần mềm Viettel là đơn vị chịu trách nhiệm đáp ứng nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành quản lý của Tập đoàn ngay tại Việt Nam và cả các thị trường quốc tế trong năm 2011 - 2012. Trong quá trình hoạt động, Trung tâm xây dựng đội ngũ kinh doanh, chủ động tìm kiếm khách hàng và nắm bắt xu hướng thị trường. Dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ doanh thu từ khách hàng ngoài Viettel sẽ lớn hơn 50%.
Một ví dụ điển hình là: Phần mềm “quản lý công văn, công việc và chấm điểm nhân viên” của tổng công ty đoạt giải thưởng Sao Khuê 2007. Công ty đã tự tạo ra quy trình quản trị của riêng mình dựa trên nền tảng CNTT tiên tiến. Làm hệ thống quản trị và làm nền tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân hay nói đúng hơn là “minh bạch hóa” vai trò và phạm vi trách nhiệm của từng người để cá nhân thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong một tập thể quản trị. Kết hợp với các biện pháp kích thích sáng tạo và mở rộng các tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng việc. Điều này vừa giúp cá nhân nắm rõ và nỗ lực hồn thành cơng việc của mình, lại vừa khơng tạo nên sự gị bó, kích thích sáng tạo khơng ngừng.
Phát triển nguồn nhân lực CNTT.
Nhận định năm 2010 về nhân lực CNTT của Viettel : Nhân lực công nghệ thông tin của Viettel: 5 năm tăng 52 lần.
Năm năm qua, Viettel đã xây dựng mội đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin đủ về số lượng,
mạnh về chất lượng, đa dạng về chuyên môn.
Vừa qua, Viettel đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác công nghệ thông tin 5 năm (2006- 2010) và chiến lược phát triển công nghệ thông tin trong 5 năm 2010-2015.
Năm năm qua, Viettel đã xây dựng mội đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đa dạng về chuyên môn. Đến hết tháng 5/2010, Viettel đã có gần 1.200
CBCNV đảm nhiệm công việc về công nghệ thông tin (tăng gấp 52 lần so với năm 2006). Viettel đã có một bộ máy ngành dọc chuyên trách phụ trách phát triển ứng dụng và triển khai các dự án công nghệ thơng tin từ Tập đồn đến cơng ty, chi nhánh Viettel tỉnh thành phố. Đặc biệt, đã bước đầu chuyển từ thuần túy ứng dụng sang sản xuất CNTT. Trung tâm Phần mềm Viettel với hơn 600 kỹ sư CNTT trình độ cao đã đáp ứng cơ bản nhu cầu ứng dụng CNTT trong nội bộ Viettel. Năm năm qua đặc biệt từ năm 2008 đến nay, Viettel đã tự xây dựng và được đưa vào sử dụng 27 dự án phần mềm. Trong đó có những dự án mang lại giá trị rất lớn như Hệ thống Tính cước và Chăm sóc khách hàng (BCCS) với giá trị thương mại khoảng 200 triệu USD; phần mềm tài chính; phần mềm tích hợp đầu tư, kho tàng, tài sản; Văn phòng điện tử Viettel (V-Office); phần mềm quản lý xe…
Trong giai đoạn 2010-2015 Viettel định hướng phát triển công nghệ thông tin thành một ngành kinh doanh có doanh thu, chiếm từ 5-10% vào năm 2015 và tham gia phát triển các ứng dụng cho Chính phủ điện tử, mở rộng lĩnh vực sang thương mại điện tử, mạng xã hội…
Nhìn chung bộ máy vân hành của Công ty Viettel đã được sử dụng hiệu quả trong nhiều năm, nhưng trong tình hình thực tế cách thức tổ chức mơ hình kinh doanh sản xuất cần phải được cải tiến kịp thời để theo kịp với tốc độ phát triển thị trường.