III .Một số kết luận rút ra từ thực trạng trên
1. Điểm mạnh, điểm yếu của ngành dịch vụ logistics của Việt Nam
cùng với thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics ở một số doanh nghiệp tiêu biểu có thể rút ra những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của ngành dịch vụ logistics của Việt Nam như sau:
1.1. Những điểm mạnh
- Số lượng các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam là khá lớn và thuộc mọi thành phần kinh tế. Một khi có sự nhận thức đúng đắn và có được kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ logistics thì ngành dịch vụ này của nước ta sẽ nhanh chóng phát triển và có khả năng chiếm thị phần lớn trên thị trường nội địa.
- Có sự am hiểu về địa lý Việt Nam, cũng như các điều kiện tự nhiên, hệ thống sông ngịi, đường xá...vì thế có khả năng kết hợp, chọn lựa các phương tiện vận chuyển hợp lý và nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí.
- Có sự dẫn dắt của một số đầu tàu lớn trong ngành như: Hiệp hội giao nhận kho vận VIFFAS, Tổng công ty hàng hải Việt Nam VINALINES, Hội chủ tàu Việt Nam...cung cấp các kinh nghiệm, các kiến thức kinh doanh dịch vụ logistics...đồng thời bảo vệ các hội viên trước những tranh chấp, bất đồng trong kinh doanh, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi cho các thành viên khi tham gia kinh doanh dịch vụ logistics quốc tế.
1.2. Những điểm yếu
- Các doanh nghiệp logistics Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn so với nhiều cơng ty nước ngồi vốn có lịch sử phát triển kinh doanh vận tải từ lâu đời như APL có kinh nghiệm trên 100 năm, Maersk có kinh nghiệm gần 100 năm...
- Tầm phủ của các công ty kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam chỉ trong phạm vi nội địa hoặc một vài quốc gia trong khu vực. Trong khi tầm phủ của các cơng ty nước ngồi chẳng hạn APL là gần 100 quốc gia, Maersk là 60 quốc gia...
- Phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ tập trung vào khai thác những mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải cịn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, tại các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, qui mơ doanh nghiệp cịn nhỏ, điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng nhu cầu, đồng vốn và nhân lực ít ỏi, bộ máy doanh nghiệp cịn q đơn giản, tính chun sâu chưa có...
- Nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu, cả nước chưa có trường nào chuyên đào tạo về logistics. Kiến thức mà nhân viên có được là học từ nước ngoài, một số là từ các trường đại học chuyên ngành trong nước với kiến thức ít ỏi và thiếu cập nhật.
- Hạ tầng thơng tin cịn yếu kém. Mặc dù các doanh nghiệp đã có ý thức trong việc áp dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn cịn kém xa so với các cơng ty nước ngồi.
- Các doanh nghiệp trong ngành hầu hết hoạt động rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thậm chí cạnh tranh khơng lành mạnh.