Vấn đề quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở việt nam (Trang 56 - 59)

1 .Tăng cường nhận thức về dịch vụ logistics

4. Vấn đề quản lý của Nhà nước

* Nhà nước cần sớm xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động logistics, ban hành các quy định pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển ngành dịch vụ logistics.

Để có thể phát triển tốt dịch vụ logistics thì sự hỗ trợ về chính sách và pháp luật có vai trị hết sức quan trọng.

+ Các văn bản pháp luật cho hoạt động logistics.

Ở Việt Nam hoạt động của các dịch vụ logistics đã được điều chỉnh bởi luật Thương mại Việt Nam năm 2005 với 8 điều ( từ điều 233 đến điều 240) quy định về dịch vụ logistics. Cần tiếp tục triển khai chi tiết để thực hiện, ra các văn bản hướng dẫn thực hiện các điều khoản trong luật đã quy định. Giải thích và cụ thể hố các nội dung: khái niệm dịch vụ logistics, người kinh doanh dịch vụ logistics, hợp đồng dịch vụ logistics, thời hạn trách nhiệm , cơ sở trách

nhiệm, giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ logistics…để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ logistics.

+ Các văn bản pháp luật cho những lĩnh vực hỗ trợ cho phát triển dịch vụ logistics như: luật về giao thông vận tải, thương mại điện tử, thủ tục hải quan…

Dịch vụ logistics chỉ phát triển hiệu quả trên cơ sở có sự hỗ trợ của luật pháp các lĩnh vực liên quan như luật lệ về giao thong vận tải, thương mại điện tử hay chữ kí điện tử…Vì vậy, để hỗ trợ tốt cho dịch vụ logistics phát triển thì ngồi việc xây dựng và ban hành luật về dịch vụ logistics nhà nước cần ban hành các luật lệ hỗ trợ để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics.

- Nhà nước cần hoàn thiện hơn về luật trong lĩnh vực giao thông vận tải, cụ thể là luật về hàng hải, luật hàng không, luật giao thông đường bộ, luật đường sơng, luật đường sắt …để có một bộ luật khá đầy đủ cho hoạt động vận tải nói chung và phát triển dịch logistics nói riêng. Bên cạnh đó, dịch vụ vận chuyển trong chuỗi dịch vụ logistics không chỉ là vận chuyển trong nội địa mà hơn thế nữa là dịch vụ vận chuyển hàng hố quốc tế. Vì thế, bên cạnh xây dựng và hoàn thiện luật trong nước, Nhà nước cũng cần cung cấp cho các doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ logistics những thông tin cần thiết về luật quốc tế về dịch vụ logistics và các luật hỗ trợ liên quan.

- Về phát triển thương mại điện tử, nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý để hỗ trợ cho thương mại điện tử phát triển nhằm tạo điều kiện phát triển dịch vụ logistics.Hệ thống pháp lý cho thương mại điện tử cần xây dựng trên cơ sở đạo luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế nhằm tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam với Luật Quốc tế, bảo vệ hợp pháp quyền lợi trong các giao dịch điện tử. Về nội dung Luật Thương mại điện tử của Việt Nam, phải thừa nhận tính pháp lý của các giao dịch thương mại điện tử( thông qua hệ thống Internet và hệ thống EDI), chữ kí điện tử và chữ kí số hố, bảo vệ tính pháp lý của các hợp đồng thương mại điện tử, các hình thức , phương tiện thanh tốn điện tử, đối với sở hữu trí tuệ lien quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử, đối với mạng

thông tin, chống tội phạm xâm nhập bằng thu thập tin tức mật, thay đổi các thông tin trên trang web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virut phá hoại một cách bất hợp pháp, thiết lập hệ thống mã nguồn cho tất cả các thơng tin số hố.

- Về thủ tục hải quan.

Để thủ tục hải quan cụ thể là thủ tục thơng quan ngày càng có hiệu quả và góp phần hỗ trợ cho dịch vụ logistics được nhanh chóng và thuận tiện thì bên cạnh việc thực thi các qui định về Luật Hải quan, Nhà nước cũng cần nghiên cứu và ban hành một số chính sách để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong q trình áp dụng luật.Việc phát triển cơng nghệ thông tin, xây dựng căn cứ pháp lý về khai hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan theo qui định của Luật Hải quan là một yêu cầu cấp bách và là khâu đột phá nhằm đảm bảo thủ tục hải quan thơng thống, đơn giản, gọn nhẹ, tránh rườm rà làm hàng hố thơng quan khó khăn và chậm trễ, ảnh hưởng đến hợp đồng giao hàng cũng như chất lượng của dịch vụ logistics. Áp dụng công nghệ thông tin vào thủ tục hải quan sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động, giảm thời gian và chi phí trong việc làm thủ tục, tạo điều kiện cho thơng quan hàng hố. Để thực hiện được mục tiêu này, Nhà nước cần hỗ trợ ngành hải quan xây dựng hệ thống thơng tin máy tính hải quan, đảm bảo cho việc truyền và nhận thông tin từ trung tâm thông tin dữ liệu tổng cục hải quan tới chi cục hải quan, các cơ quan nhà nước, tổ chức có lien quan để phục vụ cho nhu cầu quản lý, điều hành, trao đổi, sử dụng dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá, quản lý thu nộp thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu và yêu cầu hiện đại hoá quản lý hải quan cũng như đảm bảo việc kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức thương mại điện tử. Cải cách hoạt động hải quan trong kiểm tra, giám sát sẽ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động logistics phát triển.

*Tăng cường thể chế quản lý dịch vụ logistics.

Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy việc tăng cường quản lý dịch vụ logistics của nhà nước là hết sức cần thiết, góp phần tích cực cho dịch vụ logistics phát triển. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công

thương… phối hợp thành lập uỷ ban quốc gia về dịch vụ logistics hoặc giao nhiệm vụ cho một vụ hay cục quản lý về dịch vụ logistics , nói khác đi là phải có một cơ quan quản lý dịch vụ logistics. Cơ quan quản lý sẽ chịu trách nhiệm:

- Hoạch định chính sách và đề xuất các biện pháp phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

- Đề xuất việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho dịch vụ logistics. - Nghiên cứu và đề xuất các qui định pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics cũng như các vấn đề giao dịch trong dịch vụ logistics.

- Nghiên cứu và đề xuất ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là thương mại điện tử và công nghệ truyền dữ liệu áp dụng trong hoạt động logistics.

- Xét đăng ký và cấp phép cho người kinh doanh dịch vụ logistics.

- Giúp đỡ và hỗ trợ việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.

- Phối hợp với các tổ chức trong khu vực và thế giới trong việc phát triển dịch vụ logistics.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)