Phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở việt nam (Trang 49 - 50)

Để đạt được các mục tiêu đề ra ở trên, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đề ra một số phương hướng nhằm phát triển ngành như sau:

- Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng logistics và một hệ thống các văn bản pháp luật phù hợp điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến logistics và dịch vụ logistics, tạo môi trường thuận lợi cho sự hoạt động và phát triển các dịch vụ logistics.

- Hình thành những tổng cơng ty, cơng ty mạnh đủ thế và lực hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics. Đối với một số đại gia trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam như: Vinafco, Sotrans, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng cơng ty hàng hải Việt Nam Vinalines...thì cần tiếp tục duy trì và hồn thiện các dịch vụ logistics mà mình đang cung ứng cho khách hàng đồng thời mở rộng đa dạng hố các loại hình dịch vụ logistics nhằm hướng tới cung ứng cho khách hàng chuỗi dịch vụ logistics trọn gói.

- Định hướng liên doanh, liên kết trong ngành kinh doanh dịch vụ logistics. Đối với các công ty kinh doanh dịch vụ logistics vừa và nhỏ có kinh nghiệm trong kinh doanh dịch vụ logistics nhưng chưa có đủ thế và lực cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics trọn gói thì cần liên kết lại với nhau, chun mơn hố theo mặt mạnh của mỗi công ty.

- Đầu tư phát triển các dịch vụ logistics nội địa, liên doanh, liên kết với các cơng ty logistics nước ngồi, dần mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam cung cấp toàn bộ dịch vụ logistics nội địa; tiếp thu cơng nghệ kĩ thuật, trình độ quản lý , kinh nghiệm... khi đủ lớn mạnh về thế và lực có thể vươn ra cung cấp logistics tồn cầu. Cụ thể là trước hết doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nội địa sẽ liên kết với các cơng ty logistics nước ngồi để tiếp nhận cơng nghệ, tích luỹ kinh nghiệm, tích luỹ vốn. Sau đó sẽ phát triển kinh doanh dịch vụ logistics một cách độc lập.

- Phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics theo hướng chính quy, chuyên nghiệp.

- Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng.

III.Một số giải pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, logistics là một trong 12 ngành dịch vụ mà Việt Nam mở cửa. Cơ hội cho ngành dịch vụ logistics của Việt Nam rất nhiều nhưng thách thức lại còn nhiều hơn. Qua q trình phát triển, có thể thấy ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam bên cạnh những điểm mạnh thì cũng bộc lộ rất nhiều những điểm yếu cần phải khắc phục trong thời gian tới để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp logistics nước ngồi hiện đang có mặt tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp sắp vào Việt Nam khi Việt Nam mở cửa ngành này theo cam kết gia nhập WTO.

Để phát triển hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ logistics ở Việt Nam trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)